Chủ đích của chúng tôi khi tìm đến sông Son - một nhánh rẽ của sông Gianh, đoạn chảy qua địa phận xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là để từ đó xuôi dòng vào thăm hệ thống hang động kỳ vĩ và xinh đẹp tại Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Từ nhiều năm qua, những động khô, động ướt, động Tiên, động Thiên Đường, động Sơn Đòng… với muôn vàn khối thạch nhũ được thiên nhiên kiến tạo qua hàng triệu năm tạo nên khung cảnh thần tiên tráng lệ đã làm lay động khát vọng khám phá, chiêm ngưỡng của không chỉ người Việt Nam mà còn với hàng triệu du khách trên toàn thế giới.
Đến Phong Nha - Kẻ Bàng, theo dòng sông Son, chúng tôi đã thỏa mong ước được thả mình trong những thạch động huyền diệu. Và thật bất ngờ, trên hành trình xuôi ngược con sông, tôi tình cờ nghe cư dân bản địa và những người chèo đò nhắc đến loài thủy quái "mình rắn - đuôi lươn - răng mõm chó" trên con sông này. Ẩn dưới những ghềnh đá, trú trong hang sâu với dòng chảy xiết, chúng có sức mạnh kinh hồn. Những chuyện kể ly kỳ của dân bản địa đã thúc đẩy chúng tôi lao vào hành trình săn tìm loài thủy quái động ngầm bí hiểm!
1. Đi trên chuyến đò cùng chúng tôi vào thăm động Ướt là ông T.H.Phú, 46 tuổi, đến từ Hải Phòng. Khi thấy tôi dồn nhiều sự quan tâm đến loài thủy quái sông Son, ông Phú "khoe" đã từng giáp mặt và ăn thịt loài này vài bận: "Tiếng là thủy quái chứ kỳ thực nó là loài cá chình. Chình thì nhiều nơi có nhưng chình sông Son đặc biệt lắm, nó khỏe, nó dữ… thần sầu".
Ông Phú tiết lộ gần 10 năm trước, khi lần đầu tiên đến sông Son, lúc ngược dòng đến địa phận xã Phúc Trạch, khi thấy nhóm ngư phủ thả câu tóm được con chình cụ nặng gần 5kg, dài khoảng 1,5m, toàn thân đen trùi trũi, ông cùng nhóm chiến hữu đã mua lại và nhờ nhóm thợ câu làm thịt thủy quái để "chén": "Ngồi trên con thuyền lắc lư theo dòng chảy nhâm nhi thịt chình khe sâu nướng muối ớt, rồi nấu nghệ, nấu lá giang với rượu pha máu mật của chính nó, cảm giác rất đã" - ông Phú nhớ lại.
Chẳng biết ông Phú có nổ hay không nhưng khi ông "quẹt" chiếc điện thoại cảm ứng cho tôi xem một số hình ảnh người ta đang làm thịt con chình mà ông này khẳng định đó là chình Phong Nha - chình sông Son chính hiệu mà ông từng "thịt", tôi tin lời ông nói ít nhiều sự thật.
Nhờ ông Phú chụp khá kỹ thuật bằng điện thoại có máy ảnh có độ phân giải lớn nên ảnh rõ nét, rõ màu mắt đục và hàm răng lởm chởm, sắc lẹm như dao cạo của con vật: "Để đưa được nó ra khỏi khe đá, tay thợ câu đã phải vật lộn với nó hơn 2 giờ đồng hồ. Chình sống ở nơi có dòng chảy siết do đó chúng phải bám chặt vào các khe sâu để không bị cuốn đi nên chúng rất khỏe. Do vậy làm cho nó cắn dính mồi câu đã khó, đưa lên bờ càng khó bội phần".
Tìm hiểu về "quái vật" sông Son, từ thông tin trên trang web của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tôi biết được trong hơn 70 loài cá được tìm thấy ở nơi đây, có 3 loài cá có tên trong Sách đỏ Việt Nam, trong đó có 2 loài cá chình là chình hoa và chình mun. Điều này có nghĩa mọi hoạt động mua bán, săn bắt cá chình trên phạm vi sông Son là hành vi vi phạm pháp luật.
Anh Khen, người từng gặp thủy quái động ngầm nặng đến 15kg.
