Phim của Thu Minh, Kim Hiền mở hàng thảm họa phim Việt

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) - *“Thảm họa phim Việt” … chễm chệ giờ vàngNếu như 2 năm về trước, khán giả Việt phải chứng kiến những thảm* họa như “Có lẽ nào ta yêu nhau” (thường được đọc chệch thành “Có lẽ nào tắt tivi”), “Xin lỗi tình yêu” (đọc thành “Xin lỗi người xem”)… thì năm nay, công chúng được dịp bàn ra tán vào với một thảm* họa mới, khủng khiếp hơn mang tên “Anh chàng vượt thời gian”.

*Hấp dẫn như… kịch cấp phường

Trước khi lên sóng, “Anh chàng vượt thời gian” đã có quá nhiều chiêu PR ồn ào như hai buổi ra mắt hoành tráng, thay toàn bộ diễn viên, kiện cáo…. Và hãng phim thì ung dung gắn cho “Anh chàng vượt thời gian” cái định ngữ “phim giả tưởng cổ trang đầu tiên của Việt Nam” để cho thêm phần thu hút người xem. Thế nhưng xem ra mọi nỗ lực của nhà sản xuất đã đổ sông đổ bể. Chỉ sau 1, 2 tập phim đầu, “Anh chàng vượt thời gian” đã trở thành* “Bộ phim đạt điểm 0” khi phát sóng mà gần như không có khán giả.

Phải nói rằng một vài năm trở lại đây, khán giả Việt rất ưu ái với phim ảnh nước nhà. Bằng chứng là suốt năm 2010 không có lấy một bộ phim giờ vàng đúng chất nhưng người xem vẫn nồng nhiệt ủng hộ. Riêng đến “Anh chàng vượt thời gian” thì ngưỡng chịu đựng của khán giả đã không thể tiếp tục trụ vững. Người xem có cảm giác nhà đài đưa kịch cấp phường lên truyền hình và bắt khán giả gượng gạo gọi cái đó là phim.


Mỗi tập phim dài 45 phút nhưng trong suốt 45 phút, người xem không thu nhận được chi tiết nào ra hồn ngoài mấy câu thoại nhạt thếch của nhân vật kèm những lời “ư hự”, “hức hức" thừa mứa của diễn viên. Nhất là Nhã Phương (đóng quận chúa Thương Thương). Dường như không thêm mấy từ “ư hự”, “hức hức” ấy vào, cô nàng này thấy mình* kém duyên nên cứ phải ra sức tra tấn khán giả bằng những từ vô nghĩa như vậy. Chỉ nghe thôi cũng phát mệt.Rồi trong 45 phút ấy người xem chỉ được quanh quẩn với cái gian phòng chật hẹp chẳng có gì ngoài bàn uống nước và giường ngủ trong phòng hoàng tử hoặc là cái khoảng không tù túng của cung điện chỉ duy nhất có một cái bàn gỗ màu đen. Chỉ nhìn sơ qua cũng đủ biết đạo diễn cũng như nhà sản xuất không cần biết đến cái khái niệm chọn bối cảnh là* thế nào. Bởi thế bối cảnh mới thô sơ đến độ cứ chiếu tới cung điên là máy quay phải bắt ngay vào cái mái cong cong ở một tòa nhà nào đấy để báo hiệu cho khán giả biết “à, đã vào cung vua rồi đấy nhé”. Âu cũng là một trách nhiệm để khán giả khỏi phải ngỡ ngàng đặt câu hỏi “đây là đâu mà tuềnh toàng thế nhỉ?”.

Thôi thì đưa cái câu hỏi “sao bối cảnh tuềnh toàng thế”, 100% nhà sản xuất và đạo diễn sẽ thảm thiết mà kêu khó khăn vì thiếu kinh phí. Thì cứ cho là 10 tỷ đồng làm phim là vẫn ít đi. Tạm bỏ qua cho cái bối cảnh tuềnh toàng ấy đi. Thế lại đặt câu hỏi “sao diễn viên đóng tệ thế?”, không biết đoàn làm phim sẽ trả lời ra sao?

Thì còn thế nào nữa. Là bởi vì nhân vật làm gì có nội tâm. Tất cả ăn thua vào việc diễn viên đọc lời thoại thế nào. Ai có duyên thì đỡ chứ người thiếu duyên thì sẽ ra thảm họa. Mà xem ra lượng diễn viên thiếu duyên chiếm đa phần, từ chuyên nghiệp và kỳ cựu như Huỳnh Anh Tuấn đến nổi tiếng như Kim Hiền, Hứa Vĩ Văn, đến xinh đẹp và duyên dáng như Thủy Hương, hài hước như Don Nguyễn… Tất cả đều trả lời thoại một cách vô hồn. Có vẻ như chỉ có diễn viên tay ngang Thu Minh là có phần cá tính hơn cả trong ánh mắt, bờ môi và lời nói.

