Những hạt trân châu được vứt la liệt trên nền nhà, bên cạnh là rổ đựng nhân dừa bâu đầy ruồi nhặng. Chủ cơ sở sản xuất hạt trân châu tư nhân biện minh, đang hong cho khô rồi cất đi để chuẩn bị xuất hàng.
Mặc dù đã cuối tháng 10, trời đã bắt đầu chuyển sang rét nhưng những quán chè đủ loại tại khu vực Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm Hà Nội vẫn đông nghẹt mỗi tối. Khách hàng chủ yếu của quán là học sinh, sinh viên và các bạn trẻ. Gọi là quán chè, nhưng những thức uống ở đây đủ loại như chè hạt sen trân châu, chè long nhãn trân châu, chè trân châu nước cốt dừa…
Món nào cũng có thêm trân châu, loại hạt giòn giòn, dai dai, trong trong với nhân dừa khiến không ít bạn trẻ mê mẩn. Theo tiết lộ của bà H., chủ quán chè, mỗi ngày, quán của bà bán hết hơn một yến hạt trân châu, đó là chưa kể đến các loại hạt khác có trong mỗi cốc chè bán cho khách.
Đem băn khoăn hỏi với lượng khách hàng đông thế này, cộng thêm với số người phục vụ không hết, bà H. lấy thời gian đâu để nặn được hơn một yến hạt trân châu bé bằng đầu ngón tay trỏ thế kia, bà H. tiết lộ: “Nhà chị và hầu hết các quán chè nổi tiếng khu vực phố cổ Hà Nội này đều đặt hàng một vài cơ sở tư nhân ở dưới Thường Tín, chứ lấy đâu ra thời gian làm. Ngồi mân mê nặn từng hạt thế này, có mà hết ngày”.
Theo bà H., mỗi tháng, người nhà của bà sẽ chở một xe các hương liệu về đặt hàng các cơ sở tư nhân này, còn bột năng, nhân dừa… sẽ do các cơ sở này tự chuẩn bị.
Hạt trân châu được vứt la liệt trên nền bao tải dứa dưới sàn nhà.
Theo chân chuyến xe chở hương liệu về cơ sở tư nhân ở Thường Tín một chiều muộn cuối tháng 10, chúng tôi thực sự “choáng” khi được chứng kiến tận mắt quy trình làm nên những hạt trân châu mà vô vàn bạn trẻ Hà Nội và các thành phố lớn khác trên cả nước đang mê mẩn ăn mỗi ngày.
Nói là cơ sở tư nhân có vẻ hơi quá, vì thực chất, đây chỉ là một vài hộ gia đình nông nhàn ở xã Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội tranh thủ thời gian rảnh để ngồi nặn trân châu. Mỗi sáng, một người trong số các gia đình này sẽ gom hàng, mang lên giao tận nơi cho các quán chè lớn như của bà H.
Ngay khi bước vào cửa một ngôi nhà lụp xụp trong con ngõ nhỏ quanh co, đập vào mắt chúng tôi là từng bao tải hạt trân châu đang được phơi nắng. Hạt trân châu được bày trên những chiếc bao tải dứa đã bỏ đi, bên trên ruồi nhặng bâu đầy.
Bên trong nhà, một đôi vợ chồng lớn tuổi đang ngồi vê từng hạt trân châu nhỏ. Bột năng đã được nhào nhuyễn thành từng khối lớn, được đựng trong những túi nilon. Anh Phạm Văn D., chủ nhà, một tay véo từng mẩu bột, tay kia cầm sẵn một miếng nhân dừa nhỏ, vê tròn lại. Nhân dừa được cắt nhỏ bằng nửa hạt lựu, đựng trong một chiếc rổ vứt chỏng chơ dưới nền nhà đầy ruồi nhặng. Mỗi lần anh D. đưa tay ra lấy nhân dừa, đàn ruồi lại hốt hoảng bay lên rồi nhanh chóng bậu xuống.
Nhân dừa được đựng trong chiếc rổ nhựa, không hề được che đậy.
Theo anh D., vợ anh là Phạm Thị V. trước đây thường xuyên buôn bán hàng khô trên khu vực chợ Hàng Bè, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việc buôn bán hàng khô không lãi lờ được bao nhiêu nên chị V. có bán thêm hạt trân châu, bánh trôi, rượu nếp… Khi lượng khách hàng đặt hàng trâu châu ngày một nhiều, chị V nghỉ bán hàng khô, ở nhà làm đầu mối cung cấp hạt trân châu cho các hàng quán giải khát. Lượng hàng mà khách đặt ngày một nhiều, gia đình chị làm không xuể nên thuê thêm vài nhà dân bên cạnh làm cùng.