2. Người chèo con đò mang số hiệu 70 đưa chúng tôi đi tham quan hệ thống hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng là anh Khen. Từ chia sẻ của ông Phú, tôi hỏi anh Khen rằng có đúng trong hang Ướt nói riêng, trên dòng sông Son nói chung, loài cá "dữ" về kích thước, về sức mạnh và về giá trị là chình, thì người lái đò gật đầu. Anh bật mí có vùng, người ta gọi loài cá này là "cá rắn" vì mình thon dài như con rắn: "Vùng này là xứ của chình. Sông Son với nhiều đoạn có đá ngầm, hang ngầm là nơi ưa thích của loài cá ngày ẩn trong hang sâu, tối mới ra ngoài kiếm ăn".
Chình nhiều nhưng thời bấy giờ, cái thuở của hơn 10 năm trước chẳng ai thèm rớ đến chúng. Theo anh Khen, sở dĩ thời bấy giờ dân bản xứ chẳng đếm xỉa gì đến cái giống cá mình rắn - thân lươn - đầu chó này bởi sông Son có rất nhiều tôm cá, chỉ cần chèo thuyền ra giữa sông quăng vài tay lưới là có cá ăn thả giàn chứ đâu cần phải nhọc sức, bán mạng săn giống “quái vật” nổi tiếng, khỏe mạnh và hung dữ kia: "Chình nó sống trong các hang đá, đặc biệt là những nơi tăm tối nên muốn bắt được nó không có chuyện thả lưới mà phải thả câu. Phải là người có nghề mới câu được chình vì chúng rất tinh khôn, hễ cảm nhận được nguy hiểm là ẩn lì trong hang, lúc bị cắn câu rồi thì tìm cách rút vào hang rất khó kéo lên. Có tay vì mê con chình cụ mà theo dây câu hụp lặn mò xuống hang đã bị nó hoặc lao vào tấn công, hoặc kéo vào hang theo kiểu muốn dìm cho chết".
Theo anh Khen, người ta tích cực câu chình, săn chình cao độ khoảng 10 năm trở lại đây, khi hoạt động du lịch phát triển, kéo theo nhu cầu ăn nghỉ, nhất là nhu cầu thưởng thức của ngon vật lạ của khách đường xa. Một ngư dân mà tôi gặp trên đường đến động ướt cho biết nhiều năm trước, vì chình là đặc sản nên các hàng quán tương bảng ầm ầm để hút khách. Sau này khi các cơ quan chức năng làm mạnh vì chình nằm trong Sách đỏ Việt Nam thì người ta không dám công khai mà chỉ bán theo kiểu truyền miệng, nghĩa là khi có khách ghé quán, chủ quán sẽ chào hàng. Khách thuận ý thì người ta sẽ đưa con chình đi làm thịt".
- Thường thì người ta câu được chình khoảng bao nhiêu ký?
- Chỉ một, hai ký trở lại thôi, giờ làm gì còn chình lớn nữa mà câu. Chình leo giá vùn vụt, giá chình hiện tại lái (các chủ quán ăn) thu vào đã bảy, tám trăm ngàn một ký, câu được con chình là có chắc tiền triệu trong tay, khỏe hơn làm lâm tặc… nên nhiều người đi câu chình lắm.
Đấy là đoạn trò chuyện chớp nhoáng giữa tôi với người ngư dân kia. Hỏi đã từng gặp con chình bự cỡ nào, ông bảo gì chứ cỡ chình nặng đến chục ký lô ông đã từng gặp mấy bận khoảng 5 năm trở về trước, từ bấy đến giờ ông chỉ toàn gặp những con bé bé, lớn lắm đến 4kg là cùng. Còn người chèo đò đưa tôi tham quan hang động khẳng định hơn 10 năm trước, anh đã từng thấy con chình mun nặng đến 15kg, đen trùi trũi, dài gần 2m trông chẳng khác gì rắn hổ chúa.
Bến đò Xuân Sơn và khu vực các quán đặc sản - nơi thực khách dễ dàng thưởng thức món “quái vật” sông Son.
3. Ông Phú và một số cư dân sở tại, kể cả dân lái đò tiết lộ nếu không có thời gian và điều kiện thuê thuyền chạy lên thượng nguồn sông Son gặp quân săn chình để "ăn hàng" trực tiếp thì ghé bến đò Xuân Sơn (xã Sơn Trạch), nơi có đội thuyền hơn 300 chiếc chuyên nhiệm vụ đưa đón khách khám phá hệ thống hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng và cũng là nơi có nhiều quán ăn chuyên kinh doanh đặc sản sông Son. Thật không may khi thời điểm chúng tôi ghé, hoạt động du lịch ở đây chưa vào mùa, khách đến Phong Nha ít nên chỉ có vài quán mở cửa và không quán nào có rọng sẵn "quái vật" sông Son để khách điểm danh gọi món.
