[h=2]Người Chơ Ro có phong tục nếu là người trong cùng một dòng họ thì dù có qua bao nhiêu đời cũng không được phép lấy nhau.[/h]
Vợ chồng già làng Tơ Tơ
Nếu không có chuyến đi xuyên rừng, vào làng của người Chơ Ro (Đồng Nai), chúng tôi không thể biết, nơi này một thời đã có những người từng phải "ở vậy" (không lập gia đình) suốt đời, vì không có ai để lấy.
Khi câu chuyện đến hồi thân mật, già làng Tơ Tơ mới tiết lộ điều này. Gắn liền với nó là câu chuyện dài về những tập tục, quan niệm cổ hủ ăn sâu vào đời sống của đồng bào Chơ Ro từ bao đời.
Hỏi “ăn gì” để... biết dòng họ
Điều đặc biệt trong hôn nhân của người Chơ Ro là họ kiêng kỵ lấy nhau giữa những người cùng dòng họ. Cho đến thời nay, người Chơ Ro vẫn giữ tập tục này. Nếu là người trong cùng một dòng họ thì dù có qua bao nhiêu đời cũng không được phép lấy nhau. Chính vì vậy, kết hôn với người ngoài dòng họ là nguyên tắc bắt buộc đối với nam, nữ Chơ Ro. Quan niệm cùng dòng họ trong suy nghĩ của người Chơ Ro hoàn toàn không giống như người Kinh.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ, để dễ quản lý nhân khẩu, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã đặt họ cho người Chơ Ro bằng những cái tên dễ gọi như họ Thổ, họ Điểu, họ Hồng, họ Văn. Nhưng, họ vốn có từ nhiều đời trước của người Chơ Ro thường mang tên các con vật hoặc nơi mà họ sinh sống. Vậy nên, người Chơ Ro quan niệm theo dòng họ lớn, trải qua nhiều đời có thể mang họ bố, họ mẹ nhưng cùng dòng họ lớn thì không thể cưới nhau.
Ví dụ như, dòng họ Chơ Lưn (dịch ra tiếng Việt là cá sấu), khi trai gái thuộc dòng họ này đến tuổi tìm hiểu nhau, họ sẽ hỏi nhau có ăn thịt cá sấu không? Nếu một trong hai người nói có ăn, thì có nghĩa, họ không cùng dòng họ, có thể tìm hiểu, kết hôn được. Khi, cả hai đều nói là kiêng, thì đôi trai gái này không được tiếp tục mối quan hệ, cho dù, hiện tại mỗi người đều mang một họ khác.
Thanh niên Chơ Ro đến tuổi lập gia đình, được phép tự do lựa chọn người mà mình muốn lấy. Tiêu chuẩn người chồng lý tưởng trong quan niệm của người Chơ Ro là khoẻ mạnh, cần cù, giỏi trồng trọt, săn bắn. Tiêu chuẩn người vợ lý tưởng cũng phải khoẻ mạnh, chăm chỉ, giỏi trồng trọt, giỏi nội trợ, biết đối xử lễ phép với bố mẹ, hàng xóm, họ hàng.
Già làng Tơ Tơ cho biết: "Con trai Chơ Ro chọn vợ là nhìn cái bếp, cái cuốc làm rẫy. Nếu cuốc nhẵn, bóng, chứng tỏ cô gái chăm làm. Xem cái bếp, nếu gọn gàng, sạch sẽ, tức cô gái giỏi nội trợ. Con gái Chơ Ro lấy chồng là nhìn vào cái ná, cái xà gạc, con dao côi của người con trai xem có sắc bóng không để biết họ có chăm chỉ, tài giỏi hay không”.
Người Chơ Ro theo chế độ mẫu hệ, vì vậy sau khi lấy nhau, người con trai sẽ về nhà con gái ở rể, chỉ mang theo cây ná, cái xà gạc và con dao côi từng gắn bó với mình để bắt đầu cuộc sống gia đình lớn, mới. Nếu như người vợ chẳng may qua đời thì người chồng phải trở về nhà mình. Khi trở về cũng sẽ chỉ mang theo những thứ đã mang đến. Con chung để lại nhà vợ. Người Chơ Ro không cho phép vợ chồng bỏ nhau, nhưng nếu một người mất thì người kia được phép lấy người khác. Chỉ có điều, những năm trước đây, khi bộ tộc này còn sống khép kín, lang thang nơi rừng sâu, một người Chơ Ro muốn tìm một người để lấy cũng khó, huống chi là kết hôn lần thứ hai.
