Sai phạm tại BV Thanh Nhàn phát lộ 'nồi cơm' xã hội hóa 'bốc mùi'

Jolie

Member
[h=2]"Nhà thầu Minh Dân trúng thầu hoạt chất cefuroxim 0,75g với giá 25.000 đ/lọ nhưng BV lại không ký hợp đồng với nhà thầu này mà lại ký hợp đồng với nhà thầu Diệu Thuý với giá 39.500đ/lọ làm tăng thêm số tiền trong năm 2012 là 650,000,000đ."[/h]
Bệnh viên (BV)Thanh Nhàn lâu nay được biết đến như là một BV dành cho công nhân, dân nghèo thành thị. Tuy cơ sở vật chất không được khang trang nhưng những năm trước đây đều được bệnh nhân tin tưởng, yên tâm khi vào chữa trị. Cũng bởi BV còn nghèo nên trước đây, BGĐ cũ của BV này đã chọn con đường xã hội hóa y tế để nâng cao cơ sở hạ tầng cho BV.
“Nồi cơm” xã hội hóa bị giằng xé bởi nhóm lợi ích?
Năm 2008, khi ông Đặng Văn Chính là giám đốc, BV Thanh Nhàn đã ký một số các hợp đồng liên kết với các đối tác xã hội hóa để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của bệnh nhân. Điển hình là các hợp đồng ký với công ty ĐY 33 xây dựng trung tâm chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao và các hợp đồng ký với công ty CP kiến trúc mỹ thuật HN để thành lập Trung tâm dinh dưỡng tại bệnh viện.
Năm 2011, khi ông Đào Quang Minh về làm giám đốc đã thay đổi một loạt chính sách tác động đến “nồi cơm” của các đơn vị xã hội hóa. BGĐ mới đã ra hàng loạt các thông báo chấm dứt hoạt động của Trung tâm chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao và phá bỏ Trung tâm dinh dưỡng. Do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn, hồi đầu tháng 8 vừa qua, nhân viên công ty ĐY33 đã căng băng rôn đứng trước điểm khám bệnh của BV Thanh Nhàn để đòi quyền lợi.
NS-5.9-bvthanhnhan-in1.jpg

Bà Hoàng Thị Ngọc Trâm, Phó GĐ bệnh viên Thanh Nhàn (người đang ngồi) từ chối cung cấp thông tin cho phóng viên.
Trong lúc tranh chấp giữa hai bên chưa được giải quyết, từ ngày 1/8/2013 BV Thanh Nhàn đã ngưng chuyển bệnh nhân cần chẩn đoán hình ảnh xuống trung tâm chuẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao của công ty ĐY 33 đầu tư. Máy móc, thiết bị trị giá hàng chục tỷ đồng được đầu tư vào bệnh viện này theo hình thức xã hội hóa bị “đắp chiếu” còn bệnh nhân thì “lãnh đủ” thiệt thòi.
Khi bệnh nhân đi chụp, chiếu các máy móc như cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI), x-quang kỹ thuật số… đều phải ra ngoài chụp. Bệnh nhân đến cấp cứu cần chẩn đoán hình ảnh không được chiếu chụp tại BV mà đưa lên xe cấp cứu chở đến Trung tâm cấp cứu 115 của Hà Nội để chiếu chụp sau đó lại quay về.
Số tiền bệnh nhân phải chi trả khi chiếu chụp ở trung tâm 115 cao hơn nhiều lần khi chụp tại Trung tâm chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện do công ty ĐY33 đầu tư. Không những thế bệnh nhân còn phải trả thêm 120 ngàn đồng tiền xe cộng với rủi ro cao khi không được chiếu chụp, chẩn đoán hình ảnh kịp thời.
Trước bức xúc của bệnh nhân, mới đây Sở Y tế đã có công văn yêu cầu bệnh viện Ung bướu tiếp nhận bệnh nhân của BV Thanh Nhàn khi có yêu cầu chiếu chụp hình ảnh thay vì phải đưa lên Trung tâm cấp cứu 115.