"Chình bây giờ hiếm lắm, muốn ăn phải đặt trước kia. Do nó ngon, nó bổ nên giá lên từng ngày. Hồi trước giá chỉ ba trăm ngàn đồng một ký), sau lên năm trăm, rồi bảy trăm và giờ thì cả triệu đồng, có khi hơn nhưng khách vẫn tranh ăn vì nó xứng đáng đồng tiền bát gạo".
Tại nhà hàng Phương Anh, người phụ nữ tên H. cho biết như thế và đưa ra thực đơn của quán ăn Thành Đạt với món đứng đầu danh sách là cá chình, tiếp đến là một số món gắn với cá sông Son khác như cá leo, cá dòng… Chị H. tiết lộ không như khách ở miền Nam đến sông Son chỉ chú trọng việc đi tham quan nên ăn uống qua loa, khách đến từ miền Bắc rất khoái ăn đặc sản và rất chịu chi. Có khách sành ăn còn để lại số điện thoại dặn nếu có chình chỉ cần alô là họ có mặt ngay, giá cả không thành vấn đề.
Khách vào tham quan động ướt ở Phong Nha.
Câu chuyện phiếm với dân sở tại cùng một số chủ quán ăn cho biết, chẳng rõ từ bao giờ, và cũng chẳng biết xuất phát từ đâu mà nổi lên tin đồn rằng ăn thịt chình sông Son sẽ giúp cải thiện, tăng cường sinh lực, các chứng vô sinh, bất lực… Có lẽ vì bị những điều đồn thổi hấp dẫn ấy, hay vì cái sở thích đến vùng nào thì ăn đặc sản vùng đó mà chình sông Son bị khách đến tham quan "săn" rất ác liệt.
Theo như những gì chúng tôi thu thập được thì thực khách muốn "săn" quái vật sông Son chỉ cần ghé các quán ăn ở bến đò Xuân Sơn. Còn các chủ quán săn giống cá chuyên sống chui rúc trong các hang động ngầm bằng cách mua lại từ những ngư dân chuyên câu cá chình. Tôi hỏi một người chèo đò rằng ở đâu bởi từ bến đò Xuân Sơn đổ vào động Ướt, chúng tôi chẳng thấy có thợ câu nào buông cần. Nghe hỏi, người nọ tặc lưỡi bảo: "Họ dại gì săn ở chỗ đông kẻ lại người qua. Săn vậy dễ bị kiểm lâm đuổi, bắt bớ lắm. Muốn săn chình, người ta lên thượng nguồn thả câu hà rầm".
Do không có nhiều thời gian nên tôi không thể ngược sông Son đến khu vực có đông thợ câu chình đang hoạt động, để được tận mắt chứng kiến những quái vật sông Son bằng xương bằng thịt, loài cá ở sông nước nơi này khi bị thợ câu tóm cổ: "Cách bến đò Xuân Sơn khoảng 2km có một ngã ba sông, nếu chạy thẳng khoảng 30 phút sẽ đến miệng hang Ướt, rẽ phải thì có hướng dẫn lên thượng nguồn. Người ta săn chình ở các hướng ấy" - ngư phủ tên Minh cho biết.
4. Hành trình săn lùng "quái vật" sông Son của chúng tôi đến đây khép lại, thời gian lại quá ngắn không cho phép chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về loài cá bí hiểm này. Nhưng từ những gì thu thập được đủ để cho chúng tôi phác lộ được bức tranh toàn cảnh về số phận buồn của loài cá chuyên sống trong những hang ngầm có nước chảy xiết. Trong bức tranh toàn cảnh đó, có hình ảnh của những binh đoàn quái ngư thân rắn - đuôi lươn - đầu chó khổng lồ với sức mạnh ghê gớm, có những nhóm đoàn thợ săn ngày đêm phục trên thượng nguồn giăng muôn vàn mồi câu để trục xuất chúng ra khỏi sông Son.
