Sư Thích Minh Phượng phải dỡ mãng xà khỏi chùa

Jolie

Member
Trong diễn biến mới nhất vụ sư trụ trì bị tố thay tượng cổ bằng tượng mình, chùa Chân Long (xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) từ bao đời nay không bao giờ thờ cúng mãng xà, tuy nhiên sư Thích Minh Phượng vẫn cho mình “quyền tự quyết”, tự đưa rắn vào chùa.

tb2.jpg

Đôi ngà voi của sư Phượng đưa vào chùa để thờ







Sự việc trụ trì Thích Minh Phượng tự ý đưa 2 con mãng xà vào chùa đã gây nên sự bất bình trong người dân Chàng Sơn. Được biết, 2 con mãng xà này được sư Phượng đưa vào cùng với thời gian đưa tượng mới vào.
Cụ thể vào tháng 3/2012, khi sư Phượng tự ý đưa những pho tượng cũ xuống để thay vào đó là những pho tượng mới, để người dân không biết nhà sư này đã nhanh tay đưa luôn 2 con thanh xà và bạch xà vào.
Anh Chín, một người dân ở thôn 4, xã Chàng Sơn cho biết: “Từ xưa đến nay người dân Chàng Sơn chưa bao giờ thờ mãng xà, tận dụng đưa tượng mới vào chùa, sư Phượng đưa luôn mãng xà vào thờ, không thể chấp nhận sự nghênh ngang của ông ta được”.
Khi phát hiện ra sự việc, một mặt người dân báo cáo cho chính quyền, mặt khác họ đến chùa yêu cầu sư Phượng bỏ 2 con mãng xà xuống.
Tại thời điểm đó (ngày 16/5/2012), ông Phí Đình Đức, Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn lúc đó đã trực tiếp chỉ đạo dỡ bỏ 2 con thanh xà, bạch xà xuống, cũng như dỡ bỏ số tượng mới được sư thầy đưa vào chùa.
“Chính quyền đến lập biên bản thì ông ấy phản đối, tuy nhiên với sự quyết liệt và nghiêm túc, chính quyền đã buộc ông ấy bỏ ngay những việc làm sai trái, tự ý. Sư thầy còn tự ý thắp hương, làm lễ trước khi đưa 2 con thanh xà, bạch xà xuống”, anh Nguyễn Thế Toàn, cán bộ văn hóa xã Chàng Sơn cho biết.
tb.jpg

Đôi rắn bị xếp vào một góc trong nhà Tứ Ân


Ngoài ra trước sân và sau sân chùa nhà sư còn dùng 2 cái ngà voi. Được biết từ xưa chùa không thờ ngà voi. Cặp ngà voi này được chế tác tinh xảo, phần ngà có thể bằng đá, phía dưới bọc gỗ, chiều rộng khoảng 80cm. Theo lý giải của đông đảo quần chúng ở đây, sự xuất hiện của ngà voi thể hiện quyền lực của nhà sư trước người dân, muốn thay đổi tất cả những giá trị xưa để đem vào cái mới, trần tục.
Hiện cặp ngà voi này cũng đã bị đưa ra khỏi chùa hôm 5/11/2013, cùng thời điểm đưa pho tượng đồng mà người dân ở đây cho rằng giống sư trụ trì đến 90%.

Hiện tại, sư Phượng đã rời khỏi chùa và không thấy quay về, người dân xã Chàng Sơn cũng kiên quyết không cho ông này trở lại. Ngoài ra, cửa chùa thường xuyên bị khóa, muốn vào thăm chùa, lễ chùa phải qua ủy ban xã xin phép, cán bộ xã liên lạc với người dân được giao nhiệm vụ giữ chìa khóa, cổng chùa mới được mở.
Những ngày rằm, mùng Một, chùa mở cửa cho nhân dân thắp hương lễ Phật nhưng chỉ mở từ 7h sáng đến 7h tối.
Lý do khiến nhân dân xã Chàng Sơn bức xúc như vậy bởi lẽ trong 10 năm làm trụ trì, dưới quyền quản lý của sư Phượng, chùa Chân Long có niên đại mấy trăm năm tuổi, di tích lịch sử quốc gia, đã biến mất nhiều tượng cổ, bát hương cổ.
Thay vào đó, sư Phượng mang một bức tượng bằng đồng với kích thước như người thật, gọi là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, nhưng dân làng bức xúc cho biết 90% bức tượng ấy giống hình ảnh của vị sư này.
tb3.jpg

Đôi rắn trong chùa Chân Long trước khi bị tháo xuống

Ngoài ra, theo người dân Chàng Sơn, sư Phượng còn có lối sống rất xa hoa, không phù hợp với người nhà Phật. Tiêu biểu, trong nhà tắm đầy đủ tiện nghi của sư Phượng (xây trong khuôn viên chùa cổ) có hình ảnh thiếu nữ ăn mặc khêu gợi. Trong phòng bếp của sư có nhiều vỏ chai, vỏ lon bia, nhiều bình rượu ngâm. Trong 3 năm gần đây, sư Phượng hai lần đổi xe ô tô.
Việc sư Phượng nhập nhèm trong các khoản tiền cúng dường, công đức của người dân xã cũng khiến quần chúng bất bình.
Ngoài ra, giữa phần đông người dân xã và một nhóm nhỏ theo đạo Tràng của sư Phượng có mâu thuẫn với nhau. Việc người cùng làng, cùng xã này mâu thuẫn cũng chỉ xuất phát từ việc người đạo Tràng không ngừng bênh vực sư Phượng.
icon_thebox.jpg
Trần Hồ (Báo Đất Việt)

Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn







 
Back
Top