Đồng bào Chơ Ro trong một lễ hội truyền thống
"Ở vậy" vì thiếu "đối tác"
Nguyên tắc tối kỵ lấy người cùng dòng họ của người Chơ Ro một thời đã khiến nhiều nam, nữ Chơ Ro điêu đứng, không có người để lấy, cả nam và nữ đều trong trạng thái ế vợ, ế chồng. Bởi khi ấy, bộ tộc mới chỉ là một nhóm người nhỏ sống bên nhau với mấy chục nóc, cùng dòng họ nên không thể lấy nhau. Ở trong chốn rừng sâu, không giao lưu với bên ngoài nên cũng không ai kết hôn với người khác bộ tộc.
Nhắc về quá khứ nhiều năm trước, già làng bồi hồi: "Hồi trước, bộ tộc này có nhiều người phải ở giá suốt đời vì không có ai để lấy. Họ cũng khao khát có gia đình, có vợ chồng để chia sẻ, nhưng tập tục là vậy". Rít một hơi thuốc dài, già làng Tơ Tơ kể cho chúng tôi nghe câu chuyện từ những năm của thập kỷ bốn mươi thế kỷ trước: "Có hai người là anh em bà con xa với nhau, nhưng vì thương yêu nhau quá nên nhất quyết muốn lấy nhau, dù gia đình và mọi người khuyên nhủ thế nào cũng không được.
Vậy nên, người làng trừng phạt họ bằng cách nấu cơm trộn với canh đổ vào máng heo cho hai người ăn, rồi họ khấn vái trời đất đừng đánh họ. Bởi người Chơ Ro quan niệm rằng, cùng dòng họ mà lấy nhau thì cả dòng họ đó sẽ bị trời đánh". Thế nhưng, theo lời kể của già Tơ Tơ, hai vợ chồng này sống với nhau đến già, sức khoẻ yếu rồi chết, chứ không hề bị trời đánh như "niềm tin" cổ hủ của họ. Già làng biện minh cho cái sự không bị trừng phạt của đôi vợ chồng ấy, là do họ đã làm lễ tự trừng phạt và khấn vái xin trời đất, thần linh tha thứ rồi.
Sau đó, vì không cấm cản được tình yêu cũng như vì sự sống cách trở với bên ngoài, thanh niên Chơ Ro không thể đi tìm vợ, tìm chồng ở nơi khác, không thể cứ "ở vậy" mãi được nên làng cũng không cấm cản những trường hợp hai người cùng họ lấy nhau nữa.
Nhưng, sau khi họ lấy nhau, trong dòng họ có người bị ốm hoặc xảy ra biến cố gì thì đôi vợ chồng này bị làng phạt vạ rất nặng. Theo quan niệm của người Chơ Ro, khi dòng họ, gia đình có người bị bệnh, chữa mãi không khỏi, họ cho rằng, điều này là do bị tổ tiên, ông bà, thần thánh quở trách. Thế là, cặp vợ chồng lấy nhau cùng dòng họ sẽ bị lôi ra trị tội và bắt buộc phải chia tay nhau.
Già làng là người chủ trì buổi trừng phạt hôm đó. Họ chọn một bãi đất bằng phẳng, trói hai người lại và bắt quỳ trước một đống lửa đang cháy, rắc ớt bột xông lên mắt, mũi cho sặc. Sau đó, họ tiếp tục bị bắt phạt ăn cám heo chung với máng con heo ăn và phải ăn bằng mồm chứ không được dùng tay.
Hành động này có nghĩa, người Chơ Ro coi lấy nhau cùng dòng họ thì không khác gì loài vật. Khi hai người và heo đang ăn, già làng dùng con dao sắc, cầm bằng tay không thuận chặt đôi con heo. Nếu con heo đứt làm hai nửa thì coi như hai người sẽ không còn tiếp tục quan hệ với nhau. Nếu hai nửa con heo không đứt hẳn thì người dân cho rằng, nếu làng có chia rẽ, đôi trai gái này vẫn sẽ dan díu với nhau. Vì vậy, hai người đó sẽ bị đuổi đi khỏi làng, mãi mãi không được quay trở về nữa.
Ngày nay, sau một quá trình tiếp biến văn hóa và giao lưu với những người ngoài bộ tộc, người Chơ Ro không còn phải "ở vậy". Nam, nữ thanh niên Chơ Ro kết hôn với người ngoài tộc rất nhiều, đa số là người Kinh.