Nhưng trách diễn viên thì xem ra lại tội cho họ. Bởi vì kịch bản dở, đạo diễn lại chỉ biết cắt ghép kịch bản thành phim thì có tài năng xuất chúng cũng đành nín thinh mà trả lời thoại cho xong việc.

Nói đến đạo diễn lại có thêm phát hiện thế này. Một trong 2 đạo diễn của “Anh chàng vượt thời gian” chính là đạo diễn của thảm* họa điện ảnh năm 2010 “Em hiền như ma sơ”. Đó là Hoàng Thiên Trụ. Mà nếu ai đã xem “Em hiền như ma sơ” hẳn chẳng có cớ gì phải ngạc nhiên vì sự rời rạc và nhạt nhẽo của “Anh chàng vượt thời gian nữa”. Và khán giả đừng có hy vọng viển vông ở những tập tiếp theo, tình hình sẽ đổi khác. “Anh chàng vượt thời gian” đã làm một thảm họa, điều ấy rồi sẽ trở thành chân lý kéo dài suốt 36 tập phim.

Khán giả bị tra tấn, lỗi thuộc về ai?


Không thể phủ nhận rằng trước khi “Anh chàng vượt thời gian” lên sóng, khán giả khá háo hức với bộ phim này. Thế nhưng những gì họ thu nhận được từ 6 tập phim thật là… kinh khủng. Phải thực sự kiên nhẫn mới có thể ngồi xem hết một tập phim. Và trong suốt 45 phút ấy, cảm giác không phải là thưởng thức nghệ thuật mà là… bị tra tấn.Việc đưa “Anh chàng vượt thời gian” vào giờ vàng của phim Việt buộc người xem phải đứng giữa hai lựa chọn: hoặc là chuyển kênh, hoặc là bị tra tấn bởi thảm* họa. Câu hỏi đặt ra là ai đã đẩy khán giả vào tình thế khó như vậy?

Trước hết, lỗi này thuộc về nhà sản xuất, đạo diễn và cả ekip làm phim. Được biết, bộ phim này khởi quay từ tháng 8/2010 nhưng sau kiện cáo, phải thay toàn bộ diễn viên. Dàn diễn viên mới từ lúc nhận được nhiệm vụ đến lúc hoàn thành bộ phim chỉ vẻn vẹn có hơn 1 tháng trời. 1 tháng cho hơn 30 tập phim là điều không thể với bất kỳ nền điện ảnh nào trên thế giới. Bởi thế, nhìn vào thời gian làm phim cũng đủ để thấy mức độ thiếu nghiêm túc của đơn vị đầu tư. Họ không những vô trách nhiệm khi cho ra một sản phẩm làm ẩu, làm qua loa mà còn ngang nhiên lừa khán giả bằng những chiêu PR và mỹ từ tốt đẹp.

Chịu trách nhiệm trong sai lầm đưa thảm họa “Anh chàng vượt thời gian” lên sóng cũng không thể không kể đến nhà đài. Một trong những khó khăn của nhà đài hiện nay là… bị phụ thuộc khá nhiều vào các đơn vị sản xuất phim. Họ mua sóng của đài để được phát phim họ sản xuất. Với kiểu kinh doanh có lợi như thế, ắt hẳn nhà đài đâu thể chối từ.


Thế nhưng “nhắm mắt đưa chân” thì cũng phải có mức độ. Những sản phẩm như “Có lẽ nào ta yêu nhau”, “Phía cuối cầu vồng” đã là một nhãn tiền cho thấy uy tín của nhà Đài giảm đi đáng kể khi phát sóng những bộ phim vàng non (mà chính ra là đồng non). Việc nhà đài cho duyệt “Anh chàng vượt thời gian” lên sóng là một điều không thể lý giải nổi. Nói như một số người, với kiểu duyệt phim như thế này, nhà đài đang bán rẻ khán giả và danh tiếng của mình.“Kể cả có người trả triệu đô để cho phát sóng cái bộ phim dở hơi này thì nhà đài cũng không nên chấp nhận. Bởi triệu đô hay chục triệu đô cũng không thể mua được danh tiếng và uy tín mà VTV3 đã tạo dựng suốt 15 năm qua” – một khán giả nhận xét.

*Tùng Chi



2sao.net
 
Back
Top