[h=2]Sau gần nửa thế kỷ bặt tin, hai cha con mới tìm thấy nhau từ giấc mơ có phần kỳ lạ của người cha, khi người vợ quá cố hiện về báo mộng nơi ở của con.[/h]
Bỏ qua chuyện tâm linh, cả sự trùng hợp ngẫu nhiên, điều quan trọng là họ đã tìm thấy nhau.
Người con hiếu nghĩa ấy là anh Trần Ngọc Châu (47 tuổi), ở xã Cẩm Kim, Hội An (Quảng Nam). Thất lạc cha mẹ và anh chị em từ năm 7 tuổi, anh đã mải miết kiếm tìm và sự kỳ vọng ấy đã được đền đáp xứng đáng khi vào một ngày giữa năm 2012, hai cha con đã hội ngộ trong sự xúc động nghẹn ngào của tình phụ tử thiêng liêng.
40 năm mải miết tìm cha
Anh Châu, vốn là cựu binh Trường Sa, nay trở về với công việc phu hồ, và cũng chính công việc này đã đủ để nuôi sống gia đình và dư dả một phần, để anh làm lộ phí tất tả ngược xuôi mong tìm lại gốc tích, ruột thịt của mình. Anh Châu cho biết, mình sinh ra ở đâu cũng không rõ, chỉ nhớ rằng, lớn lên thấy mình sống ở Đồng Nai.
Năm 7 tuổi, Châu được một người tên là Trần Huynh đưa về Hội An rồi nhận làm con nuôi. Từ đấy, Châu cứ đinh ninh ông Huỳnh là cha đẻ của mình, và coi gia đình này như gia đình ruột thịt của mình vậy. Cho đến năm Châu 12 tuổi, thân phận thật của anh mới được hé lộ, anh ngỡ ngàng khi biết rằng mình chỉ là con nuôi trong gia đình.
Cũng bắt đầu từ đấy, khát vọng tìm lại gốc tích, gia đình ruột thịt của mình cứ ngày một lớn dần, cháy bỏng trong anh. Cuộc tìm kiếm của anh bắt đầu bằng con số không. Với chút trí nhớ nhỏ nhoi về những ngày sống ở Biên Hòa, anh Châu cứ nghĩ rằng mình quê ở Đồng Nai, nên đã nhiều lần vào đấy tìm như không có kết quả. Với lại, ngày thơ bé, anh cũng không biết mình nên bắt đầu câu chuyện tìm kiếm người thân như thế nào cả. Tất cả đều mịt mờ.
Sau khi học xong cấp 2, anh Châu ở nhà chăn trâu cắt cỏ. 18 tuổi, Châu nhập ngũ, gia nhập Trung đoàn 83, ra xây dựng đảo Sinh Tồn Đông trên quần đảo Trường Sa lớn. Anh kể lại, những ngày trên biển cả mênh mông, khái niệm về gia đình vẫn luôn thôi thúc anh. Đi đâu, làm gì anh cũng luôn mường tượng đến, hỏi nhờ các đồng chí, đồng đội xem có ai biết về hoàn cảnh gia đình mình hay không.
Anh Trần Ngọc Châu đã tìm được cha sau 40 năm.
Ký ức tuổi thơ đã khiến anh luôn mặc định rằng, mình có quê quán ở tỉnh Đồng Nai nên đã kiếm tìm theo hướng này. Kể cả sau này cũng vậy, khi ra quân, trở về nhà xây dựng gia đình, anh vẫn một năm hai ba lần ngược vào Đồng Nai, với những cuộc tìm kiếm gốc tích vô vọng. Trong những chuyến đi ấy, phần lớn anh đi một mình, dành dụm được đồng nào là anh lại lên đường. Cũng có khi cả vợ cùng đi, và mỗi lần như thế, lại phải vay mượn thêm tiền bạc để làm lộ phí.
