Do khá tiện với các công ty, công sở và các gia đình nên nước uống đóng bình ngày càng được tiêu dùng nhiều, nhất là về mùa hè. Tuy nhiên, với giá thành rẻ như hiện nay, hầu hết các loại nước này chỉ có thể là 'của ôi'.
Câu khách vì giá thành rẻ mạt
Với giá thành rẻ chỉ từ 12.000 đồng đến 20.000 đồng, người tiêu dùng đã có thể mua được một bình nước sạch 19 lít, được quảng cáo sản xuất theo công nghệ Australia, lại còn được nhân viên giao hàng đến tận nơi nên. Hầu hết khách hàng khi đã mua và đươc giao hàng đến tận nhà thì chẳng mấy ai còn bận tâm đến chất lượng thực sự cũng như bất cứ chỉ số nào trên những bình nước.
Tại một cơ sở sản xuất nước đóng bình tại đường Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội, cơ quan chức năng đã phát hiện thấy nước đóng bình ở đây chẳng qua là nước nước giếng khoan được xử lý qua một hệ thống hết sức sơ sài. Những chiếc vỏ bình cũ đã xỉn màu, nắp bình và phần vòi cũ được làm sạch hết sức thô sơ, rồi cho nước vào và dán nhãn mác với những dòng chữ nhoè nhoẹt, nhập nhèm.
Thậm chí, ngay cả những chủ cơ sở sản xuất nước đóng bình, nước tinh khiết cũng hoàn toàn mù tịt về quy trình sản xuất. Vì vậy, nhiều sản phẩm được sản xuất không hề đảm bảo chất lượng. Nhưng để giữ khách hàng các chủ cơ sở đã cạnh tranh bằng giá thành, mỗi bình nước khi giao cho các đại lý với giá chỉ từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng/bình, còn khi giao cho các cửa hàng bán lẻ thì giá từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/bình.
Giá thành rẻ mặt chính là yếu tố câu khách, khiến người tiêu dùng vẫn nhắm mắt dùng liều và cho qua những nguy cơ mà những bình nước này có thể mang lại. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng những bình nước có giá bèo bọt này tiềm ẩn trong đó rất nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khoẻ.
Số liệu thống kê cho thấy hiện cả nước có hàng nghìn cơ sở sản xuất, hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh mặt hàng này, nhưng chủ yếu là cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, hình thức phân phối là qua đại lý và bán lẻ tại gia đình. Chính điều này đã nảy sinh vấn đề về chất lượng vệ sinh an toàn đối với các sản phẩm nước uống đóng chai, đóng bình.
“Của rẻ là của ôi”
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết, quy trình sản xuất nước đóng bình để đảm bảo chất lượng phải có 6 bước. Thứ nhất nước thô phải được lọc qua than hoạt tính đẻ khử mùi, sau đó trao đổi ion để khử các loại khoáng, sau đó lọc ngược để khử các vi sinh vật.
Và qua hệ thống đóng chai phải là một môi trường rất vô trùng, có tia cực tím để chống vi sinh vật. Vì vậy, nếu để làm đúng các quy trình trên thì nước đóng bình đến tay người tiêu dùng không thể có giá rẻ đến như thế.
Theo bà Sửu, người tiêu dùng nên hiểu rằng “của rẻ là của ôi”, chất lượng nước với giá thành rẻ như thế không thể bảo đảm cho sức khỏe. Khi uống trực tiếp những loại nước này có thể vẫn còn kim loại nặng, vi sinh vật, thậm chí là có cả những sinh vật mủ xanh (loại vi khuẩn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người như viêm màng tim, viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng máu... ).
Hiện nay lực lượng y tế cũng đang phối hợp với các lực lượng liên quan triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, lấy mẫu kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm các loại nước đóng chai trên phạm vi cả nước. Nhưng để bảo vệ sức khoẻ của bản thân người dân nên lựa chọn những loại nước uống đóng bình có tên tuổi, có nhãn mác và chỉ số rõ ràng.
Theo các chuyên gia, thay vì dùng các loại nước đóng bình không đảm bảo chất lượng người dân nên dùng nước máy đạt tiêu chuẩn rồi đun sôi. Cách làm này vừa tiết kiệm lại vừa tốt cho sức khoẻ.
Theo VnMedia
Câu khách vì giá thành rẻ mạt
Với giá thành rẻ chỉ từ 12.000 đồng đến 20.000 đồng, người tiêu dùng đã có thể mua được một bình nước sạch 19 lít, được quảng cáo sản xuất theo công nghệ Australia, lại còn được nhân viên giao hàng đến tận nơi nên. Hầu hết khách hàng khi đã mua và đươc giao hàng đến tận nhà thì chẳng mấy ai còn bận tâm đến chất lượng thực sự cũng như bất cứ chỉ số nào trên những bình nước.
Tại một cơ sở sản xuất nước đóng bình tại đường Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội, cơ quan chức năng đã phát hiện thấy nước đóng bình ở đây chẳng qua là nước nước giếng khoan được xử lý qua một hệ thống hết sức sơ sài. Những chiếc vỏ bình cũ đã xỉn màu, nắp bình và phần vòi cũ được làm sạch hết sức thô sơ, rồi cho nước vào và dán nhãn mác với những dòng chữ nhoè nhoẹt, nhập nhèm.
Thậm chí, ngay cả những chủ cơ sở sản xuất nước đóng bình, nước tinh khiết cũng hoàn toàn mù tịt về quy trình sản xuất. Vì vậy, nhiều sản phẩm được sản xuất không hề đảm bảo chất lượng. Nhưng để giữ khách hàng các chủ cơ sở đã cạnh tranh bằng giá thành, mỗi bình nước khi giao cho các đại lý với giá chỉ từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng/bình, còn khi giao cho các cửa hàng bán lẻ thì giá từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/bình.
Giá thành rẻ mặt chính là yếu tố câu khách, khiến người tiêu dùng vẫn nhắm mắt dùng liều và cho qua những nguy cơ mà những bình nước này có thể mang lại. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng những bình nước có giá bèo bọt này tiềm ẩn trong đó rất nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khoẻ.
Số liệu thống kê cho thấy hiện cả nước có hàng nghìn cơ sở sản xuất, hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh mặt hàng này, nhưng chủ yếu là cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, hình thức phân phối là qua đại lý và bán lẻ tại gia đình. Chính điều này đã nảy sinh vấn đề về chất lượng vệ sinh an toàn đối với các sản phẩm nước uống đóng chai, đóng bình.
“Của rẻ là của ôi”
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết, quy trình sản xuất nước đóng bình để đảm bảo chất lượng phải có 6 bước. Thứ nhất nước thô phải được lọc qua than hoạt tính đẻ khử mùi, sau đó trao đổi ion để khử các loại khoáng, sau đó lọc ngược để khử các vi sinh vật.
Và qua hệ thống đóng chai phải là một môi trường rất vô trùng, có tia cực tím để chống vi sinh vật. Vì vậy, nếu để làm đúng các quy trình trên thì nước đóng bình đến tay người tiêu dùng không thể có giá rẻ đến như thế.
Theo bà Sửu, người tiêu dùng nên hiểu rằng “của rẻ là của ôi”, chất lượng nước với giá thành rẻ như thế không thể bảo đảm cho sức khỏe. Khi uống trực tiếp những loại nước này có thể vẫn còn kim loại nặng, vi sinh vật, thậm chí là có cả những sinh vật mủ xanh (loại vi khuẩn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người như viêm màng tim, viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng máu... ).
Hiện nay lực lượng y tế cũng đang phối hợp với các lực lượng liên quan triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, lấy mẫu kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm các loại nước đóng chai trên phạm vi cả nước. Nhưng để bảo vệ sức khoẻ của bản thân người dân nên lựa chọn những loại nước uống đóng bình có tên tuổi, có nhãn mác và chỉ số rõ ràng.
Theo các chuyên gia, thay vì dùng các loại nước đóng bình không đảm bảo chất lượng người dân nên dùng nước máy đạt tiêu chuẩn rồi đun sôi. Cách làm này vừa tiết kiệm lại vừa tốt cho sức khoẻ.
Theo VnMedia