Bức tranh toàn cảnh ấy không thể thiếu bóng hình của những ông bà chủ quán vì lợi nhuận đã bất chấp lệnh cấm, lén lút bán cá Sách đỏ và hẳn nhiên, đâu thể thiếu những quý ông quý bà lắm tiền sành ăn khi nghe đến đặc sản là hào hứng chi tiền để thỏa được cái thú ẩm thực món ngon vật lạ mà chẳng bao giờ bận tâm đến chuyện thú ăn uống của mình ấy đã tiếp tay cho người ta phạm tội và góp phần chính trong việc đưa một loài cá quý đến bến bờ tuyệt chủng.
Tôi rời sông Son, rời Phong Nha - Kẻ Bàng với bức tranh toàn cảnh đong đầy những gam màu xám như thế. Chợt nghĩ để bảo vệ cũng như hạn chế loài cá chình thoát khỏi nạn săn bắt của ngư dân và thú ăn chơi của một bộ phận du khách, cớ sao ngành chức năng không in tờ rơi, treo bảng tuyên truyền, nói rõ cá chình là loài cá quý ở Phong Nha - Kẻ Bàng được Sách đỏ Việt Nam bảo vệ bởi Pháp lệnh bảo vệ động vật hoang dã, do đó mọi hành vi mua bán loài này dưới bất kỳ hình thức nào cũng vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm.
Thực tế cho thấy trong quá trình xuôi ngược trên sông Son, tôi chẳng thấy có biển cảnh báo gì kiểu như thế. Chợt nghĩ nếu thấy đâu đâu cũng có bảng cấm, biển cảnh báo như vậy thì người ta chẳng dại để vì món ăn mà làm trở ngại đến cả chuyến đi khi dính dáng đến pháp luật, và những người bán, chắc rằng họ không dám chào hàng công khai như những gì chúng tôi mục diện
N.Thành Dũng
CAND
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
*** Life Insurance Without Medical Exam and Return of Premium ===>> http://EZLifeDirect.com
*** Get $5.00 and up to 50% cash back when shopping ===>> http://EZ5dollars.com
*** Compare Cheap Flight Tickets ===>> http://EZTravelDeals.com
*** Printable Coupons and Coupon Codes ===>> http://Coupon-R-Us.com
*** Get 3 month free Dental Saving Plans ===>> http://EZDentalDirect.com
*** Compare Deals Before Shopping ===>> http://DealsLovers.com
*** We compare & You Save ===>> http://DealsCrawler.com
*** Sổ tay gối đầu cho các chị em phụ nữ ===>> http://Recipes4Viet.com
*** Nơi dừng chân của các game thủ ===>>http://fancygameonline.com
Đến Phong Nha - Kẻ Bàng, theo dòng sông Son, chúng tôi đã thỏa mong ước được thả mình trong những thạch động huyền diệu. Và thật bất ngờ, trên hành trình xuôi ngược con sông, tôi tình cờ nghe cư dân bản địa và những người chèo đò nhắc đến loài thủy quái "mình rắn - đuôi lươn - răng mõm chó" trên con sông này. Ẩn dưới những ghềnh đá, trú trong hang sâu với dòng chảy xiết, chúng có sức mạnh kinh hồn. Những chuyện kể ly kỳ của dân bản địa đã thúc đẩy chúng tôi lao vào hành trình săn tìm loài thủy quái động ngầm bí hiểm!
1. Đi trên chuyến đò cùng chúng tôi vào thăm động Ướt là ông T.H.Phú, 46 tuổi, đến từ Hải Phòng. Khi thấy tôi dồn nhiều sự quan tâm đến loài thủy quái sông Son, ông Phú "khoe" đã từng giáp mặt và ăn thịt loài này vài bận: "Tiếng là thủy quái chứ kỳ thực nó là loài cá chình. Chình thì nhiều nơi có nhưng chình sông Son đặc biệt lắm, nó khỏe, nó dữ… thần sầu".
Ông Phú tiết lộ gần 10 năm trước, khi lần đầu tiên đến sông Son, lúc ngược dòng đến địa phận xã Phúc Trạch, khi thấy nhóm ngư phủ thả câu tóm được con chình cụ nặng gần 5kg, dài khoảng 1,5m, toàn thân đen trùi trũi, ông cùng nhóm chiến hữu đã mua lại và nhờ nhóm thợ câu làm thịt thủy quái để "chén": "Ngồi trên con thuyền lắc lư theo dòng chảy nhâm nhi thịt chình khe sâu nướng muối ớt, rồi nấu nghệ, nấu lá giang với rượu pha máu mật của chính nó, cảm giác rất đã" - ông Phú nhớ lại.