Anh Châu kể: “Sợi dây duy nhất làm liên hệ giữa bản thân với gia đình là tôi nhớ được mang máng cha nuôi kể lại, rằng vào năm 1973, ông ấy thấy tôi sống trong một gia đình có tên là Tân ở Đồng Nai. Song, gia đình này cũng cho biết chỉ nhận tôi từ một người phụ nữ không rõ lai lịch”. Anh cho biết thêm, sau khi lấy vợ, có một cậu con trai kháu khỉnh nên anh cũng bớt vơi phần nào nỗi nhớ cha mẹ.
Nhưng có những khi, nghe tiếng con bi bô gọi cha, trong tâm thức anh nỗi nhớ cha lại cồn cào, bước chân anh lại chộn rộn muốn đi. Cho đến bây giờ, anh Châu không nhớ mình đã vào Đồng Nai mấy lần, chỉ biết rằng gần như mọi con đường, xã phường trên địa bàn tỉnh này, nơi nào anh cũng đã đặt chân đến.
Thậm chí, có những người thấy mặt anh riết nên quen, cho ăn cơm và ở nhờ miễn phí. Nhưng cuộc tìm cha vẫn vô vọng, chẳng khác nào mò kim đáy bể. Ngoài ra, vợ chồng anh cũng đã đăng ký với cả chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” trên truyền hình nhưng vẫn không mang lại kết quả.
Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, vợ anh Châu cho biết thêm, trước khi đồng ý làm vợ anh Châu, chỉ đã biết và cảm phục trước tấm lòng hiếu thảo của anh Châu. Cũng bởi ngưỡng mộ và khâm phục nên chị đã yêu thương và nguyện cùng anh đi tìm đấng sinh thành.
Có những lần, nghe thông tin từ cơ sở kể về người giống như anh chị mô tả, dù trong nhà không còn tiền, hai vợ chồng vẫn quyết đi vay mượn để tức tốc lên đường, con phải đi gửi nhờ. Nhưng vào đến nơi, thì chỉ nhận được sự thất vọng, bởi đó cũng chưa phải là cha của anh Châu.
Ảnh minh họa.
Cha, con và giọt nước mắt trùng phùng
Trong khi cuộc tìm kiếm người cha của mình chưa có kết quả thì một ngày giữa tháng 4/2012, khi anh Châu vừa kết thúc một buổi phu hồ mệt mỏi, đang chuẩn bị bữa cơm trưa thì bất ngờ cậu con trai kêu về nhà gấp, bác trưởng thôn dẫn đến một ông cụ ở huyện Phú Ninh lên, muốn gặp anh. Linh tính có điều gì đó đặc biệt, chứ không hẳn là cuộc gặp bình thường, anh Châu hồi hộp đạp xe về nhà giữa trưa nắng đổ lửa.
Vị khách lạ đi cùng trưởng thôn là một cụ ông gầy, tóc trắng, cứ nhìn anh Châu từ đầu đến chân, với ánh mắt bần thần, rưng rưng. Rồi bất chợt, ông này bỏ mũ chụp đầu, xáp lại nắm lấy tay anh Châu rưng rưng thốt lên: “Dũng, chính là con trai của ba đây rồi! Bao nhiêu năm cha cất công kiếm tìm con”. Anh Châu, cũng theo phản xạ tự nhiên, ôm chầm lấy ông cụ, giọng khản đặc: “Ba của con”!.
Hai gương mặt ướt đẫm nước mắt. Cha con họ cứ đứng ôm nhau, rưng rức như thế khiến những người chứng kiến cũng không cầm được nước mắt. Sau cuộc gặp gỡ ngày hôm đó, thân phận về anh Châu cũng đã được rõ. Anh Châu tên thật là Nguyễn Văn Dũng, là con út trong gia đình có 4 người con. Người cha đã đến tìm con mình ấy là ông Nguyễn Não, 80 tuổi, ở xã Tam Lập, huyện Phú Ninh.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, gia đình ông Não bị trúng bom của giặc, vợ ông chết ngay tại chỗ. Một năm sau, người anh thứ hai cũng về với thiên thu. Đến năm 1969, ông Não bị địch bắt, tù đày ra Côn Đảo, người anh cả Nguyễn Văn Sâm dắt díu các em đi lánh nạn, mưu sinh. Ba anh em lưu lạc vào tận Đồng Nai. Tại đây, một trong số 3 anh em được một người tốt bụng nhận làm con nuôi, hai anh em còn lại thất lạc nhau từ đấy.
