Hà Nội bắt đầu vào hè, nắng nóng "bủa chặt" người dân thủ đô. Dịch vụ cung cấp đá uống cũng vì thế trở nên nhộn nhịp. Nhiều địa điểm “bán đá cây sạch tinh khiết” mọc lên nhan nhản trên các tuyến phố.
Tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội như Thành Công A, Dịch Vọng, Ngã Tư Sở xuất hiện nhiều điểm bán đá cây lưu động; hầu hết các quán cóc trà đá vỉa hè cũng sử dụng đá cây phục vụ khách, trong khi thứ "phụ gia đồ uống" này thuộc diện "nghiêm cấm sử dụng cho giải khát" theo quy định của Sở Y tế Hà Nội.
Có mặt tại điểm bán đá cây tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy), một loạt đá cây, đá viên loại nhỏ được phủ lên bởi những chiếc bì màu xanh cũ nát, phía dưới kê bằng vài tấm gỗ màu đen kịt. Một dòng nước nhỏ hôi thối của những cửa hàng ăn uống xung quanh chạy ngay dưới chân những cây đá. Chốc chốc, lại có người đi xe máy đến mua, chuyển lên xe máy rồi chở đến những quán bia hay quán phở xung quanh. Khi được hỏi về giá cả, chị chủ quán nhanh nhẹn: “Em lấy bao nhiêu, đá cây có mà đá viên cũng có, giá 25.000 đồng một cây đá cây to loại 50kg. Đá viên thì sạch hơn, 5.000 đồng một túi loại 5kg”. Khi được thắc mắc là liệu đá cây có dùng để uống không, chị khẳng định: “Ôi dào, uống tốt em ạ, các chủ quán nước người ta vẫn mua về bán cho khách đấy thôi”.
Theo tìm hiểu, đá cây chuyên dùng để ướp thủy sản tươi lâu và chỉ những người buôn bán ở chợ mới dùng đến. Những túi đá, từ 2 đến 4 kg, được chia thành những viên nhỏ được nhiều người cho là sạch và người bán cũng tự quảng cáo sạch tinh khiết, nhưng sự thật không phải như thế. Tại địa điểm bán đá cây trên chợ Dich Vọng và đường Đại La, nhiều chủ bán đá đã lấy búa đập những tảng đá cây và cho vào túi nilon nhỏ, vậy là từ đá chuyên ướp cá trở thành… đá chuyên dùng cho giải khát. Đó còn chưa kể, nguồn nước để làm ra những loại đá trên là nước đã đun sôi hay chưa?.
Tại ngã ba đường Trường Chinh, Giải Phóng, Đại La - địa điểm bán đá lộ thiên, hoạt động từ sáng sớm đến chiều tối. Số người đến đây để chuyển đá đi các nơi khác rất tấp nập. Do ở ngã ba đường lớn nên khu vực trên luôn trong tình trạng ngột ngạt vì bụi và khí thải của các phương tiện. Để giữ đá không tan, người chủ ở đây dùng những tấm vải khô màu đen đã rách phủ lên trên. Tuy nhiên, do khối lượng đá được tiêu thụ lớn, nên nước từ các loại đá chảy ra ngoài rất nhiều, cộng với dòng nước thải của nhiều hộ dân xung quanh, tạo ra một loại mùi xú uế khó chịu. Biển hiệu của cơ sở này ghi rõ: “đá cây dùng để ướp lạnh”, tuy nhiên nhiều người dân vẫn mua đá này về uống. Người làm đá ở đây thì quả quyết: “Đá này uống tốt, bọn tôi làm bằng nước máy, đảm bảo vệ sinh. Các quán cà phê, quán bia gần đây toàn nhập của nhà tôi cả ấy chứ”.
Kinh hoàng hơn, nhiều địa điểm bán đá ở Đại La, Trương Định còn không dùng vải hay túi ni lon để che chắn. Họ để trần trụi ngay trên vỉa hè để “quảng cáo”, gần đấy là biển hiệu “đá viên tinh khiết”. Khi hỏi, “cần một lượng lớn đá để tiêu thụ”, người chủ ở đây khẳng định là không thiếu, chỉ cần alô theo số điện thoại 043.4589… là đem đá đến tận nơi.
Một số hình ảnh bán đá cây, đá “viên tinh khiết” trên đường phố Hà Nội:
Tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội như Thành Công A, Dịch Vọng, Ngã Tư Sở xuất hiện nhiều điểm bán đá cây lưu động; hầu hết các quán cóc trà đá vỉa hè cũng sử dụng đá cây phục vụ khách, trong khi thứ "phụ gia đồ uống" này thuộc diện "nghiêm cấm sử dụng cho giải khát" theo quy định của Sở Y tế Hà Nội.
