T
T$
Guest
ThuVienBao.com -
Biến cố tại Tunisia đã lan tỏa sang Ai Cập.
Chúng ta đã lầm lẫn biết bao. Khi tình trạng bất ổn khởi đầu ở Tunisia, hầu hết các chuyên gia (trong đó có tôi) cho biết lãnh đạo lâu năm của nước này, Tổng thống Ben Ali, sẽ nghiền nát nó và sống sót.
Khi ông đột ngột bỏ trốn, sự lây lan và bất ổn đã vươn ra tới đất nước láng giềng Ai Cập, hầu hết các chuyên gia (trong đó có tôi) cho rằng Ai Cập sẽ không như Tunisia và nhà lãnh đạo kỳ cựu lâu niên của nước này, ông Hosni Mubarak, sẽ nghiền nát nó và sống sót.
Vài tuần qua những diễn biến đã vượt qua mọi kỳ vọng ban đầu của nó và làm ngạc nhiên cả những những nhà quan sát dày dạn nhất khi bược họ phải tự hỏi chính sự vùng này sẽ dẫn dắt tới đâu.
Trước hết, tuy nhiên có thể thấy rằng, việc Tổng thống Mubarak từ chức và ra đi không có nghĩa rằng cuộc khủng hoảng của người dân Ai Cập đang tiến tới một kết cục sớm.
Ngược lại, ông Mubarak đã chỉ đơn giản là "bán phá giá" tình huống khó của ông và chuyển tình huống này vào tay các lãnh đạo quân sự.
Cho dù cánh quân sự có thể tỏ ra là họ làm được tốt hơn so với những gì ông Mubarak đã làm - và cho dù quân đội có thể giữ được sự cam kết của họ - thì mọi việc vẫn còn ở rất xa.
Quyền lực nhân dân
Ai Cập là nước Ả Rập lớn nhất và mạnh nhất. Ông Mubarak đã trị vì nó suốt ba thập niên.
Tấm gương Ai Cập đã làm rung động công luận ở một khu vực mà hàng loạt các quốc gia lâu nay hàm chứa trong mình những yếu kém: toàn trị, tham nhũng, thất nghiệp, nhân phẩm bị hạ thấp.
Những kẻ chuyên quyền, độc tài trong khu vực với lực lượng mật vụ nhỏ hơn và yếu hơn so với chính quyền Ai Cập Mubarak, nay dễ bị thương tổn hơn bao giờ hết trước những trận cuồng phong được hun đúc từ sự phẫn nộ của quần chúng đông đảo.
Quân đội nói đứng cùng dân nhưng có lúc đã không can thiệp bạo động.
Hiện đang có những kẻ có tiền đang cố sử dụng chúng để mua chuộc những người bất đồng chính kiến. Nhưng ở các quốc gia nghèo hơn, chẳng hạn như Jordan và Yemen, người ta sẽ phải vay mượn để làm như vậy.
Thứ ba, phải nói tới tác động của cuộc khủng hoảng với kinh tế khu vực - mà rõ ràng là ảnh hưởng tới giá dầu, du lịch, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài - tất cả vốn đã ở trong tình trạng nghiêm trọng.
Thứ tư, sự sụp đổ của Mubarak sẽ ảnh hưởng đến một loạt các vấn đề khu vực - tiến trình hòa bình Ả rập - Israel, ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran, cuộc chiến chống lại người Hồi giáo cực đoan - có thể nói là rất khó, nếu không phải là không thể, để đưa ra bất kỳ dự đoán nào.
Nỗi sợ hãi về các cuộc cách mạng Hồi giáo ở khắp nơi đã không được đặt vào đúng chỗ. Hầu hết các nhà bất đồng chính kiến hiện nay có vẻ là dân tộc chủ nghĩa hơn là vì tình cảm tôn giáo.
Đồng thời, người ta lo ngại rằng cuộc khủng hoảng có thể làm nghiêng cán cân quyền lực trong khu vực có lợi cho Iran, ngay tới đây, mặc dù Iran đang theo dõi những sự kiện nổi dậy, mà chưa lèo lái chúng.
Bài học cho phương Tây
Cuộc cách mạng ở Ai Cập sẽ còn có nhiều tác động đa chiều và xâu xa, chưa lường hết ở Trung Đông.
Cuối cùng, có thể thấy các chính phủ phương Tây bị rơi vào tình thế lưỡng nan với những chính sách lâu nay của họ, trong tình huống khó xử đang xảy ra, và có vẻ như trong ngắn hạn, họ không có giải pháp gì.
Cách thức mà chính quyền Obama xử lý trước cuộc khủng hoảng ở Ai Cập thực là "kém cỏi". Liên minh châu Âu cũng vậy, dù lẻ tẻ có phản ứng của thành viên đơn lẻ tốt hơn nhiều.
Nhưng ngay cả khi phản ứng của họ có được đưa ra sau rốt đi nữa, thì các câu hỏi hóc búa sẽ vẫn còn tồn tại.
Phương Tây trong nhiều thập kỷ vẫn coi ổn định ở khu vực này là ưu tiên cao hơn so với các quyền dân chủ và quyền con người.
Rõ ràng một bài học đau đớn được rút ra cho các cường quốc phương Tây qua lần này là họ đã tạo ra thực ít ảnh hưởng, mặc dù họ đã cung cấp rất nhiều tài trợ ở nhiều nước diễn ra biến đổi vừa qua, như đã thấy.
Tiền có vẻ không mua được tất cả mọi thứ đâu, thưa quý vị. Và tương tự, trong cơn thịnh nộ của quần chúng nhân dân, tiền của bạn chắc cũng không thể giúp mua được một đồng minh gần gũi đâu.
