Tin cho hay cảnh sát liên bang Australia (AFP) vừa có hai vụ bắt và tạm giữ phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines tại phi trường Sydney. Bản tin đăng trên báo Nhân dân hôm thứ Năm trích nguồn Vietnam Airlines nói ngày 31/05 vừa qua, phi hành đoàn gồm 13 người trên chuyến bay VN782 từ Sydney đi TP Hồ Chí Minh đã bị AFP giữ lại tại khu vực hải quan sân bay.
Những người này đã bị phỏng vấn và tạm giữ hộ chiếu “để đến ngày 18/06 sẽ đưa ra tòa xét xử”.
Không rõ những người này đã được thả hay chưa.
Tiếp đó, ngày 16/06, cũng phi hành đoàn của chuyến bay VN782 lần này gồm 14 người, lại bị giữ và thẩm vấn khi đang làm thủ tục tại sân bay Sydney.
Bản tin trên báo viết: “Hai lái chính và 10 tiếp viên sau đó được phép ra tàu làm nhiệm vụ, còn một lái chính và một tiếp viên tiếp tục bị kiểm tra và phỏng vấn từ 8:45 giờ sáng đến 13 giờ chiều cùng ngày mới được thả và trả lại hộ chiếu mà không được giải thích lý do tạm giữ”.
Đài BBC đã liên lạc với ông Lê Hoàng Dũng, người phát ngôn của Vietnam Airlines. Tuy nhiên ông Dũng từ chối cung cấp thông tin với lý do nội vụ “đang được tìm hiểu, làm rõ, chưa có chi tiết”.
Ông Dũng cũng nói cơ quan của ông “chưa có thông cáo nào cho báo chí” và không rõ báo Nhân dân lấy nguồn từ đâu.
Trong khi đó, bản tin của báo trong nước viết rằng Văn phòng chi nhánh Vietnam Airlines tại Sydney cùng cơ quan ngoại giao đã đề nghị nhà chức trách Úc hợp tác và cung cấp các thông tin liên quan nhưng “không nhận được bất cứ thông tin và trả lời cụ thể nào”.
“Vietnam Airlines cho rằng, việc tiến hành khám xét, tạm giữ thành viên tổ bay của Vietnam Airlines khi không thông báo cho đại diện Vietnam Airlines tại Sydney là sai luật có hệ thống, gây uy hiếp an toàn bay (do thiếu tổ bay) và cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vietnam Airlines tại Australia.”
Nghi ngờ buôn lậu
Báo Nhân dân nói Vietnam Airlines đã yêu cầu các cán bộ Văn phòng chi nhánh tại Sydney hợp tác với nhà chức trách và cơ quan điều tra trong quá trình điều tra xác minh vụ việc, đồng thời cũng hứa sẽ kiên quyết xử lý, không bao che, dung túng đối với các cá nhân vi phạm nếu quả thực họ đã vi phạm pháp luật nước sở tại.
Phi hành đoàn của Vietnam Airlines đã một số lần gặp rắc rối với nhà chức trách Australia.
Hồi tháng Tư 2008, phi công Lại Quốc Việt đã bị cảnh sát Úc bắt giữ vì đã đem lậu 3,4 triệu Úc kim từ Australia về Việt Nam trong hai năm 2005 và 2006. Ông Việt bị ủy ban đặc nhiệm chống tội phạm Úc bắt giữ và thẩm vấn trong đêm rồi bị khởi tố vì liên quan tới 40 vụ rửa tiền.
Thông tin từ nhật báo Sydney Morning Herald nói ông bị cáo buộc đã dùng tư cách phi công để mang tiền trót lọt qua các cửa kiểm tra; tính ra trong hai năm 2005 và 2006 có đến 17 lần nhận tiền từ các nơi có đông người Việt sinh sống là Footscray và Cabramatta.
Tháng 12/2009, ông đã phải ra tòa cùng sáu nghi can gốc Việt khác trong vụ mà báo chí Úc gọi là xét xử đường dây rửa tiền thuộc loại “lớn nhất từ trước tới nay”.
Ông bị án tù 9 năm rưỡi, phải thi hành án ít nhất 7 năm vì tội rửa tiền, số tiền liên quan lên tới 5,1 triệu đôla Úc.
Trước đó, hồi tháng 8/2007, một phi công khác của Vietnam Airlines cũng bị bắt giữ về tội chuyển 6.5 triệu đôla tiền mặt ra khỏi nước Úc. Ông Trần Văn Đăng bị phạt tù 4 năm rưỡi vì đã chuyển trái phép tổng cộng hơn sáu triệu rưởi đôla từ Úc sang Việt Nam trong 18 lần.
Ông Đăng nhận tiền ở Sydney rồi sau đó mang trở lại Việt Nam nhằm tránh bị đánh thuế và phí chuyển tiền ngân hàng. Ông bị bắt tại sân bay Sydney năm 2006 với hơn 500 nghìn đôla Úc trong hành lý xách tay.
Ngoài tội phạm rửa tiền, phi công của Vietnam Airlines từng gặp rắc rối với cảnh sát Nhật vì vận chuyển các hàng do một tổ chức người Việt Nam đánh cắp tại Nhật để bán cho các khách hàng tại Việt Nam.
Không chỉ phi công, một số tiếp viên của hãng Hàng không Việt Nam cũng bị hải quan nước ngoài tạm giữ vì các nghi vấn buôn lậu.