Chẳng biết ông Phú có nổ hay không nhưng khi ông "quẹt" chiếc điện thoại cảm ứng cho tôi xem một số hình ảnh người ta đang làm thịt con chình mà ông này khẳng định đó là chình Phong Nha - chình sông Son chính hiệu mà ông từng "thịt", tôi tin lời ông nói ít nhiều sự thật.
Nhờ ông Phú chụp khá kỹ thuật bằng điện thoại có máy ảnh có độ phân giải lớn nên ảnh rõ nét, rõ màu mắt đục và hàm răng lởm chởm, sắc lẹm như dao cạo của con vật: "Để đưa được nó ra khỏi khe đá, tay thợ câu đã phải vật lộn với nó hơn 2 giờ đồng hồ. Chình sống ở nơi có dòng chảy siết do đó chúng phải bám chặt vào các khe sâu để không bị cuốn đi nên chúng rất khỏe. Do vậy làm cho nó cắn dính mồi câu đã khó, đưa lên bờ càng khó bội phần".
Tìm hiểu về "quái vật" sông Son, từ thông tin trên trang web của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tôi biết được trong hơn 70 loài cá được tìm thấy ở nơi đây, có 3 loài cá có tên trong Sách đỏ Việt Nam, trong đó có 2 loài cá chình là chình hoa và chình mun. Điều này có nghĩa mọi hoạt động mua bán, săn bắt cá chình trên phạm vi sông Son là hành vi vi phạm pháp luật.
Anh Khen, người từng gặp thủy quái động ngầm nặng đến 15kg.
2. Người chèo con đò mang số hiệu 70 đưa chúng tôi đi tham quan hệ thống hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng là anh Khen. Từ chia sẻ của ông Phú, tôi hỏi anh Khen rằng có đúng trong hang Ướt nói riêng, trên dòng sông Son nói chung, loài cá "dữ" về kích thước, về sức mạnh và về giá trị là chình, thì người lái đò gật đầu. Anh bật mí có vùng, người ta gọi loài cá này là "cá rắn" vì mình thon dài như con rắn: "Vùng này là xứ của chình. Sông Son với nhiều đoạn có đá ngầm, hang ngầm là nơi ưa thích của loài cá ngày ẩn trong hang sâu, tối mới ra ngoài kiếm ăn".
Chình nhiều nhưng thời bấy giờ, cái thuở của hơn 10 năm trước chẳng ai thèm rớ đến chúng. Theo anh Khen, sở dĩ thời bấy giờ dân bản xứ chẳng đếm xỉa gì đến cái giống cá mình rắn - thân lươn - đầu chó này bởi sông Son có rất nhiều tôm cá, chỉ cần chèo thuyền ra giữa sông quăng vài tay lưới là có cá ăn thả giàn chứ đâu cần phải nhọc sức, bán mạng săn giống “quái vật” nổi tiếng, khỏe mạnh và hung dữ kia: "Chình nó sống trong các hang đá, đặc biệt là những nơi tăm tối nên muốn bắt được nó không có chuyện thả lưới mà phải thả câu. Phải là người có nghề mới câu được chình vì chúng rất tinh khôn, hễ cảm nhận được nguy hiểm là ẩn lì trong hang, lúc bị cắn câu rồi thì tìm cách rút vào hang rất khó kéo lên. Có tay vì mê con chình cụ mà theo dây câu hụp lặn mò xuống hang đã bị nó hoặc lao vào tấn công, hoặc kéo vào hang theo kiểu muốn dìm cho chết".
Theo anh Khen, người ta tích cực câu chình, săn chình cao độ khoảng 10 năm trở lại đây, khi hoạt động du lịch phát triển, kéo theo nhu cầu ăn nghỉ, nhất là nhu cầu thưởng thức của ngon vật lạ của khách đường xa. Một ngư dân mà tôi gặp trên đường đến động ướt cho biết nhiều năm trước, vì chình là đặc sản nên các hàng quán tương bảng ầm ầm để hút khách. Sau này khi các cơ quan chức năng làm mạnh vì chình nằm trong Sách đỏ Việt Nam thì người ta không dám công khai mà chỉ bán theo kiểu truyền miệng, nghĩa là khi có khách ghé quán, chủ quán sẽ chào hàng. Khách thuận ý thì người ta sẽ đưa con chình đi làm thịt".
