T
T$
Guest
- 24 tháng 3 2015
Ông Lý, 91 tuổi, đã đưa Singapore từ một thành phố cảng nhỏ thàn một trong những nước giàu có nhất trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ lòng tôn kính đến ông Lý. Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi ông là ‘người khổng lồ của lịch sử’, người mà các nhà lãnh đạo thế giới tìm đến để nghe lời khuyên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói ông Lý là một chính khách và một nhà chiến lược được tôn trọng rộng rãi trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi ông là một trong những ‘cây đại thụ’ của chính trị thế giới.
[h=2]Mở sổ tang[/h]Đỉnh điểm của quốc tang sẽ là tang lễ vào ngày Chủ nhật 29/3 và thi hài ông Lý sẽ được quàn ở nhà Quốc hội từ ngày 25 đến 28/3.
Khi màn đêm buông xuống, nhiều người Singapore vẫn xếp hàng ở Istana, nơi có dinh thự chính thức của tổng thống và trụ sở Chính phủ Singapore. Sổ tang đã được đặt ở đây để người dân viết lời chia buồn.
Trước đó, một số người đã hô vang ‘Ngài Lý, Ngài Lý’ khi chiếc xe chở thi hài ông đến nơi quàn.
“Tôi rất buồn. Ông ấy là thần tượng của tôi. Ông ấy rất tốt đối với tôi, gia đình tôi và tất cả mọi người,” một người dân có tên là Lua Su Yean, 64 tuổi, nói.
“Thành tựu lớn nhất của ông là ông đã tạo dựng nên đất nước Singapore ngày nay từ con số không.”
Sổ tang cũng được mở tại các sứ quán của Singapore ở nước ngoài.
[h=2]‘Mất mát sâu sắc’[/h]Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam nói trên chương trình Newsday của BBC rằng đối với người dân Singapore thì ông Lý là ‘cả George Washington và Winston Churchill gộp lại’.
“Có cảm giác mất mát, đau buồn rất sâu sắc,” ông nói.
Các hoạt động kinh doanh buôn bán ở Singapore vẫn diễn ra bình thường. Tại thị trường chứng khoán, dòng hiển thị giá thị trường trên bảng điện tử chạy dòng chữ: “Tưởng nhớ Ngài Lý Quang Diệu, 16/9 năm 1923 đến 23/5 năm 2015.
Ông cũng tiến hành chương trình xóa nhà ổ chuột, công nghiệp hóa đất nước và chống tham nhũng. Ông cũng là người ủng hộ mạnh mẽ cho một xã hội Singapore đa sắc tộc.
Tuy nhiên, ông Lý cũng đưa ra những kiểm soát chặt chẽ và một trong những di sản của ông là kiểm soát chặt chẽ báo chí vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay. Những người bất đồng và các đối thủ chính trị bị trấn áp không thương tiếc.
Ông Lý từng phê phán điều mà ông cho rằng cách quản lý quá mức tự do của Mỹ và các nước phương Tây và nói rằng điều này ‘có cái giá phải trả là xã hội mất trật tự’.
Theo BBC Vietnamese