Phong Thủy tòa tháp Freedom Tower (phần mở đầu)

Jolie

Member
Tòa tháp Freedom Tower là một biểu tượng cho Hoa Kỳ về ý chí vươn lên của đất nước này. Nó là sự tập trung trí tuệ và thần khí của Hoa Kỳ.

View attachment 338

Tòa tháp Freedom Tower là một biểu tượng cho Hoa Kỳ về ý chí vươn lên của đất nước này. Nó là sự tập trung trí tuệ và thần khí của Hoa kỳ. Hay nói một cách khác:
Biểu tượng của toà tháp với những công việc cuối cùng được chấp nhận của tổng công trình sư, chính là hậu quả cuối cùng của sự tập trung ý chí của Hoa kỳ trong việc lựa chọn biểu tượng. Bởi vậy nó sẽ lại là một nguyên nhân tương tác trở lại cho đất nước này mai sau.

Đáng nhẽ ra tôi phải đợi đầy đủ các yếu tố cần thiết khác để phân tích các mối quan hệ tương tác với toà tháp này. Như: Vị trí toà tháp trong tương quan thành phố, vị trí thành phố trong tương quan cả nước (Nếu công trình mang cấp quốc gia) . Nhưng trong trường hợp với những yếu tố nhìn thấy đây là tốt thì cần chờ các điều kiện thể hiện tương tác khác để thẩm định. Nhưng bởi vì biểu tượng này không tốt với chính nó, nên vẫn có thể phân tich với những mối tương quan hiện hữu trên hình.

Trong hình bên, chúng ta thấy không những chỉ một mà cả một tập hợp 3, 4 tòa tháp sau lưng (nhìn từ mặt sông như hình dưới) chống đỡ cho tòa tháp Freedom Tower này.

Nhìn toà tháp vút cao theo quan niệm của Phong Thuỷ thuộc Mộc Hình, lại thêm một cột nhọn lao thẳng lên trời xanh. Đây là một hình tượng thể hiện ý chí và uớc vọng thật lớn lao.

Nhưng chân đế mong manh quá! Nếu lỡ xây rồi thì đem mặt trăng trên bầu trời phía bên phải tấm hình gắn vào đỉnh nhọn của tháp. Nếu hơn thế nữa thì nên xây thêm các khu nhà áp sát bên dưới thành một khối tương tự Kim Tự tháp . Nếu hơn thế nữa thì lùi vào giữa cuộc đất một chút . Nhưng có lẽ không được. Có thể cuộc đất phía sau toà nhà này là trung tâm quyền lực của New York. Những vấn đề này được đặt ra, nhân danh phương pháp luận của một một học ứng dụng thuộc về nền văn minh Đông Phương gọi là Phong thuỷ.

View attachment 349

Giới thiệu sơ lược về Phong thuỷ Lạc Việt.

Với hình tượng của toà tháp này, chúng ta lại thấy một kiến trúc mà phong thuỷ Đông phương xếp vào dạng Mộc tượng, cho dù nó được làm bằng chất liệu gì.

Về lý thuyết phong thuỷ Lạc Việt thì hình Mộc tượng cho sự phát triển, phát sinh, vươn tới . Nguyên nghĩa quái Cấn tại trung cung chính là Âm Mộc trong Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt. Vị trí của quái Cấn trên Hà Đồ là Âm Mộc, nên lấy tượng nữ trong phong thuỷ. Trong sự phân tích chứng minh vị trí Trái Đất tương quan Thái Dương hệ bằng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, tôi đã chứng minh rằng: Âm Mộc trong tương quan Thái Dương hệ với 9 hành tinh chính là vị trí của trái Đất . Tức là quái Cấn (Xin xem "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Bài viết "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt"). Bởi vậy, khi đặt quái Cấn vào trung cung Hà Đồ trong phong thuỷ, chính là lấy trái Đất làm trọng tâm để quán xét mối tương tác có qui luật của vũ trụ với Địa cầu. Sự tương tác này phân Âm Dương, bởi vậy mới có quái Khôn tương Dương Thổ cho người Nam trong Phong Thuỷ.

Xin lưu ý là: Trong tất cả các phương pháp ứng dụng khác liên quan đến Bát quái thì quái Khôn luôn tượng cho giới nữ.

Đó chính là nguyên lý sâu xa nhất cho thấy Mộc tượng biểu hiện cho sự phát sinh, phát triển và vươn tới. Vì Mộc chính là sự sống trên trái Đất của chúng ta.

Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết vũ trụ quan của thời kỳ văn minh nhân loại lần thứ nhất trên Địa cầu (Trong tiểu luận: "Định mệnh có thật hay không?" tôi gọi là "Văn minh Atlantic"). Nó đã tổng hợp những giá trị thực tại có tính quy luật của vũ trụ và tổng quát hoá trong một lý thuyết bằng những khái niệm ngôn ngữ của nó. Lý thuyết này khi hoàn chỉnh đã sản sinh những sản phẩm hệ quả của nó; đó chính là các phương pháp tiên tri hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học tiên tiến nhất hiện nay. Nó đáp ứng được tất cả các tiêu chí khoa học hiện đại, cho dù ngày nay người ta mới chỉ nhận thấy những mảnh vụn rời rạc của nó.

Sở dĩ tri thức hiện đại của con người nhận thức về nó một cách mơ hồ, chính vì những khái niệm của học thuyết này phản ánh những thực tại mà tri thức hiện đại chưa biết đến.

Nhưng cũng chính vì một lý thuyết đã thất truyền và chỉ còn những phương pháp ứng dụng . Bởi vậy, người ta đã giải thích sự tồn tại của nó với cái nhìn khác nhau . Dùng thần quyền để giải thích sự huyền vĩ vi diệu của các phương pháp ứng dụng trong học thuật cổ Đông phương, chính là một trong những cách giải thích này. Và đấy là một những nguyên nhân để các phương pháp ứng dụng trong học thuật cổ Đông phương bị coi là "Mê tín dị đoan". Đây cũng là cách giải thích của những kẻ lười suy nghĩ, nhưng thích nhân danh tri thức khoa học. Tôi không tin rằng sẽ có một nhà khoa học nghiêm túc - ở trình độ hàng đầu thế giới - có thể chỉ ra rằng: phương pháp ứng dụng dự báo trong học thuật cổ Đông phương - thí dụ như Tử Vi - là mê tín dị đoan. Cùng lắm là họ chưa tin. Đơn giản, chỉ vì khi chúng ta nhân danh khoa học để phê phán một hiện tượng được coi là phi khoa học, thì chúng ta phải có tiêu chí khoa học, chứ không thể là một thứ tinh thần khoa học chung chung theo kiểu "Không uống nước lã, không ăn quả xanh". Với các nhà khoa học nghiêm túc, tất sẽ không có tinh thần khoa học theo kiểu "Ăn quả xanh, uớng nuớc lã là mất vệ sinh", mà họ sẽ xét vấn đề theo tiêu chí khoa học. Chính khoa dự báo Đông phương là Tử Vi lại có sự phù hợp nhiều nhất với tiêu chí khoa học hiện đại. Chúng ta có thể có thí dụ khác như Đông Y, hiện được coi là một đối tượng nghiên cứu của khoa học, được nhiều nước Á Đông công nhận. Ngay ở Việt Nam cũng có Viện nghiên cứu Đông y (Trước đây ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm Hanoi, không biết bây giờ còn không ?). Trong các trường Đại học đều có khoa Đông y. Nhưng chúng ta cũng biết rằng: Cơ sơ phương pháp luận của Đông y cũng dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thật khôi hài khi thuyết Âm Dương ngũ hành trong Đông y là đối tượng nghiên cứu khoa học, nhưng trong Tử Vi thì lại là mê tín dị đoan. Bởi vậy, khi quán xét một hiện tượng trên tinh thần khoa học, phải căn cứ trên tiêu chí khoa học. Tức là phải quán xét bản chất phương pháp ứng dụng tiên tri của học thuật cổ Đông phương, chứ không thể dựa theo cách giải thích phương pháp đó nhân danh thần quyền của ông thầy bói, để phủ nhận phương pháp đó.

Phong Thuỷ cũng là một phương pháp ứng dụng trong học thuật cổ Đông phương ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bản chất của phong Thuỷ chính là sự ứng dụng một thực tại tương tác của vạn vật . Tính tương tác tạo nên bản chất vạn vật đã được khoa học hiện đại thừa nhận từ lâu. Nhưng chính khoa học hiện đại mới chỉ dừng lại ở sự khám phá tính nguyên lý căn bản của sự tương tác . Còn trong phong thuỷ lại là ứng dụng tính tương tác của vạn vật đến từng chi tiết, nhằm phục vụ lợi ích của con người. Điều này chứng tỏ một khoảng cách vô cùng to lớn giữa tri thức trong lý thuyết khoa học hiện đại với thực tế ứng dụng trong học thuật cổ Đông phương. Đây cũng là nguyên lý căn bản của Phong thuỷ Lạc Việt được phục hồi sau hơn 2000 năm thăng trầm của lịch sử.

Bây giờ, chúng ta xem xét đến toà tháp Freedom tower với nhận xét của Phong Thuỷ Lạc Việt.

(Còn tiếp...)

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
 

Attachments

  • FreedomTower3-798&.jpg
    FreedomTower3-798&.jpg
    14.7 KB · Views: 0
  • NewFreedomTowerO&#10.jpg
    NewFreedomTowerO&#10.jpg
    71.8 KB · Views: 0
Back
Top