Rượu độc, rượu giả bị phát hiện cho đến mít tiêm hóa chất, tai heo tẩm nhựa thông, dưa tẩy trắng… là những thông tin thị trường được dư luận chú ý tuần qua.
Rượu pha chứa... thuốc sâu và phân lân
Tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội)… đang bán tràn lan các loại “rượu quê” nhưng kỳ thực là những lọa rượu được phá chế không đảm bảo có giá chỉ 20 - 30 ngàn đồng/lít.
Một số nhân viên chuyên chở rượu cho biết người pha chế thường pha rượu với một hỗn hợp sền sệt bột và nước đó là… thuốc sâu và phân lân.
Theo Th.s, Bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa điều trị nghiện Bệnh viện tâm thần Hà Nội: “Qua xét nghiệm chúng tôi phát hiện trong những loại rượu này thường chứa các độc tố vô cùng độc hại vượt mức cho phép như aldehyde và chất furfurol, nếu hàm lượng hai chất này cao sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim mạch. Bệnh nhân sau khi ngộ độc, hoặc dùng rượu rởm lâu ngày, nếu không được kiểm tra, điều trị sẽ gây loạn thần mãn tính”.
Cồn pha phẩm màu thành Chivas, Hennessy
Chiều 28-5, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế chức vụ (PC46) Công an TP.HCM cho biết sáng 28-5 đã phối hợp với CA huyện Bình Chánh bắt quả tang Phạm Văn Bắc (39 tuổi, ngụ P.2, Q.8) đi xe máy vận chuyển 24 chai rượu Remy Martin giả.
Lực lượng chức năng tiến hành khám xét nơi Bắc sản xuất rượu giả tại địa chỉ C9/10AB Nguyễn Văn Linh (thuộc ấp 4A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) thu giữ nhiều dụng cụ làm rượu giả như nút chai, nắp, vỏ chai, vỏ hộp của nhiều loại rượu ngoại cùng cồn màu, máy sấy tóc...
Theo cơ quan công an, Bắc sản xuất rượu ngoại giả bằng phương thức dùng các loại rượu rẻ tiền pha với màu, cồn đóng vào những vỏ chai rượu ngoại như Remy Martin, Chivas, Hennessy… Sau đó, Bắc mang đi tiêu thụ ở các tỉnh với giá bán thấp hơn giá rượu thật từ 200.000 – 300.000 đồng/chai.
Tai heo trắng giòn nhờ tẩm nhựa thông
Ngày 28 và 29-5, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Công an TPHCM phối hợp với cơ quan chức năng huyện Bình Chánh kiểm tra khu chế biến lòng, tai heo tại cơ sở Võ Hồng Trân, nằm trong khuôn viên Công ty TNHH Thương mại Chế biến thủy hải sản Hải Yến (E11/318 Quốc lộ 50, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh).
Đầu và tai heo thu gom về được nhân viên đổ vào lò nhựa thông đang sôi sùng sục. Sau 3 phút, họ lấy vợt vớt ra rồi dùng quạt máy thổi khô để tách lông cho dễ dàng. Tiếp theo, sản phẩm được bỏ vào một bồn nhựa đựng đầy nước đá đặt cạnh nhà vệ sinh. Vài phút sau, chúng được đưa ra khỏi “căn phòng bí mật”. Bên ngoài, một số nhân viên chờ sẵn để làm tiếp công đoạn rửa, ngâm, cho vào túi ni lông rồi đưa vào kho lạnh. Chỉ những nhân viên thân cận mới được chủ cơ sở cho vào làm việc trong khu đun nhựa thông.
Bộ Y tế đã cấm sử dụng nhựa thông vào khâu chế biến thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Theo các nhà nghiên cứu, nhựa thông chứa đến 70% chất colofan, nếu dùng để chế biến thực phẩm sẽ có nguy cơ gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo cho người sử dụng.
Vịt quay vàng ruộm nhờ hóa chất
Người "trong nghề" vịt nướng tiết lộ, để vịt nướng có màu vàng bắt mắt, các chủ quán phết lên thịt vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu màu khiến sau khi nướng vịt trông rất bắt mắt và có mùi thơm hấp dẫn.
Đa phần các hóa chất, phẩm màu này đều độc hại và đã bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng một cách phổ biến. Mỗi 100gr hóa chất này được bán với giá 25.000 đồng, có thể sử dụng trong 4 - 5 tháng để tẩm ướp cho khoảng 3.500 – 4.000 con gà, vịt.
Theo đại diện Cục vệ sinh ATTP: Việc lạm dụng chất bảo quản là các chất bị cấm sử dụng gây tác hại không nhỏ đối với sức khỏe người sử dụng, tích tụ trong cơ thể lâu ngày các chất này có thể trở thành tác nhân gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hoá, thần kinh, ung thư…
Mít bị tiêm hóa chất để thúc chín nhanh
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, Việt Nam chưa cho phép ủ chín trái cây bằng hóa chất nhưng trên thực tế, các trái mít non và xanh đã được tiêm một loại hóa chất có tên ethaphon để thúc chín nhanh.