Theo BBC Vietnamese
Chúng ta đã lầm lẫn biết bao. Khi tình trạng bất ổn khởi đầu ở Tunisia, hầu hết các chuyên gia (trong đó có tôi) cho biết lãnh đạo lâu năm của nước này, Tổng thống Ben Ali, sẽ nghiền nát nó và sống sót.
Khi ông đột ngột bỏ trốn, sự lây lan và bất ổn đã vươn ra tới đất nước láng giềng Ai Cập, hầu hết các chuyên gia (trong đó có tôi) cho rằng Ai Cập sẽ không như Tunisia và nhà lãnh đạo kỳ cựu lâu niên của nước này, ông Hosni Mubarak, sẽ nghiền nát nó và sống sót.
Vài tuần qua những diễn biến đã vượt qua mọi kỳ vọng ban đầu của nó và làm ngạc nhiên cả những những nhà quan sát dày dạn nhất khi bược họ phải tự hỏi chính sự vùng này sẽ dẫn dắt tới đâu.
Trước hết, tuy nhiên có thể thấy rằng, việc Tổng thống Mubarak từ chức và ra đi không có nghĩa rằng cuộc khủng hoảng của người dân Ai Cập đang tiến tới một kết cục sớm.
Ngược lại, ông Mubarak đã chỉ đơn giản là "bán phá giá" tình huống khó của ông và chuyển tình huống này vào tay các lãnh đạo quân sự.
Cho dù cánh quân sự có thể tỏ ra là họ làm được tốt hơn so với những gì ông Mubarak đã làm - và cho dù quân đội có thể giữ được sự cam kết của họ - thì mọi việc vẫn còn ở rất xa.
Quyền lực nhân dân
Tiền cũng không thể giúp người ta mua được một đồng minh gần gũi đâu
Thứ hai, sự thành công của 'quyền lực nhân dân' ở Ai Cập có một ý nghĩa rất lớn với cho thế giới Ả Rập, hơn là cả sự thành công của phong trào này tại Tunisia.
Ai Cập là nước Ả Rập lớn nhất và mạnh nhất. Ông Mubarak đã trị vì nó suốt ba thập niên.
Tấm gương Ai Cập đã làm rung động công luận ở một khu vực mà hàng loạt các quốc gia lâu nay hàm chứa trong mình những yếu kém: toàn trị, tham nhũng, thất nghiệp, nhân phẩm bị hạ thấp.
Những kẻ chuyên quyền, độc tài trong khu vực với lực lượng mật vụ nhỏ hơn và yếu hơn so với chính quyền Ai Cập Mubarak, nay dễ bị thương tổn hơn bao giờ hết trước những trận cuồng phong được hun đúc từ sự phẫn nộ của quần chúng đông đảo.
Hiện đang có những kẻ có tiền đang cố sử dụng chúng để mua chuộc những người bất đồng chính kiến. Nhưng ở các quốc gia nghèo hơn, chẳng hạn như Jordan và Yemen, người ta sẽ phải vay mượn để làm như vậy.
Thứ ba, phải nói tới tác động của cuộc khủng hoảng với kinh tế khu vực - mà rõ ràng là ảnh hưởng tới giá dầu, du lịch, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài - tất cả vốn đã ở trong tình trạng nghiêm trọng.
Thứ tư, sự sụp đổ của Mubarak sẽ ảnh hưởng đến một loạt các vấn đề khu vực - tiến trình hòa bình Ả rập - Israel, ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran, cuộc chiến chống lại người Hồi giáo cực đoan - có thể nói là rất khó, nếu không phải là không thể, để đưa ra bất kỳ dự đoán nào.
Nỗi sợ hãi về các cuộc cách mạng Hồi giáo ở khắp nơi đã không được đặt vào đúng chỗ. Hầu hết các nhà bất đồng chính kiến hiện nay có vẻ là dân tộc chủ nghĩa hơn là vì tình cảm tôn giáo.
Đồng thời, người ta lo ngại rằng cuộc khủng hoảng có thể làm nghiêng cán cân quyền lực trong khu vực có lợi cho Iran, ngay tới đây, mặc dù Iran đang theo dõi những sự kiện nổi dậy, mà chưa lèo lái chúng.
Bài học cho phương Tây
Cuối cùng, có thể thấy các chính phủ phương Tây bị rơi vào tình thế lưỡng nan với những chính sách lâu nay của họ, trong tình huống khó xử đang xảy ra, và có vẻ như trong ngắn hạn, họ không có giải pháp gì.
Cách thức mà chính quyền Obama xử lý trước cuộc khủng hoảng ở Ai Cập thực là "kém cỏi". Liên minh châu Âu cũng vậy, dù lẻ tẻ có phản ứng của thành viên đơn lẻ tốt hơn nhiều.
Nhưng ngay cả khi phản ứng của họ có được đưa ra sau rốt đi nữa, thì các câu hỏi hóc búa sẽ vẫn còn tồn tại.
Phương Tây trong nhiều thập kỷ vẫn coi ổn định ở khu vực này là ưu tiên cao hơn so với các quyền dân chủ và quyền con người.
Rõ ràng một bài học đau đớn được rút ra cho các cường quốc phương Tây qua lần này là họ đã tạo ra thực ít ảnh hưởng, mặc dù họ đã cung cấp rất nhiều tài trợ ở nhiều nước diễn ra biến đổi vừa qua, như đã thấy.
Tiền có vẻ không mua được tất cả mọi thứ đâu, thưa quý vị. Và tương tự, trong cơn thịnh nộ của quần chúng nhân dân, tiền của bạn chắc cũng không thể giúp mua được một đồng minh gần gũi đâu.
Theo BBC Vietnamese