[h=2]Không đủ tiền điều trị nội trú, cũng không dư dả để thuê những căn phòng khang trang hơn, nhiều gia đình buộc phải thuê trọ trong những căn phòng ẩm thấp, tối tăm để tiện việc thăm khám cho con.[/h]
Chỉ khoảng vài trăm mét từ đường Đê La Thành đến cổng bệnh viện Nhi Trung ương, con dốc nhỏ có đến hàng chục nhà chuyên cho thuê phòng trọ. Theo các hộ dân sống ở đây, giá thuê phòng phụ thuộc vào nhu cầu người thuê và số người ở. Theo đó, nếu chỉ ngủ qua đêm, một mẹ/hoặc bố cùng một con nhỏ sẽ phải trả từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng/đêm. Nếu ở cả ngày, thuê theo tháng, sẽ phải trả 600.000 đồng/giường/tháng.
Càng gần cổng viện, giá thuê phòng lại càng cao. Đặc biệt, các dãy nhà trọ ở khu vực cổng viện Nhi Trung ương rất hiếm nhà cho thuê phòng riêng bởi mỗi phòng đều được kê 4 – 6 giường, thậm chí, chỉ trải chiếu dưới nền nhà đến kín, cho thuê theo đêm sẽ kiếm được nhiều hơn.
Căn phòng trọ khoảng 12 m2 là nơi ăn uống, nấu nướng, phơi phóng của 4 gia đình bệnh nhi.
Tháng 2/2013, chị Nguyễn Thị Hồng (Hạ Hòa, Phú Thọ) đưa con trai nhỏ đến khám viện nhi Trung ương khi bé đã 3 tuổi mà không biết đi đứng và phản xạ chậm. Sau khi thăm khám, xét nghiệm, các bác sĩ cho biết, cháu Ngô Hoàng Minh, con trai chị bị bại não, liệt nửa người bên trái.
“Lúc đó, tôi bàng hoàng đến rụng rời chân tay. Nỗi đau đến quá nhanh và đột ngột khiến tôi như chết đứng khi cầm kết quả trên tay mà không thể khóc nổi. May mắn là sau đó, các bác sĩ cho biết sẽ thăm khám thêm và đưa ra lộ trình điều trị cho cháu”, chị Hồng xót xa kể lại.
Theo chị Hồng, con trai chị phải luyện tập vận động hàng ngày cùng với điều trị thuốc thang để chữa chứng liệt nửa người. Phác đồ điều trị không liên tục, cộng với tiền nội trú khá cao, chị cùng chồng quyết định sẽ đưa con ra ở trọ bên ngoài, chỉ hôm nào bé cần luyện tập và tiêm khám mới đưa vào viện để tiết kiệm chi phí
Con trai anh Thành mới 8 tháng tuối đã mắc phải bệnh tim bẩm sinh.
Lựa chọn căn phòng ở xóm trọ ngay gần cổng viện để tiện đưa đón con, anh Thành (Đại Từ - Thái Nguyên) cho biết: “Lúc đầu, cả hai vợ chồng tôi đều ở lại Hà Nội để chăm sóc con trai đang điều trị bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu ở cả 2 vợ chồng, sẽ phải trả 600.000 đồng/tháng tiền thuê trọ, thêm tiền thuốc men của con và ăn uống sinh hoạt hàng ngày, gia đình tôi phải bỏ ra gần 200.000 đồng/ngày.
Thời gian điều trị cho con đâu phải ngày một ngày hai, tiền nào cho lại. Trộm vía cháu cũng ngoan, không quấy khóc nhiều nên tôi về quê đi làm trở lại, chỉ để vợ ở đây chăm con cho đỡ tốn kém. Chỉ hôm nào được nghỉ hoặc cuối tuần, tôi mới xuống thăm hai mẹ con và cũng là để tiếp tế thêm”.
Trong căn phòng trọ chỉ khoảng 12m2 mà anh Thành thuê, chủ nhà cho kê tới 4 chiếc giường, đặt ở 4 góc phòng. Cả một dãy trọ 10 phòng nằm lụp xụp bên căn nhà 4 tầng của chủ, bị che kín hết ánh nắng nên ngày càng ẩm thấp, tối tăm. Dãy hàng lang cũng là lối đi vào của các phòng trọ chỉ vỏn vẹn chưa tới nửa mét, đủ 1 người đi nên mọi sinh hoạt ăn uống, phơi phóng quần áo các gia đình phải thực hiện trong phòng. Vậy là căn phòng tồi tàn vừa là nơi nằm nghỉ của 4 gia đình, vừa là nơi nấu nướng, phơi phóng quần áo.
