Quảng Bình xôn xao cây “chữa bách bệnh”

Jolie

Member
Những ngày sau Tết Nguyên đán- 2013 đến nay, người dân các xã thuộc huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) như Sen Thủy, Hưng Thủy... đổ xô đi tìm mua một loại cây được cho là “chữa bách bệnh”.

Từ những lời đồn truyền tai, khắp các chợ trong vùng đã bày bán la liệt loại cây trên, đồng thời kéo nhau vào rừng để tìm kiếm và đào bới gây nguy hại đến môi trường.

caychuabachbenh1352013-bae2f.jpg


Ngày 12/5, có mặt tại chợ Mai (xã Hưng Thủy, H.Lệ Thủy, Quảng Bình), chúng tôi vẫn thấy cây được người dân bày bán rất nhiều, bao gồm cả thân cây và rễ. Một chị ngồi bán nhanh nhảu “Mua đi em, không mua là hết đó, cây ni chữa đa bệnh, uống vô bệnh chi cũng khỏi, chữa cả bệnh ung thư đó. Mới vô mùa hè nên họ mua về uống nhiều lắm...”.

Theo tìm hiểu của PV, giá của loại cây trên dao động tùy thuộc nhu cầu người mua, có thời điểm giá được bán từ 40-50 ngàn đồng/kg. Bình thường, một kilôgram rễ cây được bán với giá 15 ngàn đồng, nếu đã thái nhỏ thì được bán với giá 20 ngàn đồng/kg.

Theo hướng dẫn, gốc, rễ cây trên sau khi cắt ra thành lát mỏng, phơi khô hoặc để tươi đem nấu rồi lấy nước uống sẽ chữa được “bách bệnh”, nước sau khi nấu có vị đắng. Phần lớn người dân khi được hỏi về hiệu quả sau khi uống, họ đều trả lời là... chưa rõ, nhưng nghe đồn là chữa được bách bệnh nên... cứ uống đã.

Đi tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện tin đồn và “phong trào mua cây bách bệnh”, người dân ở đây cho biết khoảng trước Tết Nguyên đán- 2013, có vài người lạ mặt đến địa phương, đem theo cành, rễ của cây trên rồi hỏi để thu mua số lượng lớn với giá 120 ngàn đồng/kg, vì cây trên “chữa được bách bệnh”. Từ đó đến nay, người dân địa phương đồn tai nhau và tạo nên phong trào uống nước từ cây trên để chữa... bách bệnh.

Lân la hỏi những người dân thường xuyên vào rừng tìm kiếm, chúng tôi được biết, “cây bách bệnh” trên thường mọc giữa các khu rừng thưa trên đồi cát ven biển hoặc trên triền đồi thấp. Là cây
t.php
thân gỗ nhỏ, rễ cắm thẳng xuống đất sâu hơn 1m. Trước thực trạng người dân đổ xô đi đào bới, UBND các xã ở huyện Lệ Thủy cho biết, phải lập các tổ bảo vệ, cấm người dân đào bới nhằm tránh ảnh hưởng đến việc xói mòn đồi cát, rừng phòng hộ ven biển.

Trước thông tin trên, ngày 12/5, Hội Đông y tỉnh cho biết, đã tiến hành kiểm tra mẫu cây tại các khu vực trên và kết luận đây là cây mật nhân, có tên khoa học là Eurycoma Longifolia.

Theo ông Trần Nam Định - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh - thì đây là một loài cây được dùng trong các bài thuốc đông y, nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh là cây trên chữa được “bách bệnh” cả. Đồng thời, việc người dân nghe những lời đồn thổi, mua về lạm dụng uống, thiếu khoa học sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Theo Linh Đan
Lao động



 
Back
Top