Chỉ đạo “tréo nghoe” này của Sở Y tế khiến Trung tâm chẩn đoán hình ảnh của BV Thanh Nhàn hết sức ngỡ ngàng bởi máy móc đơn vị này đầu tư hàng chục tỷ đồng đang nằm “đắp chiếu” ngay trong bệnh viện.
Càng ngỡ ngàng hơn khi điều tra của phóng viên Người đưa tin cho thấy trong lúc máy móc xã hội hóa còn nằm đắp chiếu thì bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện Thanh Nhàn lại phải trả thêm tiền mới được siêu âm ở máy của bệnh viện. Đây là 2 máy siêu âm được đặt tại khoa chẩn đoán hình ảnh và đại diện bệnh viện giải thích với PV vẫn đang “chạy thử”. Tuy nhiên, thực tế thì BV đã đặt 2 máy siêu âm này gần 1 năm qua và vẫn thu tiền khi bệnh nhân sử dụng máy siêu âm “chạy thử”.
Nghiêm trọng hơn, điều tra của phóng viên còn cho thấy 2 máy siêu âm nói trên được đặt vào khoa chẩn đoán hình ảnh mà không được phê duyệt theo đề án nào. Ông Trần Sỹ Thành - Trưởng phòng vật tư BV Thanh Nhàn cho biết theo sự chỉ đạo của BGĐ bệnh viện thì từ năm 2012 phòng vật tư không thực hiện việc mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế.
"Khi tôi nghe tên 2 máy siêu âm này thì tôi rất bất ngờ, vì trong danh sách kiểm kê đều không có tên 2 thiết bị này. Tôi khẳng định rằng phòng vật tư không mua thiết bị siêu âm này và hiện tại máy siêu âm này đặt ở phòng nào thì tôi không nắm được”, ông Thành nói.
Ông Thành đã cho PV gặp rất nhiều người liên quan đến sự việc nhưng có vẻ ai cũng đều không biết sự việc này. Khi hỏi ông Nguyễn Văn Luân phó trưởng phòng vật tư kiêm bác sỹ khoa ngoại tổng hợp cho biết: “Đây là 2 chiếc máy mới chỉ để đây chứ chưa làm thủ tục, đang thử. Hiện tại máy này đang làm thủ tục để mua chứ chưa chính thức và mang về đây mới được có hơn tháng. Khi PV hỏi bệnh nhân khám dịch vụ ở đây thì có thu tiền không thì bác sỹ Luân trả lời không biết vì cái này bên phòng điều hành dịch vụ quản lý. Tất cả giấy tờ bàn giao đặt thử thì ở khoa chuẩn đoán hình ảnh họ đang giữ.
Lúc đầu ông Luân khẳng định ở đây chỉ có một chiếc máy siêu âm 4D, nhưng sau đó lại nói rằng có thêm 1 máy đen trắng nữa. Tất cả giấy tờ chỉ chứng nhận là đặt thử thôi chứ không phòng vật tư không giữ giấy đó làm gì. Được biết giá của một chiếc máy rơi vào 1,5 tỉ/ chiếc.
“2 máy đặt đấy chỉ có phó phòng vật tư chứng kiến là đã đặt máy ở đây chứ tôi cũng không nắm được gì về vấn đề này”, ông Thành cho biết.
Khi PV hỏi được xem giấy đặt thử thì ông Phan Hào - kỹ thuật viên trưởng khoa chuẩn đoán hình ảnh bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: “Muốn biết về vấn đề này phải gặp anh Lưu (Trưởng khoa chuẩn đoán hình ảnh) chứ mình có biết gì đâu”
Ông Trần Tuấn Lưu,Trưởng khoa chuẩn đoán hình ảnh bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: “Cái này phải qua giám đốc của bệnh viện và phải có ý kiến của giám đốc bệnh viện chỉ định thì chúng tôi mới cung cấp được thông tin về hai chiếc máy này. Mọi thông tin nằm trong bệnh viện phải có yêu cầu của giám đốc bệnh viện mới được vì quyền của giám đốc là cao nhất.”