Chỉ về phía các chai hương liệu được chủ quán chè chuyển xuống xếp đầy hiên nhà, anh D. cho biết: “Lúc đầu, chúng tôi chỉ cung cấp hạt trân châu trắng nhân dừa. Tuy nhiên, nhiều chủ quán chè yêu cầu có thêm các hương vị khác như hương dâu, hương vị sâm dứa, trân châu nhân hạt nho… cho phong phú. Người nhà quê chúng tôi thì biết gì đến các loại hương vị này, nên chủ hàng đề nghị vận chuyển về cho chúng tôi làm”.
Theo quan sát của chúng tôi, những chai sâm dứa, hương vị hoa quả các loại được chủ hàng chuyển về cho các cơ sở tư nhân làm trân châu là những loại nước màu các loại, đựng trong các chai lavie cũ, không hề có nhãn mác, thành phần, nơi sản xuất hay hạn sử dụng… Đáy mỗi chai ghi mờ mờ tên loại nước bằng bút dạ để chủ cơ sở sản xuất phân biệt được để trộn vào bột làm trân châu.
Cận cảnh những hạt trân châu giòn, dai mà giới trẻ mê mẩn ăn mỗi ngày.
Mở thử một chai ghi là nước sâm dứa, thứ nước đặc sánh màu xanh đậm bên trong bắn ra ngoài, mùi hương của loại nước này không hề sộc mà thoang thoảng khá dễ chịu. Anh nhân viên lái xe chở hương liệu cho biết, những chai nước này chủ yếu là các hóa chất tạo màu, tạo mùi có xuất xứ từ Trung Quốc, được bán theo lô cho các chủ hàng. “Chỉ cần vài giọt nước sâm dứa loại này, cả thùng bột trân châu sẽ lên màu xanh rất đẹp. Hơn nữa, mùi sẽ rất giống nước sâm dứa giải khát bán trên thị trường. Hạt trân châu lên màu đẹp, lại vẫn giữ được độ giai, dòn nên rất ‘hút’ khách”, anh lái xe tiết lộ.
Xin một chai nhỏ về với lý do để trổ tài tự làm hạt trân châu tại nhà, chúng tôi mang chai nước sâm dứa này đến hỏi một vài quán tạp hóa trong chợ Đồng Xuân. Bà chủ quán tên Linh ngửi thử và mau mắn đưa ra cho chúng tôi 1 chiếc can nhựa loại 1,5 lít không nhãn mác đúng loại. Theo bà Linh, đây là hương liệu sâm dứa, chuyên để sản xuất bánh kẹo, trân châu hoặc pha chế đồ uống.
“Chỉ cần vài thìa nước sâm dứa, một chút đá bào và thêm chút nước trắng, chủ quán giải khát đã có được một cốc nước giải khát ngon lành. Còn đối với bánh kẹo hay làm trân châu, chỉ cần vài giọt là đã lên màu và dậy mùi thơm lừng rồi”, bà Linh hào hứng chào mời mua hàng.
Những chai nước hóa chất, hương liệu không hề có nhãn mác, hạn sử dụng, nơi sản xuất.
Theo bà Linh, mỗi can 1,5 lít nước sâm dứa hoặc các hương liệu khác đều có giá khoảng 50.000 đồng, mỗi lần pha chế chỉ cần vài thìa, hoặc vài giọt, tùy từng mục đích pha chế đồ uống hoặc trộn lẫn cùng các nguyên liệu thực phẩm khác. Với những chai nhỏ loại 500ml hoặc 350ml, giá thậm chí chỉ còn 15.000 đồng đến 20.000 đồng/chai. “Những chai hương liệu này đều của Trung Quốc hoặc Đài Loan thì mới có giá rẻ như thế. Nếu là hàng của Việt Nam thì sẽ có giá đắt hơn, tuy nhiên, do không nhiều khách hỏi nên chúng tôi không nhập về bán”, bà Linh nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà, Khoa Giải phẫu bệnh tế bào, Bệnh viện K, những loại hóa chất trôi nổi bán trên thị trường chứa một hàm lượng lớn các hóa chất độc hại tạo màu, tạo mùi, saccharin và các chất bảo quản. Những loại hóa chất và hương liệu này hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng, nếu tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây nhiều loại bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu uống phải lượng nhỏ, người bệnh có thể bị dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc thể nhẹ và thể nặng.