Sau khi được thả vào năm 1975, ông Nguyễn Não trở về thì các con mình đã mỗi đứa một phương. Ông cất công đi tìm con, trong gần 10 năm, sự cố gắng của ông chỉ giúp tìm lại được hai đứa, con cậu con trai út Nguyễn Văn Dũng (tức anh Trần Ngọc Châu) vẫn biền biệt. Người cha này cũng đã nhiều lần ngược vào Đồng Nai, lên Bình Phước tìm con nhưng không mang lại kết quả.
Đến đầu tháng 4/2012, với nỗi nhớ nhung, day dứt về đứa con út đang thất lạc, ông thắp nhang lên bàn thờ của người vợ quá cố để xin bà phù hộ độ trì. Không lâu sau đó, trong một lần nằm ngủ, giấc mơ của ông Não đã được bà vợ hiện về báo mộng, con trai hiện đang ở TP Hội An, đã có vợ con, tên khác, với mái tóc bạc trắng. Tỉnh giấc, ông Nguyễn Não đã tìm về TP Hội An, và tìm được đúng địa chỉ thôn nơi anh Châu đang ở chỉ sau vài lần hỏi đường.
Sau lần gặp ấy, ông Não đã đưa anh Châu về gặp lại hai người anh em ruột thịt của mình, cha đẻ và cha nuôi cũng đã gặp nhau. Những lúc rảnh rỗi, anh Châu lại đưa vợ con về Phú Ninh gặp lại họ hàng, bà con khiến ai cũng vui mừng ra mặt. Lại nói về ông Nguyễn Não, sau khi trở về, ông đã kết hôn với một người đàn bà khác và có thêm 2 người con.
Tất cả các con của ông, dù là của vợ trước hay bà sau, người nào cũng yêu thương, giúp đỡ nhau hết lòng. Giờ tìm lại được cậu con trai út, đại gia đình ấy càng thêm ấm cúng trong mỗi dịp đoàn viên, sum họp.
Theo Sao Bóng Đá
Bỏ qua chuyện tâm linh, cả sự trùng hợp ngẫu nhiên, điều quan trọng là họ đã tìm thấy nhau.
Người con hiếu nghĩa ấy là anh Trần Ngọc Châu (47 tuổi), ở xã Cẩm Kim, Hội An (Quảng Nam). Thất lạc cha mẹ và anh chị em từ năm 7 tuổi, anh đã mải miết kiếm tìm và sự kỳ vọng ấy đã được đền đáp xứng đáng khi vào một ngày giữa năm 2012, hai cha con đã hội ngộ trong sự xúc động nghẹn ngào của tình phụ tử thiêng liêng.
40 năm mải miết tìm cha
Anh Châu, vốn là cựu binh Trường Sa, nay trở về với công việc phu hồ, và cũng chính công việc này đã đủ để nuôi sống gia đình và dư dả một phần, để anh làm lộ phí tất tả ngược xuôi mong tìm lại gốc tích, ruột thịt của mình. Anh Châu cho biết, mình sinh ra ở đâu cũng không rõ, chỉ nhớ rằng, lớn lên thấy mình sống ở Đồng Nai.
Năm 7 tuổi, Châu được một người tên là Trần Huynh đưa về Hội An rồi nhận làm con nuôi. Từ đấy, Châu cứ đinh ninh ông Huỳnh là cha đẻ của mình, và coi gia đình này như gia đình ruột thịt của mình vậy. Cho đến năm Châu 12 tuổi, thân phận thật của anh mới được hé lộ, anh ngỡ ngàng khi biết rằng mình chỉ là con nuôi trong gia đình.
