T
T$
Guest
Ông Marvic Leonen, người đứng đầu ủy ban hòa bình của Philippines tham gia cuộc thương thuyết với Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro, cho biết rằng ủy ban của ông đang xem xét những khía cạnh của “giao ước toàn diện” mà nhóm nổi dậy này đã trình bày hồi gần đây như một đề nghị để chấm dứt vụ xung đột.
Ông Leonen nói: "Đó không phải là tuyên ngôn độc lập. Tôi muốn ra sức giải quyết vấn đề đó. Văn kiện này đề nghị dành quyền công dân Philippines với thân phận Bangsamoro. Tôi muốn ra sức giải quyết vấn đề đó. Đó không phải là tất cả những phần đất vốn là một phần của đòi hỏi có tính chất* lịch sử mà nhiều người trong giới trí thức của họ đã tuyên bố. Vì vậy tôi muốn tìm cách giải quyết vấn đề này."
Bangsamoro là tên gọi chung cho 13 nhóm sắc tộc của những người Hồi giáo, tập trung ở miền nam của Philippines, một nước mà đại đa số dân chúng là người theo đạo Công giáo. Nhiều nhóm trong số các nhóm Hồi giáo này đã chiến đấu trong gần 40 năm nay để đòi thành lập một quốc gia riêng.
Trong khuôn khổ của nỗ lực vãn hồi hòa đàm, Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro đã từ bỏ những đòi hỏi về quyền sở hữu đối với một số khu vực ở miền nam.
Tuy nhiên, trong cuộc tiếp xúc với các nhà báo nước ngoài hôm thứ tư, ông Leonen nói rằng những đòi hỏi về đất đai của phe Hồi giáo không phát xuất từ những sự khác biệt về tôn giáo:
Ông Leonen nói tiếp: "Đây không phải vấn đề Hồi giáo với Cơ đốc giáo, mà là vấn đề Bangsamoro. Bangsa ở đây là một dân tộc và Moro ở đây là một thân phận hay căn cước được hình thành bởi những gì đã xảy ra trong lịch sử; và trong lịch sử đó những người này rõ ràng là những người bị áp bức dưới thời thực dân."
Ông Leonen nói rằng điều đó khiến cho vấn đề mang nhiều tính chất bản sắc dân tộc. Philippines nằm dưới sự cai trị của Tây Ban Nha trong hơn 300 năm và người Tây Ban Nha dùng chữ Moro để gọi những người Moor theo đạo Hồi. Đảo quốc vùng Đông Nam Á này trở thành một thuộc địa của Hoa Kỳ vào năm 1898 và được độc lập vào năm 1946.
Ông Leonen nói thêm: "Thách thức trước mắt là chúng ta có sẵn sàng để công nhận thân phận Bangsamoro với quyền công dân Philippines hay không?"
Ông Leonen nói thêm rằng ông sẽ yêu cầu Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro giải thích rõ ràng hơn về việc họ định nghĩa Bangsamoro như thế nào tại cuộc hòa đàm sắp tới, được ấn định là ngày 29 tháng 3. Đó là cuộc hội nghị hòa bình thứ 21 trong vòng 40 năm giữa đôi bên.
Trong cuộc đàm phán hồi tháng trước, đôi bên đồng ý duy trì một toán nhân viên quốc tế để theo dõi việc thực thi một cuộc ngưng bắn trong lúc tiếp tục thương thuyết. Trong khuôn khổ của lệnh ngưng bắn này, Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro tái khẳng định quyết tâm theo đuổi tiến trình hòa bình và sự mong muốn về việc “gia tăng sự tin tưởng của quốc tế và các cộng đồng địa phương.”
Trong khi đó, chính phủ Philippines đang lo ngại về mối rủi ro là một nhóm trong Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro, do ông Ameril Umbra Kato cầm đầu, có thể sẽ tách ra khỏi mặt trận này.
Tháng trước, Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro xác nhận là nhóm Kato tiếp tục là một phần của mặt trận và có trách nhiệm tuân hành lệnh ngưng bắn. Ông Leonen cho hay nhóm Kato tiếp tục là một mối quan tâm lớn và cảnh sát cùng với quân đội đang chuẩn bị để ứng phó trong trường hợp tình hình thay đổi. Mặc dù vậy, ông Leonen nói thêm rằng dựa theo thông tin của quân đội, nhóm Kato không phải là một yếu tố có thể gây gián đoạn cho tiến trình hòa bình.