Năm ngoái ba tiếp viên Vietnam Airlines (hai nam, một nữ) trên chuyến bay VN 937 khởi hành từ Seoul về Hà Nội rạng sáng 12/11 đã bị hải quan Hàn Quốc tạm giữ tại sân bay Incheon vì phát hiện 20 lượng kim loại quý (có khả năng là vàng) nghi là hàng lậu mang về VN được giấu trong hành lý.
Theo tin từ BBC
Những người này đã bị phỏng vấn và tạm giữ hộ chiếu “để đến ngày 18/06 sẽ đưa ra tòa xét xử”.
Không rõ những người này đã được thả hay chưa.
Tiếp đó, ngày 16/06, cũng phi hành đoàn của chuyến bay VN782 lần này gồm 14 người, lại bị giữ và thẩm vấn khi đang làm thủ tục tại sân bay Sydney.
Bản tin trên báo viết: “Hai lái chính và 10 tiếp viên sau đó được phép ra tàu làm nhiệm vụ, còn một lái chính và một tiếp viên tiếp tục bị kiểm tra và phỏng vấn từ 8:45 giờ sáng đến 13 giờ chiều cùng ngày mới được thả và trả lại hộ chiếu mà không được giải thích lý do tạm giữ”.
Đài BBC đã liên lạc với ông Lê Hoàng Dũng, người phát ngôn của Vietnam Airlines. Tuy nhiên ông Dũng từ chối cung cấp thông tin với lý do nội vụ “đang được tìm hiểu, làm rõ, chưa có chi tiết”.
Ông Dũng cũng nói cơ quan của ông “chưa có thông cáo nào cho báo chí” và không rõ báo Nhân dân lấy nguồn từ đâu.
Trong khi đó, bản tin của báo trong nước viết rằng Văn phòng chi nhánh Vietnam Airlines tại Sydney cùng cơ quan ngoại giao đã đề nghị nhà chức trách Úc hợp tác và cung cấp các thông tin liên quan nhưng “không nhận được bất cứ thông tin và trả lời cụ thể nào”.
“Vietnam Airlines cho rằng, việc tiến hành khám xét, tạm giữ thành viên tổ bay của Vietnam Airlines khi không thông báo cho đại diện Vietnam Airlines tại Sydney là sai luật có hệ thống, gây uy hiếp an toàn bay (do thiếu tổ bay) và cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vietnam Airlines tại Australia.”
Nghi ngờ buôn lậu
Báo Nhân dân nói Vietnam Airlines đã yêu cầu các cán bộ Văn phòng chi nhánh tại Sydney hợp tác với nhà chức trách và cơ quan điều tra trong quá trình điều tra xác minh vụ việc, đồng thời cũng hứa sẽ kiên quyết xử lý, không bao che, dung túng đối với các cá nhân vi phạm nếu quả thực họ đã vi phạm pháp luật nước sở tại.
Phi hành đoàn của Vietnam Airlines đã một số lần gặp rắc rối với nhà chức trách Australia.
Hồi tháng Tư 2008, phi công Lại Quốc Việt đã bị cảnh sát Úc bắt giữ vì đã đem lậu 3,4 triệu Úc kim từ Australia về Việt Nam trong hai năm 2005 và 2006. Ông Việt bị ủy ban đặc nhiệm chống tội phạm Úc bắt giữ và thẩm vấn trong đêm rồi bị khởi tố vì liên quan tới 40 vụ rửa tiền.
Thông tin từ nhật báo Sydney Morning Herald nói ông bị cáo buộc đã dùng tư cách phi công để mang tiền trót lọt qua các cửa kiểm tra; tính ra trong hai năm 2005 và 2006 có đến 17 lần nhận tiền từ các nơi có đông người Việt sinh sống là Footscray và Cabramatta.
Tháng 12/2009, ông đã phải ra tòa cùng sáu nghi can gốc Việt khác trong vụ mà báo chí Úc gọi là xét xử đường dây rửa tiền thuộc loại “lớn nhất từ trước tới nay”.
Ông bị án tù 9 năm rưỡi, phải thi hành án ít nhất 7 năm vì tội rửa tiền, số tiền liên quan lên tới 5,1 triệu đôla Úc.
Trước đó, hồi tháng 8/2007, một phi công khác của Vietnam Airlines cũng bị bắt giữ về tội chuyển 6.5 triệu đôla tiền mặt ra khỏi nước Úc. Ông Trần Văn Đăng bị phạt tù 4 năm rưỡi vì đã chuyển trái phép tổng cộng hơn sáu triệu rưởi đôla từ Úc sang Việt Nam trong 18 lần.
Ông Đăng nhận tiền ở Sydney rồi sau đó mang trở lại Việt Nam nhằm tránh bị đánh thuế và phí chuyển tiền ngân hàng. Ông bị bắt tại sân bay Sydney năm 2006 với hơn 500 nghìn đôla Úc trong hành lý xách tay.
Ngoài tội phạm rửa tiền, phi công của Vietnam Airlines từng gặp rắc rối với cảnh sát Nhật vì vận chuyển các hàng do một tổ chức người Việt Nam đánh cắp tại Nhật để bán cho các khách hàng tại Việt Nam.
Không chỉ phi công, một số tiếp viên của hãng Hàng không Việt Nam cũng bị hải quan nước ngoài tạm giữ vì các nghi vấn buôn lậu.
Năm ngoái ba tiếp viên Vietnam Airlines (hai nam, một nữ) trên chuyến bay VN 937 khởi hành từ Seoul về Hà Nội rạng sáng 12/11 đã bị hải quan Hàn Quốc tạm giữ tại sân bay Incheon vì phát hiện 20 lượng kim loại quý (có khả năng là vàng) nghi là hàng lậu mang về VN được giấu trong hành lý.
Theo tin từ BBC