Phụ nữ đi đánh giày cũng bị "gạ tình"

Jolie

Member
[h=2]Những năm gần đây, nhiều chị em bỏ quê lên phố, gia nhập "đội quân" đánh giày. Hình ảnh các “kiều nữ” lang thang trên từng con phố đã không còn xa lạ.[/h]
danh-giay.jpg

Cô Ba rong ruổi trên từng con phố để tìm khách đánh giày
Bước chân lang thang trên từng con phố
Hình ảnh những người phụ nữ từ độ tuổi 15 - 50 với những chiếc làn trên tay rong ruổi khắp các nẻo đường, tuyến phố ở Thủ đô Hà Nội đã không còn xa lạ với nhiều người. Tại các khu vực như bến xe Kim Mã, đường Nguyễn Thái Học, vườn hoa Hàng Đậu, phố Quán Thánh, đường Phan Đình Phùng hay dọc đường Nguyễn Phong Sắc... chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ làm nghề đánh giày để mưu sinh.
Quàng trên tay là cái túi xách đã cũ hay một cái làn nhỏ đầy đủ đồ nghề đánh giày từ xi, giẻ lau, bàn chải, nước xà phòng... cùng với một vài đôi dép lê, những người phụ nữ này ngày ngày vẫn thường lui tới các quán cà phê, quán nước vỉa hè hay các hàng ăn uống để kiếm khách đánh giày. Bởi tại đây, khách tới rất đông nên họ dễ dàng tìm được khách để phục vụ.
Bác Ngải (55 tuổi) chủ một quán nước trên đường Nguyễn Phong Sắc cho biết: Ngày nào cũng có rất nhiều người làm nghề đánh giày tới quán nước của bác, đàn ông, đàn bà đều có. Ban đầu khi nhìn thấy những người đánh giày là phụ nữ, bác cũng hết sức ngạc nhiên nhưng giờ thì quen rồi. Họ thường qua đây vào tầm 8h sáng, buổi trưa và cuối giờ chiều. Họ gạ gẫm, mời mọc khách uống nước ở quán đánh giày. Khi nào không có khách, họ lại tranh thủ ngồi uống chén nước rồi tiếp tục đi kiếm khách.
Bán hàng ở đây từ 6h sáng cho tới gần 7h tối, bác cũng có nhiều dịp ngồi trò chuyện với những người phụ nữ này. Bác Ngải cho biết, những người phụ nữ làm nghề đánh giày đa phần đều có hoàn cảnh đặc biệt nên mới phải ngày ngày lăn lộn, bon chen ngoài đường để kiếm sống. Họ chủ yếu đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, có độ tuổi từ 15 - 30 và thường đi theo nhóm 2, 3 người. Theo quan sát của bác, phụ nữ làm nghề này dễ dàng kiếm được khách hơn so với đồng nghiệp là nam giới. Họ làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, giá cả vừa phải, thường từ 8.000 - 10.000 đồng/đôi, nhiều khi bác còn thấy những người khách cho họ thêm tiền.
Nói về "đội quân" đánh giày đặc biệt này, anh Nguyễn Đức Long (28 tuổi, Hà Nội) cho biết: Công ty anh làm việc ở gần đây nên ngày nào anh cũng ra quán nước của bác Ngải làm một chầu trà đá. Nhiều lần anh bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ mời khách đánh giày. Ban đầu, anh cũng rất ngạc nhiên và tò mò nhưng sau mấy lần để họ đánh giày cho mình anh cũng đã quen dần.
