Bar, vũ trường là nơi chứa nhiều cạm bẫy, nơi người ta có thể dễ dàng ẩu đả, đâm chém, thậm chí bắn nhau. Gần đây nhất là vụ một trung niên bị chém chết tại vũ trường Monaco (TP HCM) cuối tháng 9 và trước đó là vụ bắn nhau kinh hoàng ở bar Next Top (Hà Nội)… Do đó, những bar này được mệnh danh là những quán bar 'tử thần'.
0h15 rạng sáng thứ bảy (6/10), tại Club CV (Hà Nội), không còn bất cứ một khoảng trống nào trong cái “bao diêm” chừng 100 m2 ấy, khách chủ yếu là teen. Hàng trăm con người lắc lư, ken vai vào nhau. Có những sự đụng chạm là không tránh khỏi và cũng có những đụng chạm cố ý của mấy đàn ông mặt đã ngờ nghệch đi vì rượu.
Sau 3h mở cửa, rượu, nhạc, thuốc lắc đã ngấm triệt để, các teen bắt đầu cuồng. Trong cái không gian chật chội chỉ người và người, chỉ nhún và nhảy ấy, những khuôn mặt non choẹt bắt đầu đỏ như gấc, những cánh tay lảo đảo giơ cao trong ánh sáng laser chớp giật và tiếng nhạc điên cuồng. Một không gian không thể kiểm soát.
Ngày hôm đó có một tiệc sinh nhật của một teen nữ. Một bàn dài toàn những cô cậu chừng chỉ 15-16 tuổi. Các cậu thì uống như sợ bar hết rượu. Các cô thì vừa uống chừng mực, vừa huơ huơ những que sáng lung linh toả mùi khét lẹt. Dường như cái mùi khét lẹt từ que sáng của mấy teen nữ đã làm cho mấy teen nam bàn bên cạnh ngứa mũi.
Ánh mắt ném sang nhau dần thiếu thiện cảm. Và rồi những lời lẽ trở nên tục tĩu và ánh mắt đã ngầu đỏ. Trong cái không gian không thể kiểm soát ấy, một teen nam cầm chai rượu loại 700 ml đang uống dở trên bàn đập thẳng vào đầu một đứa bàn bên. Máu tuôn xối xả. Lập tức sau đó, tất cả chai cốc trên bàn trở thành vũ khí. Chúng bay loạn xạ. Mảnh vỡ văng như mưa. Tiếng đổ vỡ ghê sợ.
Đèn bar lập tức bật sáng như ban ngày. Nhạc cũng dừng bặt. Những người đã quen với sự cố này thì bình tĩnh lẩn vào một góc, giấu đầu xuống dưới bàn để tránh “đạn”. Những người đàn ông to béo mặc áo màu đen có chữ Security ở sau lưng, không biết từ đâu ra xuất hiện đông đảo.
Một nhóm lao đến ôm chặt lấy những người đang phang rượu và ly vào đầu nhau, một nhóm dồn khách vào các góc khuất, đồng thời cho mở các cửa phụ (có khá nhiều cửa thoát hiểm được nguỵ trang kín đáo sau các bức rèm) để khách thoát ra ngoài.
Bar giờ đây trông như một bãi chiến trường. Mảnh vỡ tung toé khắp nơi. Giữa bar là một vũng máu. Người bị thương nặng được bảo vệ đưa ra ngoài bằng lối thoát hiểm, gọi taxi đi bệnh viện. Những kẻ liên quan nhưng chưa tỉnh rượu, vẫn bị ôm ghì ở giữa bar. Khách thì như một bầy ong vỡ tổ, dạt vào các vách tường, rồi theo sự hướng dẫn của bảo vệ, dần men thoát ra ngoài. 0h30, bên ngoài bar đã thấy đỗ một xe cảnh sát và khá nhiều cảnh sát áo xanh đứng ở cửa.