Thế nhưng khi PV hỏi ý kiến bà Hoàng Thị Ngọc Trâm – Phó giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn thì bà Trâm trả lời: “Không phải thông tin nào bệnh viện cũng cung cấp cho phóng viên và phải hỏi cơ quan cấp trên cái gì được phép cung cấp và cái gì không được phép cung cấp”.
Lộ diện “một bệnh viện hai hệ thống hóa đơn”
Suốt hơn 1 tháng trời “nằm vùng” thu thập thông tin tại BV Thanh Nhàn, nhóm PV ghi nhận rất nhiều phản ánh, bức xúc những bệnh nhân nơi đây về việc bị thu thêm các khoản phí mà không biết là phí gì. Thậm chí, các bệnh nhân khám BHYT còn cho biết họ bị thu nhiều tiền hơn là những người đi khám, chữa bệnh dịch vụ. Cụ thể, khi bệnh nhân BHYT đi siêu âm đều phải nộp thêm 40 ngàn đồng (trong khi quy định khám BHYT bệnh nhân không phải trả tiền). Biên lai mà BV cấp cho bệnh nhân là hóa đơn tự phát hành, không phải hóa đơn VAT. Không rõ số tiền này được BV Thanh Nhàn nộp về đâu?
NS-5.9-bvthanhnhan-in2.jpg

Những máy móc hàng tỉ đồng đầu tư vào bệnh viên Thanh Nhàn bị "đắp chiếu" nhưng bệnh nhân phải ra ngoài chụp chiếu với giá cao.
Tiếp tục làm rõ hiện tượng có hai hệ thống hóa đơn tồn tại song song tại BV Thanh Nhàn, phóng viên đã trực tiếp vào vai “con bệnh”. Sau khi nộp phí khám bệnh hết 50 ngàn đồng. Phóng viên xin được thử máu. Bác sỹ hỏi: làm dịch vụ hay làm thường. Trả lời: làm dịch vụ. Vị bác sỹ này yêu cầu phóng viên nộp 280 ngàn đồng và đưa cho phóng viên một hóa đơn thường (không phải hóa đơn GTGT). Phóng viên hỏi xin hóa đơn GTGT để về thanh toán cơ quan thì vị bác sỹ này trả lời: “Làm dịch vụ chỉ có hóa đơn này thôi.” 20 phút sau, phóng viên quay lại phòng khám và xin thử máu lần 2. Lần này, phóng viên nói luôn là làm thường và xin hóa đơn GTGT về thanh toán với cơ quan. Quả nhiên, phóng viên được nhận hóa đơn GTGT nhưng số tiền phải nộp chỉ là 166 ngàn đồng.
Theo quan sát của phóng viên tại phòng khám bệnh thì rất ít người có nhu cầu lấy hóa đơn GTGT và các bác sỹ cũng không chủ động hỏi người bệnh lấy hóa đơn hay không. Do vậy, hầu hết bệnh nhân đều chỉ được lấy hóa đơn của bệnh viện với số tiền chênh hơn hẳn số tiền đóng theo hóa đơn GTGT. Không chỉ vênh về số tiền đóng nộp tiền theo hóa đơn GTGT và theo hóa đơn bệnh viện bệnh nhân còn chênh nhau cả về thời gian nhận kết quả. Cụ thể, bệnh nhân nộp tiền theo hóa đơn bệnh viện sẽ nhận kết quả nhanh hơn bệnh nhân khác nhiều lần.