Hiện tại các chợ lớn nhỏ của Hà Nội quanh năm bán mít, các xe hàng rong cũng bán mít khắp các phố phường khiến người dân được ăn mít quanh năm. Bên ngoài mít rất xanh, gai nhọn, cứng, dày nhưng bên trong lại chín vàng rất đều. Kể cả trong trường hợp có những quả mít bổ ra múi rất nhỏ do chưa đạt đến tuổi thu hoạch.
TS Nguyễn Văn Khải, một chuyên gia về nuôi trồng rau quả sạch cho biết từ trước đến nay người trồng mít và cả người buôn mít không còn dùng cách giấm mít thông thường là quây kín lại rồi dùng hương thơm đốt lên để ủ. Thay vào đó, để mít chín, người trồng có thể tiêm nhiều loại hóa chất khác nhau thuộc nhóm etilen hoặc metilen để kích thích mít chín nhanh. Việc sử dụng hóa chất này rất tùy tiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Rau muống ngâm nước thải
Những người dân và cả những người trực tiếp trồng rau quanh khu vực đường Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Rau muống ở đây hầu như người ta toàn phun thuốc vào thôi. Hết thuốc sâu trừ sâu rồi thuốc kích thích, rau mà càng non, càng mướt lá thì càng phải cảnh giác..."
Ở chân ruộng rau muống có thể dễ dàng tìm được nhiều vỏ thuốc được như Apphe.666, Anvado 100Wp, Nimaxon 200SL, Amico, Catex 1.8Ec… được vứt ngổn ngang. Tất cả những loại thuốc trên đều có công dụng trừ sâu với những dòng khuyến cáo in đậm trên bao bì “cực độc”, “cực mạnh”,… với thời gian cách ly trước khi thu hoạch tối thiểu phải 7-15 ngày. Đáng chú ý hơn, tất cả những mẫu thuốc chúng tôi thu được đều là loại thuốc chỉ sử dụng để trị bệnh cho lúa.
Không chỉ lạm dụng thuốc trừ sâu, ở vựa rau này người dân còn “nuôi” rau bằng rãnh nước đen kịt, xám ngắt, lềnh bềnh nổi vô số cặn váng.
Theo bà Vũ Thị Lan, Chủ tịch hội nông dân phường Bồ Đề, bà Lan, do diện tích canh tác nhỏ lẻ nên phường không quản lý về vấn đề trồng rau này nữa, mọi hoạt động canh tác của nông dân ra sao và như thế nào đều là do người dân làm tự phát, không thuộc trách nhiệm của phường.
N. Anh
Rượu pha chứa... thuốc sâu và phân lân
Tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội)… đang bán tràn lan các loại “rượu quê” nhưng kỳ thực là những lọa rượu được phá chế không đảm bảo có giá chỉ 20 - 30 ngàn đồng/lít.
Một số nhân viên chuyên chở rượu cho biết người pha chế thường pha rượu với một hỗn hợp sền sệt bột và nước đó là… thuốc sâu và phân lân.
Theo Th.s, Bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa điều trị nghiện Bệnh viện tâm thần Hà Nội: “Qua xét nghiệm chúng tôi phát hiện trong những loại rượu này thường chứa các độc tố vô cùng độc hại vượt mức cho phép như aldehyde và chất furfurol, nếu hàm lượng hai chất này cao sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim mạch. Bệnh nhân sau khi ngộ độc, hoặc dùng rượu rởm lâu ngày, nếu không được kiểm tra, điều trị sẽ gây loạn thần mãn tính”.
Cồn pha phẩm màu thành Chivas, Hennessy
Chiều 28-5, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế chức vụ (PC46) Công an TP.HCM cho biết sáng 28-5 đã phối hợp với CA huyện Bình Chánh bắt quả tang Phạm Văn Bắc (39 tuổi, ngụ P.2, Q.8) đi xe máy vận chuyển 24 chai rượu Remy Martin giả.
Lực lượng chức năng tiến hành khám xét nơi Bắc sản xuất rượu giả tại địa chỉ C9/10AB Nguyễn Văn Linh (thuộc ấp 4A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) thu giữ nhiều dụng cụ làm rượu giả như nút chai, nắp, vỏ chai, vỏ hộp của nhiều loại rượu ngoại cùng cồn màu, máy sấy tóc...
Theo cơ quan công an, Bắc sản xuất rượu ngoại giả bằng phương thức dùng các loại rượu rẻ tiền pha với màu, cồn đóng vào những vỏ chai rượu ngoại như Remy Martin, Chivas, Hennessy… Sau đó, Bắc mang đi tiêu thụ ở các tỉnh với giá bán thấp hơn giá rượu thật từ 200.000 – 300.000 đồng/chai.
Tai heo trắng giòn nhờ tẩm nhựa thông
Ngày 28 và 29-5, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Công an TPHCM phối hợp với cơ quan chức năng huyện Bình Chánh kiểm tra khu chế biến lòng, tai heo tại cơ sở Võ Hồng Trân, nằm trong khuôn viên Công ty TNHH Thương mại Chế biến thủy hải sản Hải Yến (E11/318 Quốc lộ 50, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh).
