Quy trình chế biến nguyên liệu chè khúc bạch siêu bẩn

Jolie

Member
[h=2]Chè khúc bạch đang tạo nên "cơn sốt" trong mùa hè năm nay, nhưng những thông tin về công nghệ chế biến nguyên liệu của loại chè này làm nhiều người rùng mình sợ hãi.[/h]

617836283b5fb35b05636b681f0517f5-1.jpg

Từ tháng 5 tới nay, tại Hà Nội, món ăn được giới trẻ nhắc tới nhiều nhất chính là chè khúc bạch. Học sinh, sinh viên, dân văn phòng, hầu hết đều được bạn bè “rủ rê” đi thưởng thức món ăn không mới lạ nhưng mới sốt nóng này.
2.jpg

3.jpg

Khúc bạch được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên “linh hồn” của món ăn này chính là gelatin.
4.jpg

Gelatin là một chất rắn không màu, không vị, trong mờ, giòn (khi để khô), làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc. Nó thường được dùng làm chất làm đông trong thực phẩm, dược phẩm.
5.jpg

Đây là loại gelatine lá, và bột thành phẩm được bán trên thị trường
6.jpg

Tuy nhiên công nghệ chế biến nên chè khúc bạch không phải ai cũng biết
7.jpg

Đặc biệt thông tin về công nghệ chế biến Gelatine siêu bẩn bị phát giác ở Trung Quốc năm 2012. Loại Gelatin công nghiệp này được sản xuất từ da phế thải, được nhiều công ty dùng để chế biến vỏ nang cho nhiều loại thuốc, dùng sản xuất kem, sữa chua và nhiều loại đồ uống. Hàng tấn da thuộc phế thải xếp chồng lên nhau như núi giữa bãi đất cát.
8.jpg

Da thừa - nguyên liệu sản xuất gelatin xếp chồng lên nhau như... phế thải.
9.jpg

Tất cả được cho vào từng túi cáu bẩn, rồi thả vào nồi lớn
10.jpg

Đầu tiên, người ta ngâm da phế liệu trong nước vôi từ 3 đến 4 giờ rồi cho vào máy làm sạch và lại ngâm trong bồn nước lớn từ 3 đến 5 ngày.
11.jpg

Sau đó vớt da mang đi phơi. Cuối cùng thành phẩm được nấu thành gelatin. Mọi thứ đều diễn ra trong môi trường vô cùng bẩn thỉu.
12.jpg

Những tấm gelatine được chế biến ra từ các loại nguyên liệu cáu bẩn, thừa thối
13.jpg

La liệt gelatine khô được phơi trên những tấm lưới
14.jpg

Khi khô, loại gelatine bẩn này sẽ được thu gom bán ra thị trường
15.jpg

Qua kiểm tra 33 sản phẩm viên thuốc dạng nang, SFDA nhận thấy 23 mẫu được lấy từ các sản phẩm này đã bị nhiễm chromium, một kim loại nặng rất độc, có thể gây ung thư.
Theo Khám phá









 
Back
Top