T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Trung Quốc sắp thay mới các vị trí lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ
Hàng ngàn đại biểu từ khắp các tỉnh thành của Trung Quốc sẽ tụ hội ở Bắc Kinh trong tuần tới để tham dự kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tức Quốc hội nước này.
Kỳ họp Quốc hội khai mạc vào thứ Ba ngày 5/3 này cũng chính thức hoàn tất việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 hồi tháng 11 năm ngoái.
Ông Tập Cận Bình, tân tổng bí thư của Đảng đồng thời đang là phó chủ tịch nước, sẽ chính thức làm chủ tịch nước thay ông Hồ Cẩm Đào còn ông Lý Khắc Cường, nhân vật thứ hai của Đảng, sẽ lên thay Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
[h=2]‘Chấm dứt sự chênh vênh’[/h]Bốn tháng sau khi ông Tập và ông Lý trở thành những người lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông nước này đã nói nhiều đến những lời cam kết của các ông về một chính phủ trong sạch hơn và quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân.
Việc ông Tập lên làm chủ tịch nước sẽ chấm dứt tình trạng chênh vênh trong nhiều tháng qua ở Trung Quốc sau Đại hội 18, ông Jean Pierre Cabestan, một giáo sư chính trị ở Hong Kong, cho biết.
“Có một khoảng lặng trong khoảng từ bốn đến năm tháng vốn phần nào làm tê liệt đất nước bởi vì các lãnh đạo tối cao không thể tiếp tục làm việc như trước đây,” ông phân tích.
Vị trí lãnh đạo Đảng của ông Tập Cận Bình là chính là cội nguồn cho quyền lực của ông. Tuy nhiên, chức danh chủ tịch nước sẽ giúp ông trở nên nổi bật hơn, nhất là trong các chuyến công du nước ngoài với tư cách nguyên thủ quốc gia.
Có khoảng 3.000 đại biểu sẽ tề tựu về Bắc Kinh trong kỳ họp kéo dài khoảng 10 ngày này để thông qua các chính sách đã được Đảng chuẩn y từ trước, trong đó có việc tái cơ cấu lại bộ máy chính phủ với nhiều bộ bị bãi bỏ và sát nhập.
Tuy nhiên những thay đổi như vậy cũng không thể hạn chế bớt sức mạnh của các tập đoàn nhà nước vốn chống đối những cải cách theo định hướng kinh tế thị trường, Cabestan nói.
“Chúng ta sẽ chờ xem liệu nền kinh tế có mang tính thị trường nhiều hơn, có ít sự độc quyền và ít lợi ích được ban sẵn hơn hay không... Tôi không nghĩ là sẽ có thay đổi gì cơ bản,” ông nói thêm.
Quốc hội Trung Quốc cũng sẽ xem xét vấn đề ‘lao động cải tạo’ mà theo đó những người phạm tội vặt bị đưa vào các trại lao động mà không cần phải xét xử. Biện pháp này đã hứng chịu nhiều chỉ trích do bị chính quyền lợi dụng để trấn áp bất đồng.
Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ mức độ cải cách sẽ đi đến đâu.
[h=2]Quyết tâm cải cách?[/h]
Ông Tập đã thể hiện mình là một lãnh đạo gần dân và cương quyết chống tham nhũng.
Tổng bí thư Tập đã đi thăm những làng quê nghèo khổ để thể hiện quyết tâm thực hiện mục tiêu nâng cao mức sống của người dân và thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.
Để nhấn mạnh cam kết cải cách kinh tế để đảm bảo tăng trưởng về lâu dài, ông Tập đã chọn thành phố Thâm Quyến ở miền Nam, nơi Trung Quốc bắt đầu công cuộc hiện đại hóa 30 năm trước đây, để đến thăm đầu tiên trên cương vị tổng bí thư Đảng.