Đầu và tai heo thu gom về được nhân viên đổ vào lò nhựa thông đang sôi sùng sục. Sau 3 phút, họ lấy vợt vớt ra rồi dùng quạt máy thổi khô để tách lông cho dễ dàng. Tiếp theo, sản phẩm được bỏ vào một bồn nhựa đựng đầy nước đá đặt cạnh nhà vệ sinh. Vài phút sau, chúng được đưa ra khỏi “căn phòng bí mật”. Bên ngoài, một số nhân viên chờ sẵn để làm tiếp công đoạn rửa, ngâm, cho vào túi ni lông rồi đưa vào kho lạnh. Chỉ những nhân viên thân cận mới được chủ cơ sở cho vào làm việc trong khu đun nhựa thông.
Bộ Y tế đã cấm sử dụng nhựa thông vào khâu chế biến thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Theo các nhà nghiên cứu, nhựa thông chứa đến 70% chất colofan, nếu dùng để chế biến thực phẩm sẽ có nguy cơ gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo cho người sử dụng.
Vịt quay vàng ruộm nhờ hóa chất
Người "trong nghề" vịt nướng tiết lộ, để vịt nướng có màu vàng bắt mắt, các chủ quán phết lên thịt vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu màu khiến sau khi nướng vịt trông rất bắt mắt và có mùi thơm hấp dẫn.
Đa phần các hóa chất, phẩm màu này đều độc hại và đã bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng một cách phổ biến. Mỗi 100gr hóa chất này được bán với giá 25.000 đồng, có thể sử dụng trong 4 - 5 tháng để tẩm ướp cho khoảng 3.500 – 4.000 con gà, vịt.
Theo đại diện Cục vệ sinh ATTP: Việc lạm dụng chất bảo quản là các chất bị cấm sử dụng gây tác hại không nhỏ đối với sức khỏe người sử dụng, tích tụ trong cơ thể lâu ngày các chất này có thể trở thành tác nhân gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hoá, thần kinh, ung thư…
Mít bị tiêm hóa chất để thúc chín nhanh
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, Việt Nam chưa cho phép ủ chín trái cây bằng hóa chất nhưng trên thực tế, các trái mít non và xanh đã được tiêm một loại hóa chất có tên ethaphon để thúc chín nhanh.
Hiện tại các chợ lớn nhỏ của Hà Nội quanh năm bán mít, các xe hàng rong cũng bán mít khắp các phố phường khiến người dân được ăn mít quanh năm. Bên ngoài mít rất xanh, gai nhọn, cứng, dày nhưng bên trong lại chín vàng rất đều. Kể cả trong trường hợp có những quả mít bổ ra múi rất nhỏ do chưa đạt đến tuổi thu hoạch.
TS Nguyễn Văn Khải, một chuyên gia về nuôi trồng rau quả sạch cho biết từ trước đến nay người trồng mít và cả người buôn mít không còn dùng cách giấm mít thông thường là quây kín lại rồi dùng hương thơm đốt lên để ủ. Thay vào đó, để mít chín, người trồng có thể tiêm nhiều loại hóa chất khác nhau thuộc nhóm etilen hoặc metilen để kích thích mít chín nhanh. Việc sử dụng hóa chất này rất tùy tiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Rau muống ngâm nước thải
Những người dân và cả những người trực tiếp trồng rau quanh khu vực đường Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Rau muống ở đây hầu như người ta toàn phun thuốc vào thôi. Hết thuốc sâu trừ sâu rồi thuốc kích thích, rau mà càng non, càng mướt lá thì càng phải cảnh giác..."
Ở chân ruộng rau muống có thể dễ dàng tìm được nhiều vỏ thuốc được như Apphe.666, Anvado 100Wp, Nimaxon 200SL, Amico, Catex 1.8Ec… được vứt ngổn ngang. Tất cả những loại thuốc trên đều có công dụng trừ sâu với những dòng khuyến cáo in đậm trên bao bì “cực độc”, “cực mạnh”,… với thời gian cách ly trước khi thu hoạch tối thiểu phải 7-15 ngày. Đáng chú ý hơn, tất cả những mẫu thuốc chúng tôi thu được đều là loại thuốc chỉ sử dụng để trị bệnh cho lúa.
Không chỉ lạm dụng thuốc trừ sâu, ở vựa rau này người dân còn “nuôi” rau bằng rãnh nước đen kịt, xám ngắt, lềnh bềnh nổi vô số cặn váng.
Theo bà Vũ Thị Lan, Chủ tịch hội nông dân phường Bồ Đề, bà Lan, do diện tích canh tác nhỏ lẻ nên phường không quản lý về vấn đề trồng rau này nữa, mọi hoạt động canh tác của nông dân ra sao và như thế nào đều là do người dân làm tự phát, không thuộc trách nhiệm của phường.
N. Anh