Theo nhận xét của anh Long, những phụ nữ này thường rất kiệm lời và luôn lặng lẽ làm việc. Nhiều khi trong lúc ngồi chờ họ đánh giày, anh và mấy người bạn đồng nghiệp cũng hỏi chuyện cho vui đại khái như: "Sao em còn trẻ như thế này mà lại đi làm nghề đánh giày vậy?" hay hỏi thăm quê quán, tuối tác... Tuy nhiên, họ cũng chỉ ngẩng đầu lên và cười trừ rồi lặng lẽ cúi xuống miệt mài với công việc của mình.
1001 ngã rẽ vào "nghề"
Gặp cô Ba (48 tuổi, quê Lạng Sơn) với chiếc làn nào xi, nào dép, nào nước - những đồ nghề đánh giày ở một quán nước gần bến xe Kim Mã (Hà Nội), vừa làm việc cô vừa chia sẻ với chúng tôi về công việc của mình: Cô làm công việc này cũng lâu lắm rồi. Hàng ngày, cô phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị đồ nghề. Khu vực cô hay lui tới là các quán cà phê, quán ăn ở phố Quán Thánh gần vườn hoa Hàng Đậu. Hôm nay vì kiếm được ít khách nên cô phải tới đây tìm khách.
Cô cũng cho biết thêm, những người làm công việc này thường phân chia địa bàn, khu vực với nhau, như vậy sẽ có nhiều khách quen hơn... Số lượng các quán hàng ở những khu vực này rất đông, khách tới nhiều nên cô cũng dề dàng kiếm việc hơn. Vì nhiều tuổi nên cô rất ngại phải di chuyển. Hơn nữa, cô còn bị bệnh đau khớp nên hôm nào phải đi lại nhiều là tối hôm đó về kiểu gì cô cũng bị đau tưởng chừng không thể đi nổi. Bởi vậy, ngoài dáng vẻ gầy gò, làn da đen sạm, vẻ mặt cô Ba lúc nào cũng nhăn nhó, khắc khổ ai trông cũng thấy thảm thương. Nhiều lúc ngồi đánh giày cho khách xong, phải mất một lúc sau cô mới đứng dậy và bước đi được.
Bệnh tật là thế nhưng một ngày làm việc của cô cũng kéo dài từ 6h30’ cho tới 9h tối. Cô Ba chia sẻ thêm: Trước khi đến với nghề đánh giày, cô cũng đã từng đi giúp việc cho một gia đình ở quận Cầu Giấy. Nhưng vì công việc quá vất vả, bà chủ thỉnh thoảng lại dùng những lời lẽ thô tục mắng chửi, cô không chịu đựng được, đành bỏ công việc ngang chừng. Trong thời gian còn làm giúp việc, hôm nào cô cũng đi chợ và bắt gặp nhiều người đi đánh giày là phụ nữ. Công việc tuy có vất vả vì phải rong ruổi trên khắp các con đường, tuyến phố, song thu nhập cũng tương đối ổn định. Bởi thế, sau khi không làm giúp việc nữa cô đã chuyển sang làm nghề này cho tới tận bây giờ.
"Làm cái nghề này cũng vất vả lắm. Mỗi ngày rong ruổi hàng chục cây số nhưng được cái tự do, mình muốn làm thì làm, không phụ thuộc vào ai. Đó là lý do mà tôi bỏ nghề giúp việc để đi đánh giày", cô Ba cho biết.
nhinudanhgiaycambaynoiviahegocphocadcdajpg1353377587.jpg