- Thường thì người ta câu được chình khoảng bao nhiêu ký?
- Chỉ một, hai ký trở lại thôi, giờ làm gì còn chình lớn nữa mà câu. Chình leo giá vùn vụt, giá chình hiện tại lái (các chủ quán ăn) thu vào đã bảy, tám trăm ngàn một ký, câu được con chình là có chắc tiền triệu trong tay, khỏe hơn làm lâm tặc… nên nhiều người đi câu chình lắm.
Đấy là đoạn trò chuyện chớp nhoáng giữa tôi với người ngư dân kia. Hỏi đã từng gặp con chình bự cỡ nào, ông bảo gì chứ cỡ chình nặng đến chục ký lô ông đã từng gặp mấy bận khoảng 5 năm trở về trước, từ bấy đến giờ ông chỉ toàn gặp những con bé bé, lớn lắm đến 4kg là cùng. Còn người chèo đò đưa tôi tham quan hang động khẳng định hơn 10 năm trước, anh đã từng thấy con chình mun nặng đến 15kg, đen trùi trũi, dài gần 2m trông chẳng khác gì rắn hổ chúa.
Bến đò Xuân Sơn và khu vực các quán đặc sản - nơi thực khách dễ dàng thưởng thức món “quái vật” sông Son.
3. Ông Phú và một số cư dân sở tại, kể cả dân lái đò tiết lộ nếu không có thời gian và điều kiện thuê thuyền chạy lên thượng nguồn sông Son gặp quân săn chình để "ăn hàng" trực tiếp thì ghé bến đò Xuân Sơn (xã Sơn Trạch), nơi có đội thuyền hơn 300 chiếc chuyên nhiệm vụ đưa đón khách khám phá hệ thống hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng và cũng là nơi có nhiều quán ăn chuyên kinh doanh đặc sản sông Son. Thật không may khi thời điểm chúng tôi ghé, hoạt động du lịch ở đây chưa vào mùa, khách đến Phong Nha ít nên chỉ có vài quán mở cửa và không quán nào có rọng sẵn "quái vật" sông Son để khách điểm danh gọi món.
"Chình bây giờ hiếm lắm, muốn ăn phải đặt trước kia. Do nó ngon, nó bổ nên giá lên từng ngày. Hồi trước giá chỉ ba trăm ngàn đồng một ký), sau lên năm trăm, rồi bảy trăm và giờ thì cả triệu đồng, có khi hơn nhưng khách vẫn tranh ăn vì nó xứng đáng đồng tiền bát gạo".
Tại nhà hàng Phương Anh, người phụ nữ tên H. cho biết như thế và đưa ra thực đơn của quán ăn Thành Đạt với món đứng đầu danh sách là cá chình, tiếp đến là một số món gắn với cá sông Son khác như cá leo, cá dòng… Chị H. tiết lộ không như khách ở miền Nam đến sông Son chỉ chú trọng việc đi tham quan nên ăn uống qua loa, khách đến từ miền Bắc rất khoái ăn đặc sản và rất chịu chi. Có khách sành ăn còn để lại số điện thoại dặn nếu có chình chỉ cần alô là họ có mặt ngay, giá cả không thành vấn đề.
Khách vào tham quan động ướt ở Phong Nha.
Câu chuyện phiếm với dân sở tại cùng một số chủ quán ăn cho biết, chẳng rõ từ bao giờ, và cũng chẳng biết xuất phát từ đâu mà nổi lên tin đồn rằng ăn thịt chình sông Son sẽ giúp cải thiện, tăng cường sinh lực, các chứng vô sinh, bất lực… Có lẽ vì bị những điều đồn thổi hấp dẫn ấy, hay vì cái sở thích đến vùng nào thì ăn đặc sản vùng đó mà chình sông Son bị khách đến tham quan "săn" rất ác liệt.
Theo như những gì chúng tôi thu thập được thì thực khách muốn "săn" quái vật sông Son chỉ cần ghé các quán ăn ở bến đò Xuân Sơn. Còn các chủ quán săn giống cá chuyên sống chui rúc trong các hang động ngầm bằng cách mua lại từ những ngư dân chuyên câu cá chình. Tôi hỏi một người chèo đò rằng ở đâu bởi từ bến đò Xuân Sơn đổ vào động Ướt, chúng tôi chẳng thấy có thợ câu nào buông cần. Nghe hỏi, người nọ tặc lưỡi bảo: "Họ dại gì săn ở chỗ đông kẻ lại người qua. Săn vậy dễ bị kiểm lâm đuổi, bắt bớ lắm. Muốn săn chình, người ta lên thượng nguồn thả câu hà rầm".