Giải thích cho “sự lạ” này, ông Phạm Quang Phúc, phó phòng kế hoạch tổng hợp BV Thanh Nhàn cho rằng “lần đầu nghe phản ảnh, sẽ kiểm tra lại”. Còn việc bệnh nhân BHYT đi siêu âm mất thêm 40 ngàn đồng là do bệnh nhân siêu âm bằng máy xã hội hóa. “Bệnh nhân hưởng BH 100% mà không mất đồng nào thì bệnh nhân phải vào máy siêu âm của Nhà nước (nhưng chỗ đấy rất là đông và phải chờ). Bệnh nhân muốn giải quyết nhanh, đăng ký yêu cầu (máy của xã hội hóa) để soi và mất 60 nghìn. BH có trách nhiệm trả 20 nghìn và bệnh nhân phải chịu số tiền còn lại”, ông Phúc cho biết.
Vì sao BV Thanh Nhàn lại có hai loại hóa đơn với hai mức thu khác nhau, cơ quan chức năng cần sớm “vào cuộc” điều tra và làm rõ những bất thường này. Đặc biệt, cần làm rõ việc vì sao bỗng dưng BGĐ bệnh viện “hất chân” các đối tác xã hội hóa, vi phạm hợp đồng đã ký kết cùng với những uẩn khúc trong công tác đấu thầu thuốc tại bệnh viện này theo tố cáo của CBCNV khoa dược.
Ở một diễn biến khác, điều tra riêng của PV Người đưa tin còn cho thấy mặc dù ra sức “tận thu” mảng dịch vụ song BV Thanh Nhàn đang nợ đối tác cung ứng thuốc và các đối tác xã hội hóa nhiều tỷ đồng. Các đối tác đã có văn bản đòi nợ nhiều lần mà BV vẫn chưa thu xếp được kinh phí để thanh toán.
Người đưa tin sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.
Thêm tố cáo về những sai phạm trong đấu thầu thuốc tại BV Thanh Nhàn
Bà B.T.A.V vừa có đơn gửi Sở Y tế Hà Nội tố cáo BGĐ bệnh viện Thanh Nhàn đã ký quyết định trúng thầu và ký hợp đồng sai nguyên tắc với đơn vị trúng thầu. Cụ thể, BGĐ đã ký QĐ 1 hoạt chất mời thầu có 2 biệt Dược trúng thầu, có QĐ trúng thầu nhưng không ký hợp đồng với nhà thầu là sai nguyên tắc. Bà B.T.A.V đặt dấu hỏi: tại sao ký QĐ cho 2 biệt Dược trúng thầu? dựa trên nguyên tắc nào? Tại sao ký QĐ trúng thầu, ký hợp đồng với nhà thầu có giá cao hơn với số lượng nhiều hơn.
Tại sao 2 mặt hàng Trikaxon và Cefuroxim bệnh viện đã “vay” trước của hai nhà thầu với lý do “trong thời gian chờ làm thủ tục phê duyệt kết quả trúng thầu”, sau đó chỉ QĐ trúng thầu bằng đúng số lượng vay, số lượng còn lại nhiều hơn, giá cao hơn chuyển cho nhà thầu khác trúng thầu? Kết quả chấm thầu của Tổ chuyên gia đấu thầu bệnh viện Thanh Nhàn có đúng là có 2 mặt hàng Ukxone và ILJIN Cefuroxim trúng thầu không?, kết quả này có bị điều chỉnh, thay đổi không?
Tại sao hoạt chất ceftriaxon mời thầu số lượng 19.000 lọ lại ký hợp đồng mua 24.000 lọ với hai nhà thầu? Tại sao nhà thầu Minh Dân trúng thầu hoạt chất cefuroxim 0,75g với giá 25.000 đ/lọ nhưng BV lại không ký hợp đồng với nhà thầu này mà lại ký hợp đồng với nhà thầu Diệu Thuý với giá 39.500đ/lọ làm tăng thêm số tiền trong năm 2012 là 650,000,000đ?
Việc quyết định mua thuốc sai nguyên tắc, làm thiệt hại cho Bệnh viện số tiền 650,000,000đ, trách nhiệm thuộc về ai? Bà B.T.A.V đề nghị Sở Y tế thanh kiểm tra và cho làm rõ tất cả các vấn đề trên.
Thủy Lê
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn



 
Back
Top