Mùi ẩm thấp, mùi quần áo ẩm ướt cùng mùi khai thối ngai ngái hòa vào với nhau, khiến nhiều người không quen, lần đầu tiên đi vào cảm thấy không khỏi sốc, choáng váng muốn nôn mửa.
Chị Ngô Thị Lâm và con trai 3 tuổi rưỡi.
Bé phải ngồi trên dát giường (không trải chiếu) vì thường xuyên đại tiểu tiện không kiểm soát, phòng trọ chật nên không nhiều chỗ để phơi phóng.
“Trẻ con thì đứa nào chả suốt ngày đại tiểu tiện, nhiều hôm không còn chỗ để mà phơi quần áo nữa. Ngày nắng hay hanh khô còn đỡ, chứ ngày mưa thì mọi người phải vừa đi vừa cúi, vì quần áo cả người lớn và trẻ con giăng khắp giường, lối đi, thậm chí, phải căng thêm dây phơi giữa phòng nữa”, anh Thành chỉ vào dãy quần áo phơi khắp phòng nói.
Chị Ngô Thị Lâm (Bắc Giang) vừa cho con ăn cháo, vừa kể chuyện thêm, con trai chị đang điều trị ngoại trú tại khoa hồi phục chức năng. Cháu đã 3 tuổi rưỡi nhưng chưa thể tự mình đi lại được, lại thường xuyên đại tiểu tiện vô thức. Không thể giặt chăn chiếu mãi được nên mỗi khi đi vệ sinh hoặc tranh thủ đi mua cháo, giặt giũ, chị chỉ còn cách kéo chiếu lên, đặt con ngồi trên dát giường và lót thêm giấy báo hoặc chiếc áo cũ bên dưới.
Những đứa trẻ tội nghiệp đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước vốn đã ốm đau quặt quẹo, lại phải sống trong cảnh tù mù, tăm tối, thiếu ánh sáng và không gian trong lành nên càng "bấy" người và chậm chạp hơn.
“Dẫu biết môi trường sống này sẽ ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của con, nhưng chúng tôi tiền không có, không quen không biết ai, hầu hết đều là lao động nghèo thì đành phải chấp nhận thôi cô ạ. Chỉ mong con nhanh khỏi bệnh, để khỏe mạnh, trở về đoàn tụ cùng gia đình”, chị Lâm nghẹn ngào.
Theo Tri thức thời đại
Chỉ khoảng vài trăm mét từ đường Đê La Thành đến cổng bệnh viện Nhi Trung ương, con dốc nhỏ có đến hàng chục nhà chuyên cho thuê phòng trọ. Theo các hộ dân sống ở đây, giá thuê phòng phụ thuộc vào nhu cầu người thuê và số người ở. Theo đó, nếu chỉ ngủ qua đêm, một mẹ/hoặc bố cùng một con nhỏ sẽ phải trả từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng/đêm. Nếu ở cả ngày, thuê theo tháng, sẽ phải trả 600.000 đồng/giường/tháng.
Càng gần cổng viện, giá thuê phòng lại càng cao. Đặc biệt, các dãy nhà trọ ở khu vực cổng viện Nhi Trung ương rất hiếm nhà cho thuê phòng riêng bởi mỗi phòng đều được kê 4 – 6 giường, thậm chí, chỉ trải chiếu dưới nền nhà đến kín, cho thuê theo đêm sẽ kiếm được nhiều hơn.
Căn phòng trọ khoảng 12 m2 là nơi ăn uống, nấu nướng, phơi phóng của 4 gia đình bệnh nhi.
Tháng 2/2013, chị Nguyễn Thị Hồng (Hạ Hòa, Phú Thọ) đưa con trai nhỏ đến khám viện nhi Trung ương khi bé đã 3 tuổi mà không biết đi đứng và phản xạ chậm. Sau khi thăm khám, xét nghiệm, các bác sĩ cho biết, cháu Ngô Hoàng Minh, con trai chị bị bại não, liệt nửa người bên trái.
“Lúc đó, tôi bàng hoàng đến rụng rời chân tay. Nỗi đau đến quá nhanh và đột ngột khiến tôi như chết đứng khi cầm kết quả trên tay mà không thể khóc nổi. May mắn là sau đó, các bác sĩ cho biết sẽ thăm khám thêm và đưa ra lộ trình điều trị cho cháu”, chị Hồng xót xa kể lại.
