T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Sacombank ghi nhận lỗ trong thời điểm cha con cựu Chủ tịch Đặng Văn Thành rời khỏi ngân hàng
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) lỗ hợp nhất 871 tỷ đồng (sau thuế) trong quý bốn, theo Bấm báo cáo tài chính hợp nhất quý bốn và cả năm 2012 vừa được công bố.
Con số này thấp hơn 1.342,7 tỷ đồng so với cùng quý năm 2011, tức giảm khoảng 284,6%.
Lãi từ dịch vụ của Sacombank trong năm 2012 giảm còn 636.30 tỷ đồng, thấp hơn 38,9% so với năm 2011.
Lợi nhuận sau thuế trong cả năm 2012 của ngân hàng này còn 714 tỷ đồng, giảm 64,2% so với mức 1.996 tỷ đồng năm 2011.
Đây cũng là lần đầu tiên lợi nhuận Sacombank ở mức âm kể từ khiên niêm yết trên sàn HSX.
Nguyên nhân chủ yếu cho việc này, được Sacombank giải trình là do phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng chứng khoán và dự phòng phải thu khó đòi.
Chỉ trong quý bốn, chi phí dự phòng của Sacombank đã lên mức tổng công 853 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng cả năm lên đến 1.336,47 tỷ đồng, cao hơn 238,4% so với mức 394.96 tỷ đồng năm 2011.
Chi phí hoạt động của ngân hàng trong năm 2012 cũng tăng lên mức 4.091 tỷ đồng, cao hơn 14% so với năm 2011.
Tính đến cuối năm 2012, tiền gửi khách hàng tại Sacombank là 107.746 tỷ đồng, tăng 43,5% so với cuối năm 2011.
Tính đến ngày 31/12/2012, Sacombank cho vay khách hàng 96.334 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 1.825 tỷ đồng, chiếm 1,89% tổng dư nợ và lớn gấp 4 lần cuối năm trước.
Đây là lần đầu tiên Sacombank báo lỗ từ khi niêm yết trên HSX
Vào cuối tháng Một, Eximbank đã có thông cáo báo chí trong đó tuyên bố kế hoạch sáp nhập giữa ngân hàng này với Sacombank trong thời gian từ 3-5 năm.
Bản thông cáo công bố các nội dung hợp tác giữa hai ngân hàng trong thời gian tới, trong đó bao gồm:
Hiện tại, Eximbank là cổ đông lớn nhất của Sacombank, với tỷ lệ 9,73%.
Theo BBC Vietnamese
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) lỗ hợp nhất 871 tỷ đồng (sau thuế) trong quý bốn, theo Bấm báo cáo tài chính hợp nhất quý bốn và cả năm 2012 vừa được công bố.
Con số này thấp hơn 1.342,7 tỷ đồng so với cùng quý năm 2011, tức giảm khoảng 284,6%.
Lãi từ dịch vụ của Sacombank trong năm 2012 giảm còn 636.30 tỷ đồng, thấp hơn 38,9% so với năm 2011.
Lợi nhuận sau thuế trong cả năm 2012 của ngân hàng này còn 714 tỷ đồng, giảm 64,2% so với mức 1.996 tỷ đồng năm 2011.
Đây cũng là lần đầu tiên lợi nhuận Sacombank ở mức âm kể từ khiên niêm yết trên sàn HSX.
Nguyên nhân chủ yếu cho việc này, được Sacombank giải trình là do phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng chứng khoán và dự phòng phải thu khó đòi.
Chỉ trong quý bốn, chi phí dự phòng của Sacombank đã lên mức tổng công 853 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng cả năm lên đến 1.336,47 tỷ đồng, cao hơn 238,4% so với mức 394.96 tỷ đồng năm 2011.
Chi phí hoạt động của ngân hàng trong năm 2012 cũng tăng lên mức 4.091 tỷ đồng, cao hơn 14% so với năm 2011.
Tính đến cuối năm 2012, tiền gửi khách hàng tại Sacombank là 107.746 tỷ đồng, tăng 43,5% so với cuối năm 2011.
Tính đến ngày 31/12/2012, Sacombank cho vay khách hàng 96.334 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 1.825 tỷ đồng, chiếm 1,89% tổng dư nợ và lớn gấp 4 lần cuối năm trước.
Vào cuối tháng Một, Eximbank đã có thông cáo báo chí trong đó tuyên bố kế hoạch sáp nhập giữa ngân hàng này với Sacombank trong thời gian từ 3-5 năm.
Bản thông cáo công bố các nội dung hợp tác giữa hai ngân hàng trong thời gian tới, trong đó bao gồm:
- Đồng tài trợ hoặc ủy thác cho vay đối với dịch vụ vay vốn.
- Dựa theo điều kiện của mỗi bên theo từng thời điểm, hai bên sẽ cấp hạn mức cho nhau trên thị trường liên ngân hàng
- Hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng
- Nghiên cứu việc sáp nhập trong vòng từ 3 đến 5 năm
- Hợp tác trong vấn đề quản trị, đào tạo nhân lực.
Hiện tại, Eximbank là cổ đông lớn nhất của Sacombank, với tỷ lệ 9,73%.
Theo BBC Vietnamese