Cuộc chiến đấu giành quyền tự quyết ở Philippines đã cướp đi sinh mạng của hơn 120.000 người.
Ông Leonen nói: "Đó không phải là tuyên ngôn độc lập. Tôi muốn ra sức giải quyết vấn đề đó. Văn kiện này đề nghị dành quyền công dân Philippines với thân phận Bangsamoro. Tôi muốn ra sức giải quyết vấn đề đó. Đó không phải là tất cả những phần đất vốn là một phần của đòi hỏi có tính chất* lịch sử mà nhiều người trong giới trí thức của họ đã tuyên bố. Vì vậy tôi muốn tìm cách giải quyết vấn đề này."
Bangsamoro là tên gọi chung cho 13 nhóm sắc tộc của những người Hồi giáo, tập trung ở miền nam của Philippines, một nước mà đại đa số dân chúng là người theo đạo Công giáo. Nhiều nhóm trong số các nhóm Hồi giáo này đã chiến đấu trong gần 40 năm nay để đòi thành lập một quốc gia riêng.
Trong khuôn khổ của nỗ lực vãn hồi hòa đàm, Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro đã từ bỏ những đòi hỏi về quyền sở hữu đối với một số khu vực ở miền nam.
Tuy nhiên, trong cuộc tiếp xúc với các nhà báo nước ngoài hôm thứ tư, ông Leonen nói rằng những đòi hỏi về đất đai của phe Hồi giáo không phát xuất từ những sự khác biệt về tôn giáo:
Ông Leonen nói tiếp: "Đây không phải vấn đề Hồi giáo với Cơ đốc giáo, mà là vấn đề Bangsamoro. Bangsa ở đây là một dân tộc và Moro ở đây là một thân phận hay căn cước được hình thành bởi những gì đã xảy ra trong lịch sử; và trong lịch sử đó những người này rõ ràng là những người bị áp bức dưới thời thực dân."
Ông Leonen nói rằng điều đó khiến cho vấn đề mang nhiều tính chất bản sắc dân tộc. Philippines nằm dưới sự cai trị của Tây Ban Nha trong hơn 300 năm và người Tây Ban Nha dùng chữ Moro để gọi những người Moor theo đạo Hồi. Đảo quốc vùng Đông Nam Á này trở thành một thuộc địa của Hoa Kỳ vào năm 1898 và được độc lập vào năm 1946.
Ông Leonen nói thêm: "Thách thức trước mắt là chúng ta có sẵn sàng để công nhận thân phận Bangsamoro với quyền công dân Philippines hay không?"
Ông Leonen nói thêm rằng ông sẽ yêu cầu Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro giải thích rõ ràng hơn về việc họ định nghĩa Bangsamoro như thế nào tại cuộc hòa đàm sắp tới, được ấn định là ngày 29 tháng 3. Đó là cuộc hội nghị hòa bình thứ 21 trong vòng 40 năm giữa đôi bên.
Trong cuộc đàm phán hồi tháng trước, đôi bên đồng ý duy trì một toán nhân viên quốc tế để theo dõi việc thực thi một cuộc ngưng bắn trong lúc tiếp tục thương thuyết. Trong khuôn khổ của lệnh ngưng bắn này, Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro tái khẳng định quyết tâm theo đuổi tiến trình hòa bình và sự mong muốn về việc “gia tăng sự tin tưởng của quốc tế và các cộng đồng địa phương.”
Trong khi đó, chính phủ Philippines đang lo ngại về mối rủi ro là một nhóm trong Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro, do ông Ameril Umbra Kato cầm đầu, có thể sẽ tách ra khỏi mặt trận này.
Tháng trước, Mặt trận Hồi giáo Giải phóng Moro xác nhận là nhóm Kato tiếp tục là một phần của mặt trận và có trách nhiệm tuân hành lệnh ngưng bắn. Ông Leonen cho hay nhóm Kato tiếp tục là một mối quan tâm lớn và cảnh sát cùng với quân đội đang chuẩn bị để ứng phó trong trường hợp tình hình thay đổi. Mặc dù vậy, ông Leonen nói thêm rằng dựa theo thông tin của quân đội, nhóm Kato không phải là một yếu tố có thể gây gián đoạn cho tiến trình hòa bình.
Cuộc chiến đấu giành quyền tự quyết ở Philippines đã cướp đi sinh mạng của hơn 120.000 người.