Theo chị Hồng, con trai chị phải luyện tập vận động hàng ngày cùng với điều trị thuốc thang để chữa chứng liệt nửa người. Phác đồ điều trị không liên tục, cộng với tiền nội trú khá cao, chị cùng chồng quyết định sẽ đưa con ra ở trọ bên ngoài, chỉ hôm nào bé cần luyện tập và tiêm khám mới đưa vào viện để tiết kiệm chi phí
Con trai anh Thành mới 8 tháng tuối đã mắc phải bệnh tim bẩm sinh.
Lựa chọn căn phòng ở xóm trọ ngay gần cổng viện để tiện đưa đón con, anh Thành (Đại Từ - Thái Nguyên) cho biết: “Lúc đầu, cả hai vợ chồng tôi đều ở lại Hà Nội để chăm sóc con trai đang điều trị bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu ở cả 2 vợ chồng, sẽ phải trả 600.000 đồng/tháng tiền thuê trọ, thêm tiền thuốc men của con và ăn uống sinh hoạt hàng ngày, gia đình tôi phải bỏ ra gần 200.000 đồng/ngày.
Thời gian điều trị cho con đâu phải ngày một ngày hai, tiền nào cho lại. Trộm vía cháu cũng ngoan, không quấy khóc nhiều nên tôi về quê đi làm trở lại, chỉ để vợ ở đây chăm con cho đỡ tốn kém. Chỉ hôm nào được nghỉ hoặc cuối tuần, tôi mới xuống thăm hai mẹ con và cũng là để tiếp tế thêm”.
Trong căn phòng trọ chỉ khoảng 12m2 mà anh Thành thuê, chủ nhà cho kê tới 4 chiếc giường, đặt ở 4 góc phòng. Cả một dãy trọ 10 phòng nằm lụp xụp bên căn nhà 4 tầng của chủ, bị che kín hết ánh nắng nên ngày càng ẩm thấp, tối tăm. Dãy hàng lang cũng là lối đi vào của các phòng trọ chỉ vỏn vẹn chưa tới nửa mét, đủ 1 người đi nên mọi sinh hoạt ăn uống, phơi phóng quần áo các gia đình phải thực hiện trong phòng. Vậy là căn phòng tồi tàn vừa là nơi nằm nghỉ của 4 gia đình, vừa là nơi nấu nướng, phơi phóng quần áo.
Mùi ẩm thấp, mùi quần áo ẩm ướt cùng mùi khai thối ngai ngái hòa vào với nhau, khiến nhiều người không quen, lần đầu tiên đi vào cảm thấy không khỏi sốc, choáng váng muốn nôn mửa.
Chị Ngô Thị Lâm và con trai 3 tuổi rưỡi.
Bé phải ngồi trên dát giường (không trải chiếu) vì thường xuyên đại tiểu tiện không kiểm soát, phòng trọ chật nên không nhiều chỗ để phơi phóng.
“Trẻ con thì đứa nào chả suốt ngày đại tiểu tiện, nhiều hôm không còn chỗ để mà phơi quần áo nữa. Ngày nắng hay hanh khô còn đỡ, chứ ngày mưa thì mọi người phải vừa đi vừa cúi, vì quần áo cả người lớn và trẻ con giăng khắp giường, lối đi, thậm chí, phải căng thêm dây phơi giữa phòng nữa”, anh Thành chỉ vào dãy quần áo phơi khắp phòng nói.
Chị Ngô Thị Lâm (Bắc Giang) vừa cho con ăn cháo, vừa kể chuyện thêm, con trai chị đang điều trị ngoại trú tại khoa hồi phục chức năng. Cháu đã 3 tuổi rưỡi nhưng chưa thể tự mình đi lại được, lại thường xuyên đại tiểu tiện vô thức. Không thể giặt chăn chiếu mãi được nên mỗi khi đi vệ sinh hoặc tranh thủ đi mua cháo, giặt giũ, chị chỉ còn cách kéo chiếu lên, đặt con ngồi trên dát giường và lót thêm giấy báo hoặc chiếc áo cũ bên dưới.
Những đứa trẻ tội nghiệp đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước vốn đã ốm đau quặt quẹo, lại phải sống trong cảnh tù mù, tăm tối, thiếu ánh sáng và không gian trong lành nên càng "bấy" người và chậm chạp hơn.
“Dẫu biết môi trường sống này sẽ ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của con, nhưng chúng tôi tiền không có, không quen không biết ai, hầu hết đều là lao động nghèo thì đành phải chấp nhận thôi cô ạ. Chỉ mong con nhanh khỏi bệnh, để khỏe mạnh, trở về đoàn tụ cùng gia đình”, chị Lâm nghẹn ngào.
Theo Tri thức thời đại