Một nhịp trong cây cầu đang xây với giá hơn $300 triệu USD tự dưng đổ sập hôm Chủ Nhật, theo tin báo điện tử Dân Trí. Vài giờ sau đó, một phó giám đốc dự án này khẳng định là những cầu khác đã đưa vào sử đụng đều an toàn và người dân có thể “hoàn toàn yên tâm.”
Công nhân ra xem xét đoạn cầu Thanh Trì bị sập. (Hình: Dân Trí)
Cầu sập gây tiếng động rất lớn, bụi bay mù mịt, ngay vào lúc 12 giờ trưa, khiến người dân trong khu vực Linh Ðàm, hà Nội, hoảng hốt lao ra đường.
Vào lúc 12g30, khi phóng viên Dân Trí có mặt tại hiện trường, “phần nhịp dẫn cầu Thanh Trì bị sập lúc này đang mù mịt bụi, hàng chục cán bộ công trường đang đứng xung quanh những thanh dầm bê tông đã bị gãy.”
“Khi thoáng thấy phóng viên giơ máy ảnh, một số người tự xưng là bảo vệ công trường lao tới, dùng nhiều lời lẽ thô tục và hành động ngang ngược để ngăn cản phóng viên tác nghiệp,” Dân Trí viết.
Ðến 2 giờ trưa, khu vực hiện trường vụ sập cầu đã được công nhân dùng bạt che chắn kỹ, các lối dẫn vào đều bị phong tỏa.
Một đoạn nối nhịp dẫn cầu Thanh Trì bị sập. (Hình: Dân Trí)
Một nhân chứng, anh Ngô Xuân Tuyến, kể lại: khi sự cố xảy ra, anh đang đứng ở ban công, vừa quay lưng lại thì nghe tiếng “rầm” rất lớn. Xuống hiện trường, anh Tuyến thấy 4 thanh dầm rơi xuống, trong đó có 1 dầm không gãy nhưng nhiều vết nứt, một dầm gãy làm đôi, hai dầm còn lại gãy làm 3, 4 khúc, cốt thép lòi ra, xoắn và đứt gãy.
Lúc vụ cầu sập diễn ra, không có công nhân nào đang làm việc tại đó, nên tin tức hiện nay cho biết không có ai bị chết hay bị thương vì vụ cầu sập này.
Anh Nguyễn Công Hùng, một nhân chứng khác cho Dân Trí hay, khoảng 12 giờ trưa, anh và người nhà đột nhiên nghe tiếng động rất lớn từ phía ngoài đường. Cùng lúc, nhiều âm thanh la hét hỗn loạn vang lên. Chạy ra tới đường, anh Hùng thấy hàng trăm người dân đang nháo nhác chạy về phía công trình thi công nhịp dẫn cầu Thanh Trì.á
“Tôi cảm giác rất bàng hoàng, không có một tác động gì mà tự nhiên cầu sập xuống, có anh ở tầng 9 tưởng là động đất nên chạy ra ngoài, sau đó phát hiện là sập cầu,” chị Trần Lan Hương - Phòng 1410 - CT 4A2, khu đô thị Bắc Linh Ðàm lo lắng chia sẻ với phóng viên Dân Trí.
Vài giờ sau, các dầm bị sập được lấy bạt che lại. Trong khi đó, cách đó không xa, có nhiều công nhân đang tiếp tục xây đoạn khác của cầu. (Hình: Dân Trí)
Trong một bài viết sau đó, phỏng vấn ông Phạm Thanh Bình - phó tổng giám đốc Ban Quản Lý Dự án Thăng Long, là chủ đầu tư công trình, ông Bình khẳng định là, “Người dân hoàn toàn yên tâm về các công trình đã đưa vào sử dụng.”
Công ty phụ trách việc đúc những chiếc dầm này là công ty Cầu 7 Thăng Long. Phóng viên Dân Trí trích lời các quan chức công ty này nói rằng họ “đã hoàn thành việc đúc và bắc dầm lên trụ từ tháng 12, 2009, sau đó đã bàn giao công trình cho Ban Quản Lý Dự án Thăng Long.”
Tuy nhiên, ông Bình công kích điều này. Ông nói với Dân Trí, “Nói như vậy phải chăng là có sự đùn đẩy trách nhiệm? Trong khi mặt cầu, chiếu sáng, công tác sơn kẻ chưa xong thì không thể nói tới chuyện nghiệm thu hay bàn giao được.”
Mặt khác, ông Bình không biết công ty Cầu 7 Thăng Long đã đúc bao nhiêu chiếc dầm cho cầu Thanh Trì.
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án của Hà Nội xây bảy cây cầu bắc qua sông Hồng. Cầu nối quốc lộ 1A với quốc lộ 5.
Cầu có chiều dài 12.8km và tổng số tiền đầu tư cho cầu này là 5,700 tỷ đồng, tương đương hơn 300 triệu USD.
Theo Dân Trí, “toàn tuyến có 5 nút giao thông lập thể tại Pháp Vân, đường Nguyễn Tam Trinh, đường Lĩnh Nam, đê Gia Lâm và quốc lộ 5.”
Huyện Thanh Trì là một huyện ngoại thành nằm ven phía Nam và Ðông Nam Hà Nội. Huyện lỵ là thị trấn Văn Ðiển.
Món bánh cuốn Thanh Trì được xem là xuất xứ từ huyện Thanh Trì cũ. Tuy nhiên, qua việc thay đổi địa giới nơi xuất xứ bánh cuốn đó hiện không còn nằm trong huyện Thanh Trì nữa mà nằm trong phường Thanh Trì quận Hoàng Mai. (HNV)
Công nhân ra xem xét đoạn cầu Thanh Trì bị sập. (Hình: Dân Trí)
Cầu sập gây tiếng động rất lớn, bụi bay mù mịt, ngay vào lúc 12 giờ trưa, khiến người dân trong khu vực Linh Ðàm, hà Nội, hoảng hốt lao ra đường.
Vào lúc 12g30, khi phóng viên Dân Trí có mặt tại hiện trường, “phần nhịp dẫn cầu Thanh Trì bị sập lúc này đang mù mịt bụi, hàng chục cán bộ công trường đang đứng xung quanh những thanh dầm bê tông đã bị gãy.”
“Khi thoáng thấy phóng viên giơ máy ảnh, một số người tự xưng là bảo vệ công trường lao tới, dùng nhiều lời lẽ thô tục và hành động ngang ngược để ngăn cản phóng viên tác nghiệp,” Dân Trí viết.
Ðến 2 giờ trưa, khu vực hiện trường vụ sập cầu đã được công nhân dùng bạt che chắn kỹ, các lối dẫn vào đều bị phong tỏa.
Một đoạn nối nhịp dẫn cầu Thanh Trì bị sập. (Hình: Dân Trí)
Một nhân chứng, anh Ngô Xuân Tuyến, kể lại: khi sự cố xảy ra, anh đang đứng ở ban công, vừa quay lưng lại thì nghe tiếng “rầm” rất lớn. Xuống hiện trường, anh Tuyến thấy 4 thanh dầm rơi xuống, trong đó có 1 dầm không gãy nhưng nhiều vết nứt, một dầm gãy làm đôi, hai dầm còn lại gãy làm 3, 4 khúc, cốt thép lòi ra, xoắn và đứt gãy.
Lúc vụ cầu sập diễn ra, không có công nhân nào đang làm việc tại đó, nên tin tức hiện nay cho biết không có ai bị chết hay bị thương vì vụ cầu sập này.
Anh Nguyễn Công Hùng, một nhân chứng khác cho Dân Trí hay, khoảng 12 giờ trưa, anh và người nhà đột nhiên nghe tiếng động rất lớn từ phía ngoài đường. Cùng lúc, nhiều âm thanh la hét hỗn loạn vang lên. Chạy ra tới đường, anh Hùng thấy hàng trăm người dân đang nháo nhác chạy về phía công trình thi công nhịp dẫn cầu Thanh Trì.á
“Tôi cảm giác rất bàng hoàng, không có một tác động gì mà tự nhiên cầu sập xuống, có anh ở tầng 9 tưởng là động đất nên chạy ra ngoài, sau đó phát hiện là sập cầu,” chị Trần Lan Hương - Phòng 1410 - CT 4A2, khu đô thị Bắc Linh Ðàm lo lắng chia sẻ với phóng viên Dân Trí.
Vài giờ sau, các dầm bị sập được lấy bạt che lại. Trong khi đó, cách đó không xa, có nhiều công nhân đang tiếp tục xây đoạn khác của cầu. (Hình: Dân Trí)
Trong một bài viết sau đó, phỏng vấn ông Phạm Thanh Bình - phó tổng giám đốc Ban Quản Lý Dự án Thăng Long, là chủ đầu tư công trình, ông Bình khẳng định là, “Người dân hoàn toàn yên tâm về các công trình đã đưa vào sử dụng.”
Công ty phụ trách việc đúc những chiếc dầm này là công ty Cầu 7 Thăng Long. Phóng viên Dân Trí trích lời các quan chức công ty này nói rằng họ “đã hoàn thành việc đúc và bắc dầm lên trụ từ tháng 12, 2009, sau đó đã bàn giao công trình cho Ban Quản Lý Dự án Thăng Long.”
Tuy nhiên, ông Bình công kích điều này. Ông nói với Dân Trí, “Nói như vậy phải chăng là có sự đùn đẩy trách nhiệm? Trong khi mặt cầu, chiếu sáng, công tác sơn kẻ chưa xong thì không thể nói tới chuyện nghiệm thu hay bàn giao được.”
Mặt khác, ông Bình không biết công ty Cầu 7 Thăng Long đã đúc bao nhiêu chiếc dầm cho cầu Thanh Trì.
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án của Hà Nội xây bảy cây cầu bắc qua sông Hồng. Cầu nối quốc lộ 1A với quốc lộ 5.
Cầu có chiều dài 12.8km và tổng số tiền đầu tư cho cầu này là 5,700 tỷ đồng, tương đương hơn 300 triệu USD.
Theo Dân Trí, “toàn tuyến có 5 nút giao thông lập thể tại Pháp Vân, đường Nguyễn Tam Trinh, đường Lĩnh Nam, đê Gia Lâm và quốc lộ 5.”
Huyện Thanh Trì là một huyện ngoại thành nằm ven phía Nam và Ðông Nam Hà Nội. Huyện lỵ là thị trấn Văn Ðiển.
Món bánh cuốn Thanh Trì được xem là xuất xứ từ huyện Thanh Trì cũ. Tuy nhiên, qua việc thay đổi địa giới nơi xuất xứ bánh cuốn đó hiện không còn nằm trong huyện Thanh Trì nữa mà nằm trong phường Thanh Trì quận Hoàng Mai. (HNV)