Chúng tôi rời khỏi ngôi nhà sàn của già làng, thấy mênh mông một màu xanh cây rừng chìm dưới nắng chiều. Không biết cây rừng Mã Đà, dòng suối Sa Mách nơi này đã chứng kiến bao nhiêu người Chơ Ro phải sống một mình đến già, ngày ngày lặng lẽ bên bếp lửa đếm thời gian qua. Không biết bao nhiêu trai, gái Chơ Ro đã phải ngậm ngùi xa nhau và không biết bao người đã phải dìu nhau rời khỏi làng đi vào rừng sâu chỉ vì trót yêu thương nhau.
Ra khỏi ngôi làng của người Chơ Ro, chúng tôi vẫn miên man nghĩ về hình ảnh đôi nam nữ Chơ Ro bị bắt tội phải ăn chung với heo trong một cái máng và hình ảnh một người già Chơ Ro cô đơn ngồi trước cầu thang nhà sàn, tự hỏi ai trong số họ sẽ cảm thấy mình hạnh phúc? Lời nguyền của một luật tục, bao đời nay, có mấy nam, nữ Chơ Ro dám bước qua. Và những ai dám bước qua nó, phải chăng đều viết nên những chuyện tình Romeo - Juliet nơi chốn rừng sâu mà chúng ta chưa hề biết tới.
Cha mẹ không còn ngăn cản
Ông Nguyễn Đình Biên, trưởng ấp Lý Lịch 1 (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cho biết: "Hiện nay, việc kết hôn, cưới xin của người Chơ Ro đã thay đổi nhiều so với trước đây, do ảnh hưởng từ nếp sống của người Kinh. Thanh niên Chơ Ro bây giờ đi làm ăn xa nhiều, gặp gỡ người nào ưng thì lấy, chứ cha mẹ không ngăn cản. Ăn ở với nhau không được thì ly dị, cũng dễ dàng chứ không như trước đây đã lấy nhau rồi là không được bỏ nhau. Muốn bỏ nhau thì phải kiếm được 100 thứ đồ cổ để nộp phạt mới được bỏ, mà chẳng ai kiếm đâu ra được 100 thứ đồ cổ bao giờ. Nhưng có một điều con cháu chúng tôi luôn ghi nhớ và không dám phạm, đó là không bao giờ được lấy người cùng dòng họ."
Nguoi Dua Tin
Vợ chồng già làng Tơ Tơ
Nếu không có chuyến đi xuyên rừng, vào làng của người Chơ Ro (Đồng Nai), chúng tôi không thể biết, nơi này một thời đã có những người từng phải "ở vậy" (không lập gia đình) suốt đời, vì không có ai để lấy.
Khi câu chuyện đến hồi thân mật, già làng Tơ Tơ mới tiết lộ điều này. Gắn liền với nó là câu chuyện dài về những tập tục, quan niệm cổ hủ ăn sâu vào đời sống của đồng bào Chơ Ro từ bao đời.
Hỏi “ăn gì” để... biết dòng họ
Điều đặc biệt trong hôn nhân của người Chơ Ro là họ kiêng kỵ lấy nhau giữa những người cùng dòng họ. Cho đến thời nay, người Chơ Ro vẫn giữ tập tục này. Nếu là người trong cùng một dòng họ thì dù có qua bao nhiêu đời cũng không được phép lấy nhau. Chính vì vậy, kết hôn với người ngoài dòng họ là nguyên tắc bắt buộc đối với nam, nữ Chơ Ro. Quan niệm cùng dòng họ trong suy nghĩ của người Chơ Ro hoàn toàn không giống như người Kinh.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ, để dễ quản lý nhân khẩu, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã đặt họ cho người Chơ Ro bằng những cái tên dễ gọi như họ Thổ, họ Điểu, họ Hồng, họ Văn. Nhưng, họ vốn có từ nhiều đời trước của người Chơ Ro thường mang tên các con vật hoặc nơi mà họ sinh sống. Vậy nên, người Chơ Ro quan niệm theo dòng họ lớn, trải qua nhiều đời có thể mang họ bố, họ mẹ nhưng cùng dòng họ lớn thì không thể cưới nhau.
Ví dụ như, dòng họ Chơ Lưn (dịch ra tiếng Việt là cá sấu), khi trai gái thuộc dòng họ này đến tuổi tìm hiểu nhau, họ sẽ hỏi nhau có ăn thịt cá sấu không? Nếu một trong hai người nói có ăn, thì có nghĩa, họ không cùng dòng họ, có thể tìm hiểu, kết hôn được. Khi, cả hai đều nói là kiêng, thì đôi trai gái này không được tiếp tục mối quan hệ, cho dù, hiện tại mỗi người đều mang một họ khác.