Đêm thứ sáu (28/9), tại một quán bar ở TP HCM, đại ca Hùng, một dân chơi có tiếng, nói trong tiếng lè nhè của rượu mạnh nồng nặc, pha mùi khen khét của bồ đà: “Các ông nhìn đám kia đi, dân cô hồn đó, tụi này toàn bảo kê, đâm thuê chém mướn. Bữa tao chứng kiến tụi nó xách cổ một gã Việt kiều say rượu, nhảy trúng chân một thằng trong nhóm. May bảo vệ can kịp, chứ không thì có án mạng rồi...” Cô gái phục vụ bàn cho biết, đừng đụng vào đám "anh chị" đó, đêm nào cũng có mặt ở đây nhưng thường xuất hiện sau 0h... Ai mà đụng vào là "đứt".
Hùng đưa ra nguyên tắc đầu tiên: “Tránh ẩu đả thì tuyệt đối không ngắm gái bàn bên”. Và một loạt nguyên tắc nữa: Vũ trường là nơi ăn chơi của giới choai choai con nhà giàu. Tụi choai này hiếu chiến lắm, chỉ cần chạm vào hay giẫm chân vào chúng khi nhảy (điều này quá khó tránh) là đánh nhau. Thậm chí “nhìn thấy ghét” cũng choảng. Tệ hơn, vứt tàn thuốc chẳng may trúng tụi du côn này thì chết chắc.
Vẫn là kinh nghiệm của Hùng: Đi bar phải có “văn hoá boa”, không chỉ chăm chăm “boa” cho gái, mà nên “boa” cho cả vệ sĩ nữa. Tụi đầu gấu, bợm trợn cũng phải kính nể ít nhiều, vì chỉ phẩy tay là có ngay gã vệ sĩ to đùng đứng bên bật quẹt đốt lửa.
Một trong những vệ sĩ đó cho biết: “Ngày trước, em làm bảo vệ tại bar trên địa bàn quận Phú Nhuận (TP HCM), chuyện va chạm giữa khách đến chơi xảy ra thường xuyên, nhưng bên trong thì được tụi em can ngăn ngay. Song khi cả hai bên ra ngoài đường, chuyện đánh nhau, thậm chí kêu đồng bọn vác dao, mã tấu chém nhau là chuyện xảy ra không ít và bọn em thường... vô can”.
Thành “số má” kể về một nhân vật mà nhiều bar ở Hà Nội “kính phục”: Mạnh “bin”. Một năm trước, khi còn chưa bị bắt, y được xem là “hung thần” của nhiều quán bar. Thông thường, các bar có đội ngũ bảo vệ hùng hậu kiểm soát ngay cửa ra vào và từng hành động cử chỉ của khách trong bar. Nhưng với Mạnh “bin”, việc mang “đồ” (ma tuý hoặc vũ khí) vào các bar dễ ợt, bởi các bar đều sợ y.
Khi Mạnh không thích bar nào (thường là những bar không đồng ý cho hắn bảo kê), hắn thường kéo hàng chục đàn em đến, mỗi đứa ngồi một bàn. Nhiệm vụ của đám này là thỉnh thoảng... đập vỡ cái ly, cái cốc, thậm chí chai rượu, rồi cà khịa với khách xung quanh. Nếu không để xảy ra ẩu đả lớn là liên luỵ, thì các bar này cũng vắng khách dần, cho đến khi bar đồng ý để Mạnh được đóng “cổ phần” (bảo kê) mới thôi.
Tuy nhiên, không phải bar nào cũng là “sàn nhảy tử thần” và không phải ai đến đó cũng là để “say cuồng”. Có những bar, người tìm đến là để thả lòng đầu óc, thảnh thơi sau những giờ làm việc. Ở đây không có “chim mồi”, cũng không có “múa cột”. Phục vụ bàn là nam giới, áo sơmi dài tay trắng muốt. Cũng không thấy bóng những bảo vệ to béo khoanh tay đứng soi từng cử chỉ của ta. Có bàn để đứng nhảy nhót, cũng có những chiếc sofa rộng rãi và an toàn để ngả ngốn.
