Phim truyền hình: Ngõ lỗ thủng

tvb

Banned
Staff member
Chạm tới những vấn đề khá nhạy cảm của một thời chuyển giao từ bao cấp sang kinh tế thị trường đó là nội dung chính của phim Ngõ lỗ thủng dựa trên hai tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn của nhà văn Trung Trung Đỉnh, biên kịch Đặng Diệu Hương, đạo diễn Trần Quốc Trọng.
IMG_6406.jpg


Ý tưởng ban đầu kết hợp giữa hai tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng Tiễn biệt những ngày buồn là của hai nhà văn Thùy Linh và Phạm Ngọc Tiến. Trên tinh thần giữ nguyên và có sự pha trộn những tình tiết hay nhất của hai cuốn tiểu thuyết, bộ phim Ngõ lỗ thủng đã khắc họa lại một thời kỳ hết sức khốc liệt và khó khăn của đất nước. Ở đó, từ những người lãnh đạo đến những người dân thường cũng hoàn toàn không có một sự chuẩn bị nào về những dự báo sắp tới. Tất cả đã gây cho xã hội một sự xáo trộn, gây cho mọi người một sự hoang mang, mất định hướng. Qua đó, bộ phim cũng đưa ra lời cảnh báo về những lỗ thủng trong xã hội, lỗ thủng trong nhận thức và những lỗ thủng về văn hóa. Ban đầu bộ phim có tên là Tiễn biệt những ngày buồnnhưng cuối cùng được đổi thành Ngõ lỗ thủng.

IMG_6426.jpg



Câu chuyện xảy ra vào những năm 1984 – 1988 tại ở một khu tập thể giữa những người quân nhân chuyển ngành với một số nhà văn, nhà báo. Bên cạnh đó là một mảng đời sống đầy phức tạp của những người dân lao động bình thường nơi xóm liều quanh công viên. Mâu thuẫn và những sự va chạm trong cuộc sống sẽ được sẽ được hiện dần qua tính cách và nhân cách của mỗi nhân vật trong phim.

IMG_6007.jpg


Đạo diễn Trần Quốc Trọng cho biết, để có bối cảnh hoàn chỉnh về một Hà Nội thời bao cấp thì đoàn phải quay ở nhiều địa điểm như Sơn Tây, Nam Định, Yên Bái, Bắc Giang... sau đó cắt ghép cảnh lại với nhau. Chẳng hạn riêng khu ngõ lỗ thủng trong phim thì phải quay đến ba nơi, hoặc bên trong của một ngôi nhà thì quay ở một tỉnh khác nhưng khi nhân vật bước chân ra ngoài thì cánh cửa lại phải sang quay ở một nơi khác. Với đạo diễn, đọng lại nhiều nhất trong quá trình làm phim này phần lớn toàn là kỷ niệm buồn. Một trong những kỷ niệm đó là khi đoàn đã chọn được bối cảnh cho khu tập thể gần như còn nguyên vẹn từ trong tiểu thuyết sắp sẵn, khi đoàn làm phim đặt vấn đề mượn địa điểm trường dạy nghề Hưng Yên để làm bối cảnh thì rất được ủng hộ nhưng đến phút cuối, ông hiệu trưởng lại bất ngờ thay đổi quyết định. Sau này, đoàn phim mới vỡ lẽ vì ngôi trường này chỉ là cơ sở 2 (cơ sở chính rất khang trang nằm ở Sóc Sơn) nên có một khu đất bỏ trống, gần như rất ít sử dụng. Điều này khiến họ lo sợ rằng khi đoàn phim quay ở đây thì trường sẽ bị lộ vì đang sở hữu một quỹ đất thừa khổng lồ và vô tác dụng đó. Họ sợ sẽ bị thu hồi nên nhất định không cho đoàn mượn làm bối cảnh. Sau đó, đoàn phim phải mượn bối cảnh của trường Y - Hà Đông.

IMG_2337.JPG


Vì đây là bộ phim của những năm 80 nên các chi tiết từ đạo cụ tới lời thoại và cung cách của diễn viên đều có sự chuẩn bị và trau chuốt kỹ lưỡng. Đoàn phim đã phải mất nửa tháng trời mới kiếm được những chiếc bát ăn cơm cho phù hợp. Một chi tiết khá thú vị khi đoàn đang quay trên một con phố ở Sơn Tây thì bỗng nhiên có một bà cụ già gọi thất thanh rồi mời mọi người vào nhà. Tất cả còn đang ngơ ngác thì bà cụ mang ra một chồng bát cũ (giống hệt với thời kỳ trong phim) khiến cả đoàn phim như bắt được vàng. Bà bảo "Tôi phải giữ gìn lắm vì con cháu cứ bắt vứt đi. Tôi nghĩ các anh đang cần". Đạo diễn Trần Quốc Trọng được biết tới là một người luôn mạo hiểm với việc chọn diễn viên cho vai diễn, vì bao giờ anh cũng muốn khai thác diễn viên ở những góc mới khác nhau. Trước đây, trong phim Đường đời, đạo diễn đã khai thác diễn viên Trung Hiếu (trong vai Khang) ở một dạng vai phản diện mà không ai nghĩ anh ấy có thể diễn ngọt đến vậy. Còn ở Ngõ lỗ thủng, khán giả tiếp tục gặp lại Trung Hiếu, bên cạnh đó là những diễn viên tên tuổi như Dũng Nhi, Đỗ Kỷ và chắc chắn những nhân vật của họ sẽ đem tới nhiều bất ngờ.
Kim Anh
 
Back
Top