Quân đội Syria tăng sức mạnh nhờ Nga

T

T$

Guest



151012135602_khmeymim_624x351_rianovosti.jpg
Image copyright
RIA Novosti



Image caption

Máy bay Su-34 của Nga cất cánh từ sân bay Khmeymim của Syria

Kể từ khi Nga can thiệp bằng các cuộc không kích và phóng tên lửa, rồi Iran tăng ủng hộ trực tiếp trên mặt đất và thông qua các tay súng dân quân Shia trong khu vực, đội quân rệu rã xộc xệch của Tổng thống Syria Bashar al-Assad rõ ràng đang có sức bật mới.
Các khu vực chính hiện đang trong tầm ngắm của chế độ và các đồng minh gồm có Sahl al-Ghab, một bình nguyên rộng lớn nhằm giữa Hama và Aleppo,và các vùng núi nằm ở tỉnh Latakia phía bắc.
Việc các phiến quân xâm nhập vào những vùng này sau khi chiếm được thủ phủ của tỉnh Dilib hồi cuối tháng Ba cho thấy những nơi này đem lại nguy cơ chết người đối với các nơi mà chính quyền đang nắm giữ, gồm cả vùng thuộc về phái Alawite thiểu số của ông Assad ở dọc duyên hải Latakia.
Các tường thuật từ thực địa gửi về phù hợp với các địa danh được nhắc tới trong các tuyên bố của quân đội Nga, theo đó nói hầu hết các cuộc không kích đã được thực hiện nhằm trợ giúp trực tiếp cho các cuộc tấn công trên hai mặt trận chiến lược này, tuy đã có một số cuộc nhắm vào các mục tiêu IS tại Raqqa và một số nơi khác.
Phản ứng hợp lý trước bước đi của Nga có thể sẽ là việc Mỹ và các đồng minh trong khu vực, gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ả-rập Saudi, tăng thêm sự ủng hộ cho các phiến quân không phải là IS, điều mà tin tức nói là đã diễn ra.
Như vậy, hiện có vẻ như đang là cuộc đua căng thẳng trong lúc liên minh Nga-Iran-chính phủ Syria đang nỗ lực "ổn định giới cầm quyền hợp pháp".






Image copyright
AP



Image caption

Tổng thống Nga Putin nói ông quyết định can thiệp vào Syria nhằm "tạo ra những điều kiện mới cho một sự nhân nhượng chính trị"

[h=2]Con đường gian nan?[/h]Liệu tình hình rồi có chín muồi cho việc tiến hành đàm phán để dàn xếp mọi chuyện không? Tổng thống Putin có vẻ bóng gió tỏ ý muốn đi theo hướng đó trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hồi cuối tuần rồi, khi nói việc ông quyết định can thiệp cũng là nhằm "tạo ra những điều kiện cho một sự nhân nhượng chính trị".
Đẩy các nhóm phiến quân được phương Tây hậu thuẫn tới thất bại sẽ khiến các nhóm này ngả vào vòng tay IS.
Do vậy, thế giằng co một cách ổn định có lẽ sẽ là một kết quả đáng trông đợi hơn.
Thế nhưng mức "nhân nhượng" liên quan tới bất kỳ thỏa thuận dàn xếp nào trong tương lai cũng sẽ phụ thuộc vào thế cân bằng trên các chiến trường trực tiếp, hiện đang diễn ra trên thực địa.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top