Trên phố Hàng Hành gần hồ Hoàn Kiếm hay ở khu phố cổ xuất hiện khá nhiều “bar Tây”. Những bar này thường nhỏ, xinh, lịch sự, nhạc mềm mại, có bàn bi-a, thường thu hút nhiều khách nước ngoài đến mỗi đêm. Ở đây, khách có thể uống rượu hay bia tuỳ ý, cũng có các em phục vụ, nhưng kín đáo và lễ phép. Các em 23h là về và đến 0h thì bar cũng đóng cửa.
Gần đây, ở Hà Nội xuất hiện nhiều bar sành điệu và lạ, thu hút được giới trẻ như Rooftop bar trên tầng 19 của một tòa nhà ở phố Lý Thường Kiệt, Taboo Lounge & Bar ở hồ Tây, Voodoo (Đào Duy Từ), T-Bar (Thi Sách)... TP HCM nổi tiếng cả nước về bar “đen”, nhưng cũng không hề khó kiếm các bar lành mạnh, nhất là ở các quận trung tâm.
Thực tế cho thấy, những người tìm đến bar trẻ có, già có, ngoan có, hư có, trí thức có, lao động chân tay cũng có. Các bạn trẻ tìm đến bar chủ yếu là đi tìm sự náo nhiệt. Người lớn tuổi hơn đến để xả stress sau những sức ép của công việc... Nhiều bar thực hiện việc giám sát khách hàng rất gắt gao, nghĩa là phải chứng minh được mình trên 18 tuổi, mới được vào. Có thể nói, bản thân bar không hề “xấu xí”, mà chính những hành động lệch lạc của một số “khách cuồng” lẫn “chủ tham” đã làm méo mó hình ảnh bar.
Thượng tá Đào Thanh Hải - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, cũng như thượng tá Đỗ Đức Quang - phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội CA TP Hà Nội - đều chung nhận định: Bản thân bar không xấu và xét nhu cầu xã hội thì bar là một loại hình giải trí cần thiết, nhưng đó là một loại hình kinh doanh hết sức nhạy cảm.
0h15 rạng sáng thứ bảy (6/10), tại Club CV (Hà Nội), không còn bất cứ một khoảng trống nào trong cái “bao diêm” chừng 100 m2 ấy, khách chủ yếu là teen. Hàng trăm con người lắc lư, ken vai vào nhau. Có những sự đụng chạm là không tránh khỏi và cũng có những đụng chạm cố ý của mấy đàn ông mặt đã ngờ nghệch đi vì rượu.
Sau 3h mở cửa, rượu, nhạc, thuốc lắc đã ngấm triệt để, các teen bắt đầu cuồng. Trong cái không gian chật chội chỉ người và người, chỉ nhún và nhảy ấy, những khuôn mặt non choẹt bắt đầu đỏ như gấc, những cánh tay lảo đảo giơ cao trong ánh sáng laser chớp giật và tiếng nhạc điên cuồng. Một không gian không thể kiểm soát.
Ngày hôm đó có một tiệc sinh nhật của một teen nữ. Một bàn dài toàn những cô cậu chừng chỉ 15-16 tuổi. Các cậu thì uống như sợ bar hết rượu. Các cô thì vừa uống chừng mực, vừa huơ huơ những que sáng lung linh toả mùi khét lẹt. Dường như cái mùi khét lẹt từ que sáng của mấy teen nữ đã làm cho mấy teen nam bàn bên cạnh ngứa mũi.
Ánh mắt ném sang nhau dần thiếu thiện cảm. Và rồi những lời lẽ trở nên tục tĩu và ánh mắt đã ngầu đỏ. Trong cái không gian không thể kiểm soát ấy, một teen nam cầm chai rượu loại 700 ml đang uống dở trên bàn đập thẳng vào đầu một đứa bàn bên. Máu tuôn xối xả. Lập tức sau đó, tất cả chai cốc trên bàn trở thành vũ khí. Chúng bay loạn xạ. Mảnh vỡ văng như mưa. Tiếng đổ vỡ ghê sợ.
Đèn bar lập tức bật sáng như ban ngày. Nhạc cũng dừng bặt. Những người đã quen với sự cố này thì bình tĩnh lẩn vào một góc, giấu đầu xuống dưới bàn để tránh “đạn”. Những người đàn ông to béo mặc áo màu đen có chữ Security ở sau lưng, không biết từ đâu ra xuất hiện đông đảo.
Trong không gian khó kiểm soát, quán bar rất dễ xảy ra những cuộc ẩu đả đổ máu, thậm chí là án mạng. |
Bar giờ đây trông như một bãi chiến trường. Mảnh vỡ tung toé khắp nơi. Giữa bar là một vũng máu. Người bị thương nặng được bảo vệ đưa ra ngoài bằng lối thoát hiểm, gọi taxi đi bệnh viện. Những kẻ liên quan nhưng chưa tỉnh rượu, vẫn bị ôm ghì ở giữa bar. Khách thì như một bầy ong vỡ tổ, dạt vào các vách tường, rồi theo sự hướng dẫn của bảo vệ, dần men thoát ra ngoài. 0h30, bên ngoài bar đã thấy đỗ một xe cảnh sát và khá nhiều cảnh sát áo xanh đứng ở cửa.
Đêm thứ sáu (28/9), tại một quán bar ở TP HCM, đại ca Hùng, một dân chơi có tiếng, nói trong tiếng lè nhè của rượu mạnh nồng nặc, pha mùi khen khét của bồ đà: “Các ông nhìn đám kia đi, dân cô hồn đó, tụi này toàn bảo kê, đâm thuê chém mướn. Bữa tao chứng kiến tụi nó xách cổ một gã Việt kiều say rượu, nhảy trúng chân một thằng trong nhóm. May bảo vệ can kịp, chứ không thì có án mạng rồi...” Cô gái phục vụ bàn cho biết, đừng đụng vào đám "anh chị" đó, đêm nào cũng có mặt ở đây nhưng thường xuất hiện sau 0h... Ai mà đụng vào là "đứt".
Hùng đưa ra nguyên tắc đầu tiên: “Tránh ẩu đả thì tuyệt đối không ngắm gái bàn bên”. Và một loạt nguyên tắc nữa: Vũ trường là nơi ăn chơi của giới choai choai con nhà giàu. Tụi choai này hiếu chiến lắm, chỉ cần chạm vào hay giẫm chân vào chúng khi nhảy (điều này quá khó tránh) là đánh nhau. Thậm chí “nhìn thấy ghét” cũng choảng. Tệ hơn, vứt tàn thuốc chẳng may trúng tụi du côn này thì chết chắc.
Vẫn là kinh nghiệm của Hùng: Đi bar phải có “văn hoá boa”, không chỉ chăm chăm “boa” cho gái, mà nên “boa” cho cả vệ sĩ nữa. Tụi đầu gấu, bợm trợn cũng phải kính nể ít nhiều, vì chỉ phẩy tay là có ngay gã vệ sĩ to đùng đứng bên bật quẹt đốt lửa.
Một trong những vệ sĩ đó cho biết: “Ngày trước, em làm bảo vệ tại bar trên địa bàn quận Phú Nhuận (TP HCM), chuyện va chạm giữa khách đến chơi xảy ra thường xuyên, nhưng bên trong thì được tụi em can ngăn ngay. Song khi cả hai bên ra ngoài đường, chuyện đánh nhau, thậm chí kêu đồng bọn vác dao, mã tấu chém nhau là chuyện xảy ra không ít và bọn em thường... vô can”.
Thành “số má” kể về một nhân vật mà nhiều bar ở Hà Nội “kính phục”: Mạnh “bin”. Một năm trước, khi còn chưa bị bắt, y được xem là “hung thần” của nhiều quán bar. Thông thường, các bar có đội ngũ bảo vệ hùng hậu kiểm soát ngay cửa ra vào và từng hành động cử chỉ của khách trong bar. Nhưng với Mạnh “bin”, việc mang “đồ” (ma tuý hoặc vũ khí) vào các bar dễ ợt, bởi các bar đều sợ y.
Khi Mạnh không thích bar nào (thường là những bar không đồng ý cho hắn bảo kê), hắn thường kéo hàng chục đàn em đến, mỗi đứa ngồi một bàn. Nhiệm vụ của đám này là thỉnh thoảng... đập vỡ cái ly, cái cốc, thậm chí chai rượu, rồi cà khịa với khách xung quanh. Nếu không để xảy ra ẩu đả lớn là liên luỵ, thì các bar này cũng vắng khách dần, cho đến khi bar đồng ý để Mạnh được đóng “cổ phần” (bảo kê) mới thôi.
Tuy nhiên, không phải bar nào cũng là “sàn nhảy tử thần” và không phải ai đến đó cũng là để “say cuồng”. Có những bar, người tìm đến là để thả lòng đầu óc, thảnh thơi sau những giờ làm việc. Ở đây không có “chim mồi”, cũng không có “múa cột”. Phục vụ bàn là nam giới, áo sơmi dài tay trắng muốt. Cũng không thấy bóng những bảo vệ to béo khoanh tay đứng soi từng cử chỉ của ta. Có bàn để đứng nhảy nhót, cũng có những chiếc sofa rộng rãi và an toàn để ngả ngốn.
Trên phố Hàng Hành gần hồ Hoàn Kiếm hay ở khu phố cổ xuất hiện khá nhiều “bar Tây”. Những bar này thường nhỏ, xinh, lịch sự, nhạc mềm mại, có bàn bi-a, thường thu hút nhiều khách nước ngoài đến mỗi đêm. Ở đây, khách có thể uống rượu hay bia tuỳ ý, cũng có các em phục vụ, nhưng kín đáo và lễ phép. Các em 23h là về và đến 0h thì bar cũng đóng cửa.
Gần đây, ở Hà Nội xuất hiện nhiều bar sành điệu và lạ, thu hút được giới trẻ như Rooftop bar trên tầng 19 của một tòa nhà ở phố Lý Thường Kiệt, Taboo Lounge & Bar ở hồ Tây, Voodoo (Đào Duy Từ), T-Bar (Thi Sách)... TP HCM nổi tiếng cả nước về bar “đen”, nhưng cũng không hề khó kiếm các bar lành mạnh, nhất là ở các quận trung tâm.
Thực tế cho thấy, những người tìm đến bar trẻ có, già có, ngoan có, hư có, trí thức có, lao động chân tay cũng có. Các bạn trẻ tìm đến bar chủ yếu là đi tìm sự náo nhiệt. Người lớn tuổi hơn đến để xả stress sau những sức ép của công việc... Nhiều bar thực hiện việc giám sát khách hàng rất gắt gao, nghĩa là phải chứng minh được mình trên 18 tuổi, mới được vào. Có thể nói, bản thân bar không hề “xấu xí”, mà chính những hành động lệch lạc của một số “khách cuồng” lẫn “chủ tham” đã làm méo mó hình ảnh bar.
Thượng tá Đào Thanh Hải - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, cũng như thượng tá Đỗ Đức Quang - phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội CA TP Hà Nội - đều chung nhận định: Bản thân bar không xấu và xét nhu cầu xã hội thì bar là một loại hình giải trí cần thiết, nhưng đó là một loại hình kinh doanh hết sức nhạy cảm.
Theo Lao Động
[h=2]Destiny by Marilyn Miglin 6.0oz Renewal Body Lotion for Women[/h] $30.40 - $40.12 (4 stores) | [h=2]L'HOMME By Yves Saint Laurent Aftershaves (3.381oz/100ml) for Men[/h] $38 - $45.95 (5 stores) | [h=2]Eau de Ruby Lips By Salvador Dali Eau de Toilette (3.381oz/100ml)[/h] $20 - $86.72 (13 stores) | ||||
[h=2]Happy By Clinique Eau de Perfume (1.7oz/50ml) for Women[/h]Product rating: (19 reviews) $34.99 - $141.12 (31 stores) | [h=2]OPIUM By Yves St. Laurent Eau de Perfume (1.014oz/30ml) for Women[/h] $49.14 - $62 (4 stores) | [h=2]Flora By Gucci Eau de Toilette (2.54oz/75ml) for Women[/h]Product rating: (2 reviews) $30.69 - $77.49 (12 stores) |