Thông thường, cơ thể chúng ta không thể đào thải các chất độc hại này, mà tích tụ dần theo thời gian. Nếu ăn uống thường xuyên và lâu dài phải các loại chất độc này, người bệnh có thể bị ung thư, xơ gan, viêm gan, suy thận, ung thư máu, suy tủy, thậm chí tử vong.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Mặc dù đã cuối tháng 10, trời đã bắt đầu chuyển sang rét nhưng những quán chè đủ loại tại khu vực Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm Hà Nội vẫn đông nghẹt mỗi tối. Khách hàng chủ yếu của quán là học sinh, sinh viên và các bạn trẻ. Gọi là quán chè, nhưng những thức uống ở đây đủ loại như chè hạt sen trân châu, chè long nhãn trân châu, chè trân châu nước cốt dừa…
Món nào cũng có thêm trân châu, loại hạt giòn giòn, dai dai, trong trong với nhân dừa khiến không ít bạn trẻ mê mẩn. Theo tiết lộ của bà H., chủ quán chè, mỗi ngày, quán của bà bán hết hơn một yến hạt trân châu, đó là chưa kể đến các loại hạt khác có trong mỗi cốc chè bán cho khách.
Đem băn khoăn hỏi với lượng khách hàng đông thế này, cộng thêm với số người phục vụ không hết, bà H. lấy thời gian đâu để nặn được hơn một yến hạt trân châu bé bằng đầu ngón tay trỏ thế kia, bà H. tiết lộ: “Nhà chị và hầu hết các quán chè nổi tiếng khu vực phố cổ Hà Nội này đều đặt hàng một vài cơ sở tư nhân ở dưới Thường Tín, chứ lấy đâu ra thời gian làm. Ngồi mân mê nặn từng hạt thế này, có mà hết ngày”.
Theo bà H., mỗi tháng, người nhà của bà sẽ chở một xe các hương liệu về đặt hàng các cơ sở tư nhân này, còn bột năng, nhân dừa… sẽ do các cơ sở này tự chuẩn bị.
Hạt trân châu được vứt la liệt trên nền bao tải dứa dưới sàn nhà.
Theo chân chuyến xe chở hương liệu về cơ sở tư nhân ở Thường Tín một chiều muộn cuối tháng 10, chúng tôi thực sự “choáng” khi được chứng kiến tận mắt quy trình làm nên những hạt trân châu mà vô vàn bạn trẻ Hà Nội và các thành phố lớn khác trên cả nước đang mê mẩn ăn mỗi ngày.
Nói là cơ sở tư nhân có vẻ hơi quá, vì thực chất, đây chỉ là một vài hộ gia đình nông nhàn ở xã Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội tranh thủ thời gian rảnh để ngồi nặn trân châu. Mỗi sáng, một người trong số các gia đình này sẽ gom hàng, mang lên giao tận nơi cho các quán chè lớn như của bà H.
Ngay khi bước vào cửa một ngôi nhà lụp xụp trong con ngõ nhỏ quanh co, đập vào mắt chúng tôi là từng bao tải hạt trân châu đang được phơi nắng. Hạt trân châu được bày trên những chiếc bao tải dứa đã bỏ đi, bên trên ruồi nhặng bâu đầy.
Bên trong nhà, một đôi vợ chồng lớn tuổi đang ngồi vê từng hạt trân châu nhỏ. Bột năng đã được nhào nhuyễn thành từng khối lớn, được đựng trong những túi nilon. Anh Phạm Văn D., chủ nhà, một tay véo từng mẩu bột, tay kia cầm sẵn một miếng nhân dừa nhỏ, vê tròn lại. Nhân dừa được cắt nhỏ bằng nửa hạt lựu, đựng trong một chiếc rổ vứt chỏng chơ dưới nền nhà đầy ruồi nhặng. Mỗi lần anh D. đưa tay ra lấy nhân dừa, đàn ruồi lại hốt hoảng bay lên rồi nhanh chóng bậu xuống.
Nhân dừa được đựng trong chiếc rổ nhựa, không hề được che đậy.
Theo anh D., vợ anh là Phạm Thị V. trước đây thường xuyên buôn bán hàng khô trên khu vực chợ Hàng Bè, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việc buôn bán hàng khô không lãi lờ được bao nhiêu nên chị V. có bán thêm hạt trân châu, bánh trôi, rượu nếp… Khi lượng khách hàng đặt hàng trâu châu ngày một nhiều, chị V nghỉ bán hàng khô, ở nhà làm đầu mối cung cấp hạt trân châu cho các hàng quán giải khát. Lượng hàng mà khách đặt ngày một nhiều, gia đình chị làm không xuể nên thuê thêm vài nhà dân bên cạnh làm cùng.