Cũng bắt đầu từ đấy, khát vọng tìm lại gốc tích, gia đình ruột thịt của mình cứ ngày một lớn dần, cháy bỏng trong anh. Cuộc tìm kiếm của anh bắt đầu bằng con số không. Với chút trí nhớ nhỏ nhoi về những ngày sống ở Biên Hòa, anh Châu cứ nghĩ rằng mình quê ở Đồng Nai, nên đã nhiều lần vào đấy tìm như không có kết quả. Với lại, ngày thơ bé, anh cũng không biết mình nên bắt đầu câu chuyện tìm kiếm người thân như thế nào cả. Tất cả đều mịt mờ.
Sau khi học xong cấp 2, anh Châu ở nhà chăn trâu cắt cỏ. 18 tuổi, Châu nhập ngũ, gia nhập Trung đoàn 83, ra xây dựng đảo Sinh Tồn Đông trên quần đảo Trường Sa lớn. Anh kể lại, những ngày trên biển cả mênh mông, khái niệm về gia đình vẫn luôn thôi thúc anh. Đi đâu, làm gì anh cũng luôn mường tượng đến, hỏi nhờ các đồng chí, đồng đội xem có ai biết về hoàn cảnh gia đình mình hay không.
Anh Trần Ngọc Châu đã tìm được cha sau 40 năm.
Ký ức tuổi thơ đã khiến anh luôn mặc định rằng, mình có quê quán ở tỉnh Đồng Nai nên đã kiếm tìm theo hướng này. Kể cả sau này cũng vậy, khi ra quân, trở về nhà xây dựng gia đình, anh vẫn một năm hai ba lần ngược vào Đồng Nai, với những cuộc tìm kiếm gốc tích vô vọng. Trong những chuyến đi ấy, phần lớn anh đi một mình, dành dụm được đồng nào là anh lại lên đường. Cũng có khi cả vợ cùng đi, và mỗi lần như thế, lại phải vay mượn thêm tiền bạc để làm lộ phí.
Anh Châu kể: “Sợi dây duy nhất làm liên hệ giữa bản thân với gia đình là tôi nhớ được mang máng cha nuôi kể lại, rằng vào năm 1973, ông ấy thấy tôi sống trong một gia đình có tên là Tân ở Đồng Nai. Song, gia đình này cũng cho biết chỉ nhận tôi từ một người phụ nữ không rõ lai lịch”. Anh cho biết thêm, sau khi lấy vợ, có một cậu con trai kháu khỉnh nên anh cũng bớt vơi phần nào nỗi nhớ cha mẹ.
Nhưng có những khi, nghe tiếng con bi bô gọi cha, trong tâm thức anh nỗi nhớ cha lại cồn cào, bước chân anh lại chộn rộn muốn đi. Cho đến bây giờ, anh Châu không nhớ mình đã vào Đồng Nai mấy lần, chỉ biết rằng gần như mọi con đường, xã phường trên địa bàn tỉnh này, nơi nào anh cũng đã đặt chân đến.
Thậm chí, có những người thấy mặt anh riết nên quen, cho ăn cơm và ở nhờ miễn phí. Nhưng cuộc tìm cha vẫn vô vọng, chẳng khác nào mò kim đáy bể. Ngoài ra, vợ chồng anh cũng đã đăng ký với cả chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” trên truyền hình nhưng vẫn không mang lại kết quả.
Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, vợ anh Châu cho biết thêm, trước khi đồng ý làm vợ anh Châu, chỉ đã biết và cảm phục trước tấm lòng hiếu thảo của anh Châu. Cũng bởi ngưỡng mộ và khâm phục nên chị đã yêu thương và nguyện cùng anh đi tìm đấng sinh thành.
Có những lần, nghe thông tin từ cơ sở kể về người giống như anh chị mô tả, dù trong nhà không còn tiền, hai vợ chồng vẫn quyết đi vay mượn để tức tốc lên đường, con phải đi gửi nhờ. Nhưng vào đến nơi, thì chỉ nhận được sự thất vọng, bởi đó cũng chưa phải là cha của anh Châu.
Ảnh minh họa.
