Nhiều bạn đọc thắc mắc, khi làm bậc cầu thang cũng cần chú ý đến phong thủy, trong đó số bậc được đề xuất được dựa vào công thức 2n+1. Vậy, ý nghĩa của công thức này như thế nào?
Theo KTS Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, kiến trúc hiện đại đưa ra lời khuyên nên làm bậc cầu thang đáp ứng được tiêu chí là 2n+1. Công thức này có ý nghĩa, một người bước chân thuận lên bậc đầu tiên thì sau khi kết thúc hành trình, người đó lại được dùng chân thuận để bước lên bậc cuối cùng, tức là tiếp nối không gian khác bởi chính chân thuận của mình. Điều này rất hợp lý về công năng sử dụng.
Còn xét về quan điểm phong thủy, cầu thang thường được dựa trên quan điểm về 4 chữ: sinh, bệnh, lão, tử hoặc sinh, lão, bệnh, tử. 4 yếu tố này tạo nên chu kỳ 4n+1. Chu kỳ này cũng ứng với chu kỳ nhịp tim của con người. Có thể hiểu đơn giản là nhịp tim của con người có 4 ngăn mà sau khi đi hết 4 ngăn sẽ chuyển sang chu kỳ tiếp theo. Khi đặt chân lên một không gian mới vào đúng nhịp khởi đầu này thì xét về tâm sinh lý cũng như sức khỏe cũng rất hợp lý.
Tuy nhiên, ở quan điểm riêng, chuyên gia Phạm Cương cho rằng, cách tính chu kỳ theo sinh, bệnh, lão tử với chữ sinh và lão rơi vào bậc lẻ sẽ hợp lý hơn là cách tính, sinh, lão, bệnh, tử. Theo cách tính này, chữ lão rơi vào bậc chẵn không hợp lý, tương ứng với kiến trúc hiện đại.
|
Theo KTS Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, kiến trúc hiện đại đưa ra lời khuyên nên làm bậc cầu thang đáp ứng được tiêu chí là 2n+1. Công thức này có ý nghĩa, một người bước chân thuận lên bậc đầu tiên thì sau khi kết thúc hành trình, người đó lại được dùng chân thuận để bước lên bậc cuối cùng, tức là tiếp nối không gian khác bởi chính chân thuận của mình. Điều này rất hợp lý về công năng sử dụng.
Còn xét về quan điểm phong thủy, cầu thang thường được dựa trên quan điểm về 4 chữ: sinh, bệnh, lão, tử hoặc sinh, lão, bệnh, tử. 4 yếu tố này tạo nên chu kỳ 4n+1. Chu kỳ này cũng ứng với chu kỳ nhịp tim của con người. Có thể hiểu đơn giản là nhịp tim của con người có 4 ngăn mà sau khi đi hết 4 ngăn sẽ chuyển sang chu kỳ tiếp theo. Khi đặt chân lên một không gian mới vào đúng nhịp khởi đầu này thì xét về tâm sinh lý cũng như sức khỏe cũng rất hợp lý.
Tuy nhiên, ở quan điểm riêng, chuyên gia Phạm Cương cho rằng, cách tính chu kỳ theo sinh, bệnh, lão tử với chữ sinh và lão rơi vào bậc lẻ sẽ hợp lý hơn là cách tính, sinh, lão, bệnh, tử. Theo cách tính này, chữ lão rơi vào bậc chẵn không hợp lý, tương ứng với kiến trúc hiện đại.
Theo Kiến Thức