Tuy nhiên mong muốn cải cách triệt để có thể bị dội gáo nước lạnh do nỗi lo sợ rằng điều này sẽ làm Đảng Cộng sản sụp đổ.
Trong chuyến thăm Thâm Quyến, ông Tập đã cảnh báo các quan chức đừng để Đảng tan rã như ở Liên Xô và rằng các cải cách theo kiểu Gorbachev, tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng.
Trong một dấu hiệu cho thấy ông sẽ mạnh tay với tình trạng hư hỏng của cán bộ, ông Tập cảnh báo rằng điều này sẽ ‘giết chết Đảng’. Ông còn dọa không chỉ nhằm vào ‘ruồi muỗi’ mà còn cả các con‘hổ’ ở cấp cao nhất.
“Họ đang tìm cách cải thiện bộ máy quản lý điều hành ngõ hầu giữ quyền lực cho Đảng,” ông Scott Kennedy, giám đốc trung tâm nghiên cứu về chính trị và kinh tế Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh của Đại học Indiana, nhận định.
Tân Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ phải trả lời về những vấn đề này ngay sau khi kỳ họp Quốc hội bế mạc khi ông chủ trì cuộc họp báo duy nhất của ông trong năm.
Các nhà phân tích cho rằng các lãnh đạo Trung Quốc phải bắt đầu đáp ứng kỳ vọng của công chúng, nếu không thì bất bình sẽ có nguy cơ càng dâng cao về tham nhũng, bất bình đẳng xã hội và ô nhiễm môi trường.
“Cho đến mùa thu tới nếu những giọng điệu và phong cách mới này không biến thành những thay đổi thật sự thực chất thì tôi nghĩ phản ứng tiêu cực sẽ trầm trọng,” Kennedy nói.
Theo BBC Vietnamese
Hàng ngàn đại biểu từ khắp các tỉnh thành của Trung Quốc sẽ tụ hội ở Bắc Kinh trong tuần tới để tham dự kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tức Quốc hội nước này.
Kỳ họp Quốc hội khai mạc vào thứ Ba ngày 5/3 này cũng chính thức hoàn tất việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 hồi tháng 11 năm ngoái.
Ông Tập Cận Bình, tân tổng bí thư của Đảng đồng thời đang là phó chủ tịch nước, sẽ chính thức làm chủ tịch nước thay ông Hồ Cẩm Đào còn ông Lý Khắc Cường, nhân vật thứ hai của Đảng, sẽ lên thay Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
[h=2]‘Chấm dứt sự chênh vênh’[/h]Bốn tháng sau khi ông Tập và ông Lý trở thành những người lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông nước này đã nói nhiều đến những lời cam kết của các ông về một chính phủ trong sạch hơn và quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân.
Việc ông Tập lên làm chủ tịch nước sẽ chấm dứt tình trạng chênh vênh trong nhiều tháng qua ở Trung Quốc sau Đại hội 18, ông Jean Pierre Cabestan, một giáo sư chính trị ở Hong Kong, cho biết.
“Có một khoảng lặng trong khoảng từ bốn đến năm tháng vốn phần nào làm tê liệt đất nước bởi vì các lãnh đạo tối cao không thể tiếp tục làm việc như trước đây,” ông phân tích.
"Chúng ta sẽ chờ xem liệu nền kinh tế có mang tính thị trường nhiều hơn, có ít sự độc quyền và ít lợi ích được ban sẵn hơn hay không... Tôi không nghĩ là sẽ có thay đổi gì cơ bản."
Jean Pierre Cabestan, giáo sư chính trị ở Hong Kong
Vị trí lãnh đạo Đảng của ông Tập Cận Bình là chính là cội nguồn cho quyền lực của ông. Tuy nhiên, chức danh chủ tịch nước sẽ giúp ông trở nên nổi bật hơn, nhất là trong các chuyến công du nước ngoài với tư cách nguyên thủ quốc gia.
