T
T$
Guest
[h=1]Sepp Blatter ‘đang tiến hành cải tổ Fifa’[/h]
- 5 tháng 6 2015
Blatter vẫn điều hành Fifa cho đến khi bầu ra chủ tịch mới
Ông Sepp Blatter, vị chủ tịch sắp từ nhiệm của Fifa, cho biết ông đang tiến hành ‘một chương trình cải cách toàn diện’ cơ quan điều hành bóng đá thế giới.
Động thái này diễn ra sau chín ngày sóng gió ở Fifa giữa những cáo buộc về tình trạng tham nhũng ‘ăn sâu và cố hữu’.
Bảy quan chức Fifa đã bị bắt giữ trong một cuộc bố ráp vào sáng sớm hồi tuần trước ở Zurich trong lúc họ đang tề tựu tham dự kỳ đại hội Fifa để bầu chủ tịch mới.
Bốn ngày sau đó, ông Blatter, người vừa tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ, thông báo ông sẽ từ chức.
Ông cho biết ông sẽ tiếp tục ở cương vị chủ tịch Fifa cho đến khi tổ chức này bầu được người kế nhiệm ông vào những tháng tới.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố 14 quan chức và đối tác của Fifa trong chiến dịch điều tra về tình trạng tham nhũng lan rộng ở tổ chức này trong vòng hơn hai thập niên, trong đó có bảy người bị cảnh sát Thụy Sỹ bắt giữ theo yêu cầu của giới chức Mỹ.
[h=2]‘Muốn cải cách toàn diện’[/h]Hiện tại chưa có cáo buộc nào đưa ra đối với bản thân Blatter.
Trong một thông cáo hôm 4/6 từ trụ sở Fifa ở Zurich, Blatter cho biết ông đã tổ chức một ‘cuộc họp có ý nghĩa, mang tính xây dựng’ với ông Domenica Scala, chủ tịch ủy ban kiểm toán và tuân thủ quy định của Fifa, để thiết lập một cơ chế và khung thời gian hành động.
Ông Warner dọa sẽ tung ra thêm nhiều bằng chứng chống lại Fifa
Thông cáo cho biết ‘Chủ tịch Blatter và ông Scala đang làm việc để thúc đẩy ‘những cải cách có ý nghĩa đối với cơ cấu và cách điều hành của Fifa’.
Thông cáo dẫn lời ông Blatter nói: “Tôi muốn có một chương trình cải cách toàn diện và tôi rất ý thức được rằng chỉ có Đại hội Fifa có thể thông qua những cải cách này. Hơn nữa, ủy ban điều hành có trách nhiệm cùng thúc đẩy tiến trình này.”
Trong một diễn biến khác, ông Jack Warner, cựu phó chủ tịch Fifa, một trong những người bị Bộ Tư pháp Mỹ truy tố, nói ông sẽ tung ra ‘một núi’ các bằng chứng về các giao dịch tài chính của Fifa.
Ông Warner đã rút khỏi các hoạt động bóng đá hồi năm 2011 giữa lúc có các cáo buộc về hối lộ và sau đó từ chức Bộ trưởng An ninh của Trinidad và Tobago.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông nói: “Ở tuổi 72 tôi không muốn để họ tước đi quyền tự do của tôi. Tôi lo sợ cho tính mạng của mình. Tôi đã quyết định không giữ bí mật nữa”.
“Tôi đã soạn ra một loạt các tài liệu đầy đủ, trong đó có các tờ séc, và gửi chúng ở những nơi khác nhau và đáng tin cẩn.”
[h=2]Có bị tước quyền đăng cai?[/h]
Fifa đang đối mặt khủng hoảng sâu rộng
Ông Warner cho biết những bằng chứng này kể lại những gì ông biết về một số giao dịch tài chính ở Fifa, trong đó có giao dịch với Chủ tịch Sepp Blatter.
Warner đã bác bỏ các cáo buộc đối với ông nhưng đối mặt với lệnh dẫn độ sang Mỹ. Ông đã được cho tại ngoại sau khi nộp mình cho cảnh sát ở thủ đô Trinidad và Tobago hồi tuần trước.
Một quan chức Fifa hàng đầu khác và là một nhân chứng quan trọng, ông Chuck Blazer, người Mỹ, đã thừa nhận nhận hối lộ.
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc 14 người ở nhiều nước đã nhận hối lộ và lợi quả với trị giá hơn 150 triệu đô la Mỹ trong khoảng thời gian 24 năm. Bốn người đã bị truy tố, trong đó có ông Blazer.
Bài phát biểu của ông Warner được đưa ra chỉ vài giờ sau khi chi tiết lời khai của ông Blazer hồi năm 2013 được công bố. Trong đó Blazer thừa nhận ông và các quan chức Fifa khác đã nhận hối lộ trong việc quyết định giao cho Nam Phi quyền đăng cai World Cup 2010.
Một quan chức thực thi pháp luật được hãng tin Reuters dẫn lời cho biết Cục điều tra Liên bang Mỹ cũng đang điều tra về việc làm thế nào mà các nước Nga và Qatar được chọn đăng cai các kỳ World Cup 2018 và 2022. Cả hai nước này đều bác bỏ việc họ có hành động sai trái trong quá trình vận động.
Giới chức Qatar nói rằng họ tin tưởng họ sẽ không bị tước quyền đăng cai World Cup 2022.
Trong lúc đó, Bộ trưởng Văn hóa Anh John Whittingdale nói rằng nước ông sẵn sàng tổ chức World Cup 2022 nếu Qatar bị tước quyền đăng cai.
Theo BBC Vietnamese