Cha, con và giọt nước mắt trùng phùng
Trong khi cuộc tìm kiếm người cha của mình chưa có kết quả thì một ngày giữa tháng 4/2012, khi anh Châu vừa kết thúc một buổi phu hồ mệt mỏi, đang chuẩn bị bữa cơm trưa thì bất ngờ cậu con trai kêu về nhà gấp, bác trưởng thôn dẫn đến một ông cụ ở huyện Phú Ninh lên, muốn gặp anh. Linh tính có điều gì đó đặc biệt, chứ không hẳn là cuộc gặp bình thường, anh Châu hồi hộp đạp xe về nhà giữa trưa nắng đổ lửa.
Vị khách lạ đi cùng trưởng thôn là một cụ ông gầy, tóc trắng, cứ nhìn anh Châu từ đầu đến chân, với ánh mắt bần thần, rưng rưng. Rồi bất chợt, ông này bỏ mũ chụp đầu, xáp lại nắm lấy tay anh Châu rưng rưng thốt lên: “Dũng, chính là con trai của ba đây rồi! Bao nhiêu năm cha cất công kiếm tìm con”. Anh Châu, cũng theo phản xạ tự nhiên, ôm chầm lấy ông cụ, giọng khản đặc: “Ba của con”!.
Hai gương mặt ướt đẫm nước mắt. Cha con họ cứ đứng ôm nhau, rưng rức như thế khiến những người chứng kiến cũng không cầm được nước mắt. Sau cuộc gặp gỡ ngày hôm đó, thân phận về anh Châu cũng đã được rõ. Anh Châu tên thật là Nguyễn Văn Dũng, là con út trong gia đình có 4 người con. Người cha đã đến tìm con mình ấy là ông Nguyễn Não, 80 tuổi, ở xã Tam Lập, huyện Phú Ninh.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, gia đình ông Não bị trúng bom của giặc, vợ ông chết ngay tại chỗ. Một năm sau, người anh thứ hai cũng về với thiên thu. Đến năm 1969, ông Não bị địch bắt, tù đày ra Côn Đảo, người anh cả Nguyễn Văn Sâm dắt díu các em đi lánh nạn, mưu sinh. Ba anh em lưu lạc vào tận Đồng Nai. Tại đây, một trong số 3 anh em được một người tốt bụng nhận làm con nuôi, hai anh em còn lại thất lạc nhau từ đấy.
Sau khi được thả vào năm 1975, ông Nguyễn Não trở về thì các con mình đã mỗi đứa một phương. Ông cất công đi tìm con, trong gần 10 năm, sự cố gắng của ông chỉ giúp tìm lại được hai đứa, con cậu con trai út Nguyễn Văn Dũng (tức anh Trần Ngọc Châu) vẫn biền biệt. Người cha này cũng đã nhiều lần ngược vào Đồng Nai, lên Bình Phước tìm con nhưng không mang lại kết quả.
Đến đầu tháng 4/2012, với nỗi nhớ nhung, day dứt về đứa con út đang thất lạc, ông thắp nhang lên bàn thờ của người vợ quá cố để xin bà phù hộ độ trì. Không lâu sau đó, trong một lần nằm ngủ, giấc mơ của ông Não đã được bà vợ hiện về báo mộng, con trai hiện đang ở TP Hội An, đã có vợ con, tên khác, với mái tóc bạc trắng. Tỉnh giấc, ông Nguyễn Não đã tìm về TP Hội An, và tìm được đúng địa chỉ thôn nơi anh Châu đang ở chỉ sau vài lần hỏi đường.
Sau lần gặp ấy, ông Não đã đưa anh Châu về gặp lại hai người anh em ruột thịt của mình, cha đẻ và cha nuôi cũng đã gặp nhau. Những lúc rảnh rỗi, anh Châu lại đưa vợ con về Phú Ninh gặp lại họ hàng, bà con khiến ai cũng vui mừng ra mặt. Lại nói về ông Nguyễn Não, sau khi trở về, ông đã kết hôn với một người đàn bà khác và có thêm 2 người con.
Tất cả các con của ông, dù là của vợ trước hay bà sau, người nào cũng yêu thương, giúp đỡ nhau hết lòng. Giờ tìm lại được cậu con trai út, đại gia đình ấy càng thêm ấm cúng trong mỗi dịp đoàn viên, sum họp.
Theo Sao Bóng Đá