Quân Gaddafi chiếm thêm một thị trấn

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) -
110311142631_libya_226x170_afp_nocredit.jpg
Giao tranh ở Libya vẫn đang tiếp tục


Quân nổi dậy đã bị lực lượng của Đại tá Gaddafi đẩy lùi ra khỏi thị trấn miền bắc Ras Lanuf.

Các lãnh đạo nổi dậy nói với các phóng viên là quân của họ đã phải ở cách ngoại vi Ras Lanuf 20 cây số.

Quân chính phủ nay kiểm soát thị trấn và nhà máy lọc dầu ở đây.

Trước đó, một lần nữa Hoa Kỳ và khối EU kêu gọi Đại tá Muammar Gaddafi, lãnh tụ Libya thôi chức.

Tổng thống Barack Obama cho hay Mỹ sẽ tiến hành một số biện pháp nhằm buộc Đại tá Gaddafi từ bỏ quyền lực.

Trong cuộc họp tại Brussels, lãnh đạo EU đồng ý "xem xét toàn bộ các giải pháp" để bảo vệ thường dân tại Libya.

Tuy vậy trong tuyên cáo chung, họ không nhắc gì đến việc thiết lập vùng cấm bay tại Libya.

Lãnh đạo Anh và Pháp muốn nguyên thủ của 27 nước thành viên khối EU soạn thảo kế hoạch giúp đỡ phiến quân tại Libya, trong đó có cả khả năng về thiết lập vùng cấm bay.

Điều này sẽ ngăn cản quân thân với Gaddafi mở các cuộc không tập. Trong cuộc chiến hiện nay, đây là lợi thế đáng kể của Tripoli, không quân Libya đã giúp quân thân chính phủ lấy lại một số thành phố do phiến quân nắm giữ.

Trong cuộc nổi dậy kéo dài bốn tuần qua, lấy cảm hứng từ Cách mạng Hoa nhài ở Tunisia và Ai Cập, phiến quân đã chiếm được một số thành phố phía Đông Libya.

Không mặn mà

Tuy vậy nhiều lãnh đạo khối EU không mặn mà với ý tưởng vùng cấm bay.

Để bảo vệ thường dân, quốc gia thành viên sẽ xem xét các giải pháp cần thiết, tuy nhiên, chúng chỉ được thực hiện khi có nhu cầu rõ ràng, cơ sở luật pháp vững vàng và hậu thuẫn của vùng

Thông cáo của EU


Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà "nghi ngờ một cách cơ bản" về khả năng can thiệp quân sự tại Libya, và việc thiết lập vùng cấm bay.

Thông cáo chung sau cuộc họp của lãnh đạo EU không nhắc đến vùng cấm bay. Dù tổ chức này không loại bỏ khả năng này một cách hoàn toàn.

Thông cáo viết: "Để bảo vệ thường dân, các quốc gia thành viên sẽ xem xét tất cả các giải pháp cần thiết, tuy nhiên, chúng chỉ được thực hiện khi có nhu cầu rõ ràng, cơ sở luật pháp vững vàng và sự hậu thuẫn của vùng."

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho hay không ai muốn can thiệp quân sự, tuy lãnh đạo Âu châu đã "đánh đi thông điệp rõ ràng EU không loại bỏ giải pháp này".

Điều này chỉ xảy ra, nhà lãnh đạo Pháp nói thêm, với sự hậu thuẫn Hội đồng Bảo an, Liên đoàn Ả Rập và Chính quyền Phiến quân Libya.

Washington, trong khi đó, đưa ra ngôn từ mạnh mẽ hơn.

Tổng thống Obama nói thế giới phải hành động để ngăn chặn bất cứ cuộc thảm sát nào xảy ra tại Libya, tương tự như những gì từng xảy ra tại Rwanda và Bosnia hồi thập niên 1990.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top