Có mặt tại điểm bán đá cây tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy), một loạt đá cây, đá viên loại nhỏ được phủ lên bởi những chiếc bì màu xanh cũ nát, phía dưới kê bằng vài tấm gỗ màu đen kịt. Một dòng nước nhỏ hôi thối của những cửa hàng ăn uống xung quanh chạy ngay dưới chân những cây đá. Chốc chốc, lại có người đi xe máy đến mua, chuyển lên xe máy rồi chở đến những quán bia hay quán phở xung quanh. Khi được hỏi về giá cả, chị chủ quán nhanh nhẹn: “Em lấy bao nhiêu, đá cây có mà đá viên cũng có, giá 25.000 đồng một cây đá cây to loại 50kg. Đá viên thì sạch hơn, 5.000 đồng một túi loại 5kg”. Khi được thắc mắc là liệu đá cây có dùng để uống không, chị khẳng định: “Ôi dào, uống tốt em ạ, các chủ quán nước người ta vẫn mua về bán cho khách đấy thôi”.
Theo tìm hiểu, đá cây chuyên dùng để ướp thủy sản tươi lâu và chỉ những người buôn bán ở chợ mới dùng đến. Những túi đá, từ 2 đến 4 kg, được chia thành những viên nhỏ được nhiều người cho là sạch và người bán cũng tự quảng cáo sạch tinh khiết, nhưng sự thật không phải như thế. Tại địa điểm bán đá cây trên chợ Dich Vọng và đường Đại La, nhiều chủ bán đá đã lấy búa đập những tảng đá cây và cho vào túi nilon nhỏ, vậy là từ đá chuyên ướp cá trở thành… đá chuyên dùng cho giải khát. Đó còn chưa kể, nguồn nước để làm ra những loại đá trên là nước đã đun sôi hay chưa?.
Tại ngã ba đường Trường Chinh, Giải Phóng, Đại La - địa điểm bán đá lộ thiên, hoạt động từ sáng sớm đến chiều tối. Số người đến đây để chuyển đá đi các nơi khác rất tấp nập. Do ở ngã ba đường lớn nên khu vực trên luôn trong tình trạng ngột ngạt vì bụi và khí thải của các phương tiện. Để giữ đá không tan, người chủ ở đây dùng những tấm vải khô màu đen đã rách phủ lên trên. Tuy nhiên, do khối lượng đá được tiêu thụ lớn, nên nước từ các loại đá chảy ra ngoài rất nhiều, cộng với dòng nước thải của nhiều hộ dân xung quanh, tạo ra một loại mùi xú uế khó chịu. Biển hiệu của cơ sở này ghi rõ: “đá cây dùng để ướp lạnh”, tuy nhiên nhiều người dân vẫn mua đá này về uống. Người làm đá ở đây thì quả quyết: “Đá này uống tốt, bọn tôi làm bằng nước máy, đảm bảo vệ sinh. Các quán cà phê, quán bia gần đây toàn nhập của nhà tôi cả ấy chứ”.
Kinh hoàng hơn, nhiều địa điểm bán đá ở Đại La, Trương Định còn không dùng vải hay túi ni lon để che chắn. Họ để trần trụi ngay trên vỉa hè để “quảng cáo”, gần đấy là biển hiệu “đá viên tinh khiết”. Khi hỏi, “cần một lượng lớn đá để tiêu thụ”, người chủ ở đây khẳng định là không thiếu, chỉ cần alô theo số điện thoại 043.4589… là đem đá đến tận nơi.
Một số hình ảnh bán đá cây, đá “viên tinh khiết” trên đường phố Hà Nội:
Đá được cho vào những chiếc bì, vận chuyển trên đường phố đến các quán bia, quán phở ở Hà Nội.
Đá bẩn được đặt ngay trên vỉa hè đường Giải Phóng (đoạn ngã ba Đại La, Trường Chinh, Giải Phóng).
Những điểm bán đá luôn trong tình trạng xập xệ và nhếch nhác.
Tại chợ Thành Công A (Ba Đình), những tấm đá cây được phủ bằng một lớp nilon, vải đã cũ.
Một đại lý bán đá cây, đá viên tại chợ Dịch Vọng A (Cầu Giấy), xung quanh tràn ngập than tổ ong, và nước thải của chợ. Phía trên những cây đá được phủ một lớp nilon đã cũ nát.
Hàng ngày có rất nhiều người đến để lấy hàng.
Theo Đất Việt