Thanh niên Chơ Ro đến tuổi lập gia đình, được phép tự do lựa chọn người mà mình muốn lấy. Tiêu chuẩn người chồng lý tưởng trong quan niệm của người Chơ Ro là khoẻ mạnh, cần cù, giỏi trồng trọt, săn bắn. Tiêu chuẩn người vợ lý tưởng cũng phải khoẻ mạnh, chăm chỉ, giỏi trồng trọt, giỏi nội trợ, biết đối xử lễ phép với bố mẹ, hàng xóm, họ hàng.
Già làng Tơ Tơ cho biết: "Con trai Chơ Ro chọn vợ là nhìn cái bếp, cái cuốc làm rẫy. Nếu cuốc nhẵn, bóng, chứng tỏ cô gái chăm làm. Xem cái bếp, nếu gọn gàng, sạch sẽ, tức cô gái giỏi nội trợ. Con gái Chơ Ro lấy chồng là nhìn vào cái ná, cái xà gạc, con dao côi của người con trai xem có sắc bóng không để biết họ có chăm chỉ, tài giỏi hay không”.
Người Chơ Ro theo chế độ mẫu hệ, vì vậy sau khi lấy nhau, người con trai sẽ về nhà con gái ở rể, chỉ mang theo cây ná, cái xà gạc và con dao côi từng gắn bó với mình để bắt đầu cuộc sống gia đình lớn, mới. Nếu như người vợ chẳng may qua đời thì người chồng phải trở về nhà mình. Khi trở về cũng sẽ chỉ mang theo những thứ đã mang đến. Con chung để lại nhà vợ. Người Chơ Ro không cho phép vợ chồng bỏ nhau, nhưng nếu một người mất thì người kia được phép lấy người khác. Chỉ có điều, những năm trước đây, khi bộ tộc này còn sống khép kín, lang thang nơi rừng sâu, một người Chơ Ro muốn tìm một người để lấy cũng khó, huống chi là kết hôn lần thứ hai.
Đồng bào Chơ Ro trong một lễ hội truyền thống
"Ở vậy" vì thiếu "đối tác"
Nguyên tắc tối kỵ lấy người cùng dòng họ của người Chơ Ro một thời đã khiến nhiều nam, nữ Chơ Ro điêu đứng, không có người để lấy, cả nam và nữ đều trong trạng thái ế vợ, ế chồng. Bởi khi ấy, bộ tộc mới chỉ là một nhóm người nhỏ sống bên nhau với mấy chục nóc, cùng dòng họ nên không thể lấy nhau. Ở trong chốn rừng sâu, không giao lưu với bên ngoài nên cũng không ai kết hôn với người khác bộ tộc.
Nhắc về quá khứ nhiều năm trước, già làng bồi hồi: "Hồi trước, bộ tộc này có nhiều người phải ở giá suốt đời vì không có ai để lấy. Họ cũng khao khát có gia đình, có vợ chồng để chia sẻ, nhưng tập tục là vậy". Rít một hơi thuốc dài, già làng Tơ Tơ kể cho chúng tôi nghe câu chuyện từ những năm của thập kỷ bốn mươi thế kỷ trước: "Có hai người là anh em bà con xa với nhau, nhưng vì thương yêu nhau quá nên nhất quyết muốn lấy nhau, dù gia đình và mọi người khuyên nhủ thế nào cũng không được.
Vậy nên, người làng trừng phạt họ bằng cách nấu cơm trộn với canh đổ vào máng heo cho hai người ăn, rồi họ khấn vái trời đất đừng đánh họ. Bởi người Chơ Ro quan niệm rằng, cùng dòng họ mà lấy nhau thì cả dòng họ đó sẽ bị trời đánh". Thế nhưng, theo lời kể của già Tơ Tơ, hai vợ chồng này sống với nhau đến già, sức khoẻ yếu rồi chết, chứ không hề bị trời đánh như "niềm tin" cổ hủ của họ. Già làng biện minh cho cái sự không bị trừng phạt của đôi vợ chồng ấy, là do họ đã làm lễ tự trừng phạt và khấn vái xin trời đất, thần linh tha thứ rồi.