Hiểm họa luôn rình rập những phận đời mưu sinh (Ảnh minh họa)
Không giống cô Ba, Hồng (22 tuổi, quê Thanh Hóa) đã có thâm niên làm nghề đánh giày được gần 3 năm. Mặc dù tuổi của cô vẫn còn trẻ nhưng nhìn khuôn mặt đen sạm, lấm tấm tàn nhang không ai nghĩ rằng cô gái này mới 22 tuổi. Vì phải bon chen, vật lộn với đời từ sớm để kiếm miếng cơm manh áo, trông Hồng không khác gì gái 30 tuổi. Khi tiếp xúc, trò chuyện, chúng tôi thấy sự già dặn, từng trải trong con người Hồng càng bộc lộ rõ hơn qua lời ăn tiếng nói.
Hồng chia sẻ: Cô ra Hà Nội từ năm 19 tuổi, trước khi làm nghề này Hồng đã từng đi làm mát xa cho một quán cà phê tẩm quất ở thị trấn Bần - Yên Nhân - Hưng Yên. Khu vực này còn được mệnh danh là "phố Hồng Kông", bởi ở đây dọc hai bên đường quốc lộ 5 có hàng chục quán cà phê tẩm quất mọc san sát nhau, hoạt động công khai. Ngày nào cũng có mấy cô ăn mặc mát mẻ ngồi trước quán để thu hút khách đi đường vào quán dừng chân. Hồng cũng là một trong những cô gái như vậy và chỉ chưa đầy nửa tháng làm việc tại đây, Hồng đã đánh mất bản thân mình. Nói tới đây Hồng rơm rớm nước mắt, xót xa, ân hận vì đã mắc một sai lầm không thể nào gột sạch trong cuộc đời của mình.
Làm ở đó một thời gian, không chịu được cảnh ngày đêm tiếp khách, rồi bị chủ đánh đập mỗi lần không vừa ý, Hồng quyết định bỏ trốn. Nhục nhã, mệt mỏi, Hồng được một người bạn rủ lên Tuyên Quang làm việc. Tưởng thoát khỏi phận tủi nhục, nhưng không ngờ "công việc" trên Tuyên Quang lại cũng chính là làm ở một nhà nghỉ trá hình, ngày tiếp khách hàng chục lượt. Sau một thời gian, Hồng trốn ra khỏi "động" trở về Hà Nội và được mấy chị cùng quê đang làm ăn ở Hà Nội cho gia nhập "đội quân" đánh giày.
Hồng cho biết thêm, tuy công việc hiện tại của cô phải di chuyển nhiều nhưng cũng không quá vất vả. Mỗi ngày, cô cũng kiếm được 70 - 90.000 đồng, nhiều hôm gặp khách sộp thương tình cho thêm cũng kiếm được hơn 100.000 đồng. Ngoài số tiền dùng để trả nhà trọ và chi tiêu hàng ngày, cô cũng dành dụm được một khoản tiền gửi về phụ giúp gia đình.
Tiếp xúc và trò chuyện với những người phụ nữ đánh giày, chúng tôi cũng đã phần nào hiểu được hoàn cảnh và những cạm bẫy mà họ phải vượt qua. Để rồi càng thấy cảm thông và thật khâm phục bản lĩnh, nghị lực của họ dù trong quá khứ họ đã có nhiều lỗi lầm. Mỗi người phụ nữ làm công việc này có một số phận khác nhau nhưng đều có điểm chung là vô cùng đáng thương.
Đánh giày cũng... bị gạ tình
Trong "nghề" đánh giày của mình, Hồng đã không ít lần gặp phải những "tai nạn" mà nhiều khi nghĩ lại cô còn rợn tóc gáy. "Dạo mới vào nghề, em chưa quen "thổ" nên lang thang khắp các ngõ ngách, phố phường xem có ai cần đánh giày không. Hôm đấy đang đi ở khu vực đường Bưởi (Cống Vị - Ba Đình - Hà Nội) thì có một người đàn ông trung niên gọi em vào đánh giày. Lúc đó, em mới từ Tuyên Quang xuống nên da dẻ vẫn còn trắng trẻo chứ chưa đen sạm như bây giờ. Sau khi đánh giày xong, ông ta đưa cho em 50 nghìn đồng và bảo không cần thối lại. Đang mừng vì tưởng gặp được người đàng hoàng, ai ngờ ông ấy cầm lấy tay em rồi kéo vào người, đòi vồ lấy em và bảo: "Chiều anh đi anh cho thêm tiền". Biết gặp phải "dê xồm" nên em cố vùng chạy ra khỏi cổng mà không dám ngoái nhìn lại. Sau hôm đó, em nghỉ làm 3 ngày vì sợ", Hồng bùi ngùi kể lại.







Check to compare
[h=2]LG 47LM7600 47" 3D LCD TV[/h]Product rating:
5_0stars.gif

(2 reviews)

$1799 - $2066.85
(3 stores)
Check to compare
[h=2]Samsung UN19D4003BD 19" LCD TV[/h]Product rating:
5_0stars.gif

(1 review)

$159.99 - $198.95
(7 stores)
Check to compare
[h=2]Panasonic TC-P50ST50 50" 3D Plasma TV[/h]Product rating:
5_0stars.gif

(1 review)

$1081.99 - $1400.85
(6 stores)
s.gif
Check to compare
[h=2]Samsung UN40EH6000F 40" LED TV/HD Combo[/h]Product rating:
5_0stars.gif

(1 review)

$547.99 - $699
(3 stores)
Check to compare
[h=2]Panasonic TC-L37E5 36" LED TV/HD Combo[/h]Product rating:
5_0stars.gif

(1 review)

$569 - $682.99
(3 stores)
Check to compare
[h=2]Samsung UN60D8000 60" 3D LED TV[/h]Product rating:
5_0stars.gif

(1 review)

$3299.88
(1 store)
 
Back
Top