Có khoảng 3.000 đại biểu sẽ tề tựu về Bắc Kinh trong kỳ họp kéo dài khoảng 10 ngày này để thông qua các chính sách đã được Đảng chuẩn y từ trước, trong đó có việc tái cơ cấu lại bộ máy chính phủ với nhiều bộ bị bãi bỏ và sát nhập.
Tuy nhiên những thay đổi như vậy cũng không thể hạn chế bớt sức mạnh của các tập đoàn nhà nước vốn chống đối những cải cách theo định hướng kinh tế thị trường, Cabestan nói.
“Chúng ta sẽ chờ xem liệu nền kinh tế có mang tính thị trường nhiều hơn, có ít sự độc quyền và ít lợi ích được ban sẵn hơn hay không... Tôi không nghĩ là sẽ có thay đổi gì cơ bản,” ông nói thêm.
Quốc hội Trung Quốc cũng sẽ xem xét vấn đề ‘lao động cải tạo’ mà theo đó những người phạm tội vặt bị đưa vào các trại lao động mà không cần phải xét xử. Biện pháp này đã hứng chịu nhiều chỉ trích do bị chính quyền lợi dụng để trấn áp bất đồng.
Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ mức độ cải cách sẽ đi đến đâu.
[h=2]Quyết tâm cải cách?[/h]
Tổng bí thư Tập đã đi thăm những làng quê nghèo khổ để thể hiện quyết tâm thực hiện mục tiêu nâng cao mức sống của người dân và thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.
Để nhấn mạnh cam kết cải cách kinh tế để đảm bảo tăng trưởng về lâu dài, ông Tập đã chọn thành phố Thâm Quyến ở miền Nam, nơi Trung Quốc bắt đầu công cuộc hiện đại hóa 30 năm trước đây, để đến thăm đầu tiên trên cương vị tổng bí thư Đảng.
Tuy nhiên mong muốn cải cách triệt để có thể bị dội gáo nước lạnh do nỗi lo sợ rằng điều này sẽ làm Đảng Cộng sản sụp đổ.
Trong chuyến thăm Thâm Quyến, ông Tập đã cảnh báo các quan chức đừng để Đảng tan rã như ở Liên Xô và rằng các cải cách theo kiểu Gorbachev, tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng.
"Cho đến mùa thu tới nếu những giọng điệu và phong cách mới này không biến thành những thay đổi thật sự thực chất thì tôi nghĩ phản ứng tiêu cực sẽ trầm trọng."
Scott Kennedy, giám đốc trung tâm nghiên cứu về chính trị và kinh tế Trung Quốc
Trong một dấu hiệu cho thấy ông sẽ mạnh tay với tình trạng hư hỏng của cán bộ, ông Tập cảnh báo rằng điều này sẽ ‘giết chết Đảng’. Ông còn dọa không chỉ nhằm vào ‘ruồi muỗi’ mà còn cả các con‘hổ’ ở cấp cao nhất.
“Họ đang tìm cách cải thiện bộ máy quản lý điều hành ngõ hầu giữ quyền lực cho Đảng,” ông Scott Kennedy, giám đốc trung tâm nghiên cứu về chính trị và kinh tế Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh của Đại học Indiana, nhận định.
Tân Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ phải trả lời về những vấn đề này ngay sau khi kỳ họp Quốc hội bế mạc khi ông chủ trì cuộc họp báo duy nhất của ông trong năm.
Các nhà phân tích cho rằng các lãnh đạo Trung Quốc phải bắt đầu đáp ứng kỳ vọng của công chúng, nếu không thì bất bình sẽ có nguy cơ càng dâng cao về tham nhũng, bất bình đẳng xã hội và ô nhiễm môi trường.
“Cho đến mùa thu tới nếu những giọng điệu và phong cách mới này không biến thành những thay đổi thật sự thực chất thì tôi nghĩ phản ứng tiêu cực sẽ trầm trọng,” Kennedy nói.
Theo BBC Vietnamese