Sau đó, vì không cấm cản được tình yêu cũng như vì sự sống cách trở với bên ngoài, thanh niên Chơ Ro không thể đi tìm vợ, tìm chồng ở nơi khác, không thể cứ "ở vậy" mãi được nên làng cũng không cấm cản những trường hợp hai người cùng họ lấy nhau nữa.
Nhưng, sau khi họ lấy nhau, trong dòng họ có người bị ốm hoặc xảy ra biến cố gì thì đôi vợ chồng này bị làng phạt vạ rất nặng. Theo quan niệm của người Chơ Ro, khi dòng họ, gia đình có người bị bệnh, chữa mãi không khỏi, họ cho rằng, điều này là do bị tổ tiên, ông bà, thần thánh quở trách. Thế là, cặp vợ chồng lấy nhau cùng dòng họ sẽ bị lôi ra trị tội và bắt buộc phải chia tay nhau.
Già làng là người chủ trì buổi trừng phạt hôm đó. Họ chọn một bãi đất bằng phẳng, trói hai người lại và bắt quỳ trước một đống lửa đang cháy, rắc ớt bột xông lên mắt, mũi cho sặc. Sau đó, họ tiếp tục bị bắt phạt ăn cám heo chung với máng con heo ăn và phải ăn bằng mồm chứ không được dùng tay.
Hành động này có nghĩa, người Chơ Ro coi lấy nhau cùng dòng họ thì không khác gì loài vật. Khi hai người và heo đang ăn, già làng dùng con dao sắc, cầm bằng tay không thuận chặt đôi con heo. Nếu con heo đứt làm hai nửa thì coi như hai người sẽ không còn tiếp tục quan hệ với nhau. Nếu hai nửa con heo không đứt hẳn thì người dân cho rằng, nếu làng có chia rẽ, đôi trai gái này vẫn sẽ dan díu với nhau. Vì vậy, hai người đó sẽ bị đuổi đi khỏi làng, mãi mãi không được quay trở về nữa.
Ngày nay, sau một quá trình tiếp biến văn hóa và giao lưu với những người ngoài bộ tộc, người Chơ Ro không còn phải "ở vậy". Nam, nữ thanh niên Chơ Ro kết hôn với người ngoài tộc rất nhiều, đa số là người Kinh.
Chúng tôi rời khỏi ngôi nhà sàn của già làng, thấy mênh mông một màu xanh cây rừng chìm dưới nắng chiều. Không biết cây rừng Mã Đà, dòng suối Sa Mách nơi này đã chứng kiến bao nhiêu người Chơ Ro phải sống một mình đến già, ngày ngày lặng lẽ bên bếp lửa đếm thời gian qua. Không biết bao nhiêu trai, gái Chơ Ro đã phải ngậm ngùi xa nhau và không biết bao người đã phải dìu nhau rời khỏi làng đi vào rừng sâu chỉ vì trót yêu thương nhau.
Ra khỏi ngôi làng của người Chơ Ro, chúng tôi vẫn miên man nghĩ về hình ảnh đôi nam nữ Chơ Ro bị bắt tội phải ăn chung với heo trong một cái máng và hình ảnh một người già Chơ Ro cô đơn ngồi trước cầu thang nhà sàn, tự hỏi ai trong số họ sẽ cảm thấy mình hạnh phúc? Lời nguyền của một luật tục, bao đời nay, có mấy nam, nữ Chơ Ro dám bước qua. Và những ai dám bước qua nó, phải chăng đều viết nên những chuyện tình Romeo - Juliet nơi chốn rừng sâu mà chúng ta chưa hề biết tới.
Cha mẹ không còn ngăn cản
Ông Nguyễn Đình Biên, trưởng ấp Lý Lịch 1 (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cho biết: "Hiện nay, việc kết hôn, cưới xin của người Chơ Ro đã thay đổi nhiều so với trước đây, do ảnh hưởng từ nếp sống của người Kinh. Thanh niên Chơ Ro bây giờ đi làm ăn xa nhiều, gặp gỡ người nào ưng thì lấy, chứ cha mẹ không ngăn cản. Ăn ở với nhau không được thì ly dị, cũng dễ dàng chứ không như trước đây đã lấy nhau rồi là không được bỏ nhau. Muốn bỏ nhau thì phải kiếm được 100 thứ đồ cổ để nộp phạt mới được bỏ, mà chẳng ai kiếm đâu ra được 100 thứ đồ cổ bao giờ. Nhưng có một điều con cháu chúng tôi luôn ghi nhớ và không dám phạm, đó là không bao giờ được lấy người cùng dòng họ."
Nguoi Dua Tin