Chỉ về phía các chai hương liệu được chủ quán chè chuyển xuống xếp đầy hiên nhà, anh D. cho biết: “Lúc đầu, chúng tôi chỉ cung cấp hạt trân châu trắng nhân dừa. Tuy nhiên, nhiều chủ quán chè yêu cầu có thêm các hương vị khác như hương dâu, hương vị sâm dứa, trân châu nhân hạt nho… cho phong phú. Người nhà quê chúng tôi thì biết gì đến các loại hương vị này, nên chủ hàng đề nghị vận chuyển về cho chúng tôi làm”.
Theo quan sát của chúng tôi, những chai sâm dứa, hương vị hoa quả các loại được chủ hàng chuyển về cho các cơ sở tư nhân làm trân châu là những loại nước màu các loại, đựng trong các chai lavie cũ, không hề có nhãn mác, thành phần, nơi sản xuất hay hạn sử dụng… Đáy mỗi chai ghi mờ mờ tên loại nước bằng bút dạ để chủ cơ sở sản xuất phân biệt được để trộn vào bột làm trân châu.
Cận cảnh những hạt trân châu giòn, dai mà giới trẻ mê mẩn ăn mỗi ngày.
Mở thử một chai ghi là nước sâm dứa, thứ nước đặc sánh màu xanh đậm bên trong bắn ra ngoài, mùi hương của loại nước này không hề sộc mà thoang thoảng khá dễ chịu. Anh nhân viên lái xe chở hương liệu cho biết, những chai nước này chủ yếu là các hóa chất tạo màu, tạo mùi có xuất xứ từ Trung Quốc, được bán theo lô cho các chủ hàng. “Chỉ cần vài giọt nước sâm dứa loại này, cả thùng bột trân châu sẽ lên màu xanh rất đẹp. Hơn nữa, mùi sẽ rất giống nước sâm dứa giải khát bán trên thị trường. Hạt trân châu lên màu đẹp, lại vẫn giữ được độ giai, dòn nên rất ‘hút’ khách”, anh lái xe tiết lộ.
Xin một chai nhỏ về với lý do để trổ tài tự làm hạt trân châu tại nhà, chúng tôi mang chai nước sâm dứa này đến hỏi một vài quán tạp hóa trong chợ Đồng Xuân. Bà chủ quán tên Linh ngửi thử và mau mắn đưa ra cho chúng tôi 1 chiếc can nhựa loại 1,5 lít không nhãn mác đúng loại. Theo bà Linh, đây là hương liệu sâm dứa, chuyên để sản xuất bánh kẹo, trân châu hoặc pha chế đồ uống.
“Chỉ cần vài thìa nước sâm dứa, một chút đá bào và thêm chút nước trắng, chủ quán giải khát đã có được một cốc nước giải khát ngon lành. Còn đối với bánh kẹo hay làm trân châu, chỉ cần vài giọt là đã lên màu và dậy mùi thơm lừng rồi”, bà Linh hào hứng chào mời mua hàng.
Những chai nước hóa chất, hương liệu không hề có nhãn mác, hạn sử dụng, nơi sản xuất.
Theo bà Linh, mỗi can 1,5 lít nước sâm dứa hoặc các hương liệu khác đều có giá khoảng 50.000 đồng, mỗi lần pha chế chỉ cần vài thìa, hoặc vài giọt, tùy từng mục đích pha chế đồ uống hoặc trộn lẫn cùng các nguyên liệu thực phẩm khác. Với những chai nhỏ loại 500ml hoặc 350ml, giá thậm chí chỉ còn 15.000 đồng đến 20.000 đồng/chai. “Những chai hương liệu này đều của Trung Quốc hoặc Đài Loan thì mới có giá rẻ như thế. Nếu là hàng của Việt Nam thì sẽ có giá đắt hơn, tuy nhiên, do không nhiều khách hỏi nên chúng tôi không nhập về bán”, bà Linh nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà, Khoa Giải phẫu bệnh tế bào, Bệnh viện K, những loại hóa chất trôi nổi bán trên thị trường chứa một hàm lượng lớn các hóa chất độc hại tạo màu, tạo mùi, saccharin và các chất bảo quản. Những loại hóa chất và hương liệu này hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng, nếu tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây nhiều loại bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu uống phải lượng nhỏ, người bệnh có thể bị dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc thể nhẹ và thể nặng.
Thông thường, cơ thể chúng ta không thể đào thải các chất độc hại này, mà tích tụ dần theo thời gian. Nếu ăn uống thường xuyên và lâu dài phải các loại chất độc này, người bệnh có thể bị ung thư, xơ gan, viêm gan, suy thận, ung thư máu, suy tủy, thậm chí tử vong.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn