T
T$
Guest
Kể từ khi cách mạng Libya bùng nổ vào tháng 2, đã có 50.000 người nước ngoài bị kẹt ở biên giới Tunisia và Ai Cập được HCR và IOM cấp phương tiện trở về xứ. Hàng ngàn người khác đã được chính phủ nước họ đưa về nước.
Ông Andrew Harper, đại diện HCR nói rằng con số 50.000 là số lượng thường dân lớn nhất mà hai tổ chức đã phối hợp di tản kể từ khi có chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư lần thứ nhất vào năm 1991.
Dù đây là một thành công lớn, ông nói cuộc khủng hoảng ở Libya vẫn còn, nên các tổ chức cứu trợ phải sẵn sàng để có thể đối phó với chuyện bất ngờ:
Ông nói: “Không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra tại Libya. Các diễn biến tại chỗ thay đổi nhanh hơn chúng ta có thể nghĩ ra. Việc áp đặt vùng cấm bay sẽ gây sức ép lên cả hai miền biên giới Đông và Tây của Libya. Cách hay nhất của chúng tôi là nên tỏ ra cực kỳ linh hoạt và chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất.”
Trường hợp xấu nhất ở đây là dòng người di tản hiện nay nhanh chóng biến thành một làn sóng người tỵ nạn khổng lồ.
Hiện nay chỉ có khoảng từ 1.500 đến 2.000 người vượt biên mỗi ngày để đến Ai Cập, Tunisia, Algeria hoặc Niger, nhưng theo ông Fernando Calado, đại diện của IOM con số này có thể tăng khủng khiếp, vì người nước ngoài có mặt tại Libya vẫn còn rất đông:
“Trước khi có xáo trộn, Libya có khoảng từ 2 đến 2,5 triệu công nhân xuất khẩu lao động đến từ các nước nghèo. Nếu chúng ta nghĩ đến con số đó, chúng ta sẽ thấy tiềm năng của vụ này quan trọng như thế nào.”
Trước đây trong tháng, Liên Hiệp Quốc kêu gọi quốc tế đóng góp 160 triệu đôla để chi cho khoảng 400.000 người được tiên đoán sẽ chạy sang Ai Cập hoặc Tunisia.
Tính đến giờ này, báo cáo của HCR cho thấy đã có hơn 300.000 người chạy khỏi Libya để đến các nước lân cận.
Ông Andrew Harper, đại diện HCR nói rằng con số 50.000 là số lượng thường dân lớn nhất mà hai tổ chức đã phối hợp di tản kể từ khi có chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư lần thứ nhất vào năm 1991.
Dù đây là một thành công lớn, ông nói cuộc khủng hoảng ở Libya vẫn còn, nên các tổ chức cứu trợ phải sẵn sàng để có thể đối phó với chuyện bất ngờ:
Ông nói: “Không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra tại Libya. Các diễn biến tại chỗ thay đổi nhanh hơn chúng ta có thể nghĩ ra. Việc áp đặt vùng cấm bay sẽ gây sức ép lên cả hai miền biên giới Đông và Tây của Libya. Cách hay nhất của chúng tôi là nên tỏ ra cực kỳ linh hoạt và chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất.”
Trường hợp xấu nhất ở đây là dòng người di tản hiện nay nhanh chóng biến thành một làn sóng người tỵ nạn khổng lồ.
Hiện nay chỉ có khoảng từ 1.500 đến 2.000 người vượt biên mỗi ngày để đến Ai Cập, Tunisia, Algeria hoặc Niger, nhưng theo ông Fernando Calado, đại diện của IOM con số này có thể tăng khủng khiếp, vì người nước ngoài có mặt tại Libya vẫn còn rất đông:
“Trước khi có xáo trộn, Libya có khoảng từ 2 đến 2,5 triệu công nhân xuất khẩu lao động đến từ các nước nghèo. Nếu chúng ta nghĩ đến con số đó, chúng ta sẽ thấy tiềm năng của vụ này quan trọng như thế nào.”
Trước đây trong tháng, Liên Hiệp Quốc kêu gọi quốc tế đóng góp 160 triệu đôla để chi cho khoảng 400.000 người được tiên đoán sẽ chạy sang Ai Cập hoặc Tunisia.
Tính đến giờ này, báo cáo của HCR cho thấy đã có hơn 300.000 người chạy khỏi Libya để đến các nước lân cận.