Do không có nhiều thời gian nên tôi không thể ngược sông Son đến khu vực có đông thợ câu chình đang hoạt động, để được tận mắt chứng kiến những quái vật sông Son bằng xương bằng thịt, loài cá ở sông nước nơi này khi bị thợ câu tóm cổ: "Cách bến đò Xuân Sơn khoảng 2km có một ngã ba sông, nếu chạy thẳng khoảng 30 phút sẽ đến miệng hang Ướt, rẽ phải thì có hướng dẫn lên thượng nguồn. Người ta săn chình ở các hướng ấy" - ngư phủ tên Minh cho biết.
4. Hành trình săn lùng "quái vật" sông Son của chúng tôi đến đây khép lại, thời gian lại quá ngắn không cho phép chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về loài cá bí hiểm này. Nhưng từ những gì thu thập được đủ để cho chúng tôi phác lộ được bức tranh toàn cảnh về số phận buồn của loài cá chuyên sống trong những hang ngầm có nước chảy xiết. Trong bức tranh toàn cảnh đó, có hình ảnh của những binh đoàn quái ngư thân rắn - đuôi lươn - đầu chó khổng lồ với sức mạnh ghê gớm, có những nhóm đoàn thợ săn ngày đêm phục trên thượng nguồn giăng muôn vàn mồi câu để trục xuất chúng ra khỏi sông Son.
Bức tranh toàn cảnh ấy không thể thiếu bóng hình của những ông bà chủ quán vì lợi nhuận đã bất chấp lệnh cấm, lén lút bán cá Sách đỏ và hẳn nhiên, đâu thể thiếu những quý ông quý bà lắm tiền sành ăn khi nghe đến đặc sản là hào hứng chi tiền để thỏa được cái thú ẩm thực món ngon vật lạ mà chẳng bao giờ bận tâm đến chuyện thú ăn uống của mình ấy đã tiếp tay cho người ta phạm tội và góp phần chính trong việc đưa một loài cá quý đến bến bờ tuyệt chủng.
Tôi rời sông Son, rời Phong Nha - Kẻ Bàng với bức tranh toàn cảnh đong đầy những gam màu xám như thế. Chợt nghĩ để bảo vệ cũng như hạn chế loài cá chình thoát khỏi nạn săn bắt của ngư dân và thú ăn chơi của một bộ phận du khách, cớ sao ngành chức năng không in tờ rơi, treo bảng tuyên truyền, nói rõ cá chình là loài cá quý ở Phong Nha - Kẻ Bàng được Sách đỏ Việt Nam bảo vệ bởi Pháp lệnh bảo vệ động vật hoang dã, do đó mọi hành vi mua bán loài này dưới bất kỳ hình thức nào cũng vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm.
Thực tế cho thấy trong quá trình xuôi ngược trên sông Son, tôi chẳng thấy có biển cảnh báo gì kiểu như thế. Chợt nghĩ nếu thấy đâu đâu cũng có bảng cấm, biển cảnh báo như vậy thì người ta chẳng dại để vì món ăn mà làm trở ngại đến cả chuyến đi khi dính dáng đến pháp luật, và những người bán, chắc rằng họ không dám chào hàng công khai như những gì chúng tôi mục diện
N.Thành Dũng
CAND
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
*** Life Insurance Without Medical Exam and Return of Premium ===>> http://EZLifeDirect.com
*** Get $5.00 and up to 50% cash back when shopping ===>> http://EZ5dollars.com
*** Compare Cheap Flight Tickets ===>> http://EZTravelDeals.com
*** Printable Coupons and Coupon Codes ===>> http://Coupon-R-Us.com
*** Get 3 month free Dental Saving Plans ===>> http://EZDentalDirect.com
*** Compare Deals Before Shopping ===>> http://DealsLovers.com
*** We compare & You Save ===>> http://DealsCrawler.com
*** Sổ tay gối đầu cho các chị em phụ nữ ===>> http://Recipes4Viet.com
*** Nơi dừng chân của các game thủ ===>>http://fancygameonline.com