T
T$
Guest
Thông tín viên VOA Lisa Bryant đang có mặt tại thủ đô Tunisia trả lời một số câu hỏi của đài vào tối thứ Tư tại Tunis.
Hỏi: Trong lúc có mặt trên con đường chính của Tunis, chị thấy gì và người dân ở đây nói gì với chị những gì về ước vọng cho tương lai của họ?
Đáp: Tôi thấy một bức tranh có hai mặt. Một lần nữa tôi lại thấy có người biểu tình trên đại lộ Habib Bourguiba Boulevard, nơi có nhiều khách sạn. Chính trên con đường này đã có hàng vạn người nối đuôi nhau để đòi Tổng thống Ben Ali phải từ chức tuần trước.
Bây giờ biểu tình chỉ chừng vài trăm người. Họ đòi đảng cầm quyền RCD trước đây phải ra đi. Điều đó có nghĩa là hai người đang giữ chức Tổng thống và Tổng thống lâm thời cũng phải ra đi vì họ là người của chế độ cũ.
Lần này các cuộc biểu tình có một giọng điệu mới. Họ muốn chấm dứt sự can thiệp của nước ngoài; đặc biệt, họ lên án Hoa Kỳ và Pháp.
Các khẩu hiệu và bài hát của họ là người Tunisia có thể thu xếp công việc của mình, chẳng hạn như bầu cử. Đó là mặt thứ nhất của vấn đề.
Mặt bên kia là thành phố Tunis đã trở lại sinh hoạt bình thường, dù tôi có thể nói sự bình thường này tương đối mong manh. Tôi đã đi qua nhiều con đường, thiên hạ vẫn đi chợ hoặc uống cà phê. Tôi đã vào một xóm được xem là nơi xuất phát các cuộc biểu tình, tôi thấy họ rất tự hào với những thành tựu của họ cho tới giờ này.
Hỏi: Thế có còn cảnh sát tuần tra trên các đường phố và duy trì an ninh trật tự không ?
Đáp: Tôi biết có một số đồng nghiệp tạm thời bị tịch thu máy ảnh. Trong đó có một chuyên viên thu hình của VOA, ngay khi anh ta vừa ổn định chỗ ở trong khách sạn, camera của anh ta đã bị tịch thu vì người ta nói anh không có quyền mang camera vào đây để quay.* Điều này hoàn toàn khác thường bởi vì Thủ tướng lâm thời đã loan báo kể từ nay Tunisia hoàn toàn có tự do báo chí.
Điều này cho thấy lề lối tư duy cũ vẫn còn. Chúng ta vẫn còn thấy cảnh sát tịch thu camera, cảnh sát đàn áp những người biểu tình.
Hôm thứ Ba, như thường lệ, cảnh sát vẫn dùng đạn cay để giải tán đoàn biểu tình. Tôi cũng thấy quân đội có mặt, nhưng người dân ở đây có cảm tình với quân đội, họ nói họ cần có quân đội để giữ cho tình hình được yên tĩnh.
Hỏi: Chị có thấy đoàn biểu tình nào đòi phục hồi chế độ cũ không?
Đáp: Không, không. Tôi không biết thành phần này bây giờ đang ở đâu nhưng nhất định họ phải có đâu đó. Riêng những người tôi có dịp nói chuyện ngoài đường chẳng có ai cầu mong ông Ben Ali trở lại.
Hỏi: Chị có thể giải thích cách mà người biểu tình đã sử dụng để lật đổ một chế độ đã cai trị đất nước bằng một bàn tay sắt như vậy trong một thời gian dài?
Đáp: Mọi người đều gặp cú sốc và hết sức ngạc nhiên, kể cả tôi cũng vậy. Tôi đã từng đến Tunisia trước đây và tôi vẫn còn nhớ rõ khi tôi phỏng vấn người dân ở đây lúc bấy giờ, ai ai cũng sợ nói.
Nhưng bây giờ tôi nói chuyện với các nhà báo, người dân Tunisia ngoài phố, ai ai cũng muốn nói chuyện với tôi, có người còn giằng lấy micro của tôi. Giống như họ muốn trút ra hết những bực tức và chán nản. Nói tất. Quả là một kinh nghiệm khó tả.
Có nhiều người nói, đừng quá ngạc nhiên, bởi vì chuyện này đã âm ỉ từ mấy năm nay và chỉ chờ dịp phun ra. Nhưng quả là ngạc nhiên với tôi bởi vì Tunisia không có truyền thống làm cách mạng. Khác với Algeria trong thập niên 1990, khi đó có một cuộc tắm máu.
Hỏi: Trong lúc có mặt trên con đường chính của Tunis, chị thấy gì và người dân ở đây nói gì với chị những gì về ước vọng cho tương lai của họ?
Đáp: Tôi thấy một bức tranh có hai mặt. Một lần nữa tôi lại thấy có người biểu tình trên đại lộ Habib Bourguiba Boulevard, nơi có nhiều khách sạn. Chính trên con đường này đã có hàng vạn người nối đuôi nhau để đòi Tổng thống Ben Ali phải từ chức tuần trước.
Bây giờ biểu tình chỉ chừng vài trăm người. Họ đòi đảng cầm quyền RCD trước đây phải ra đi. Điều đó có nghĩa là hai người đang giữ chức Tổng thống và Tổng thống lâm thời cũng phải ra đi vì họ là người của chế độ cũ.
Lần này các cuộc biểu tình có một giọng điệu mới. Họ muốn chấm dứt sự can thiệp của nước ngoài; đặc biệt, họ lên án Hoa Kỳ và Pháp.
Các khẩu hiệu và bài hát của họ là người Tunisia có thể thu xếp công việc của mình, chẳng hạn như bầu cử. Đó là mặt thứ nhất của vấn đề.
Mặt bên kia là thành phố Tunis đã trở lại sinh hoạt bình thường, dù tôi có thể nói sự bình thường này tương đối mong manh. Tôi đã đi qua nhiều con đường, thiên hạ vẫn đi chợ hoặc uống cà phê. Tôi đã vào một xóm được xem là nơi xuất phát các cuộc biểu tình, tôi thấy họ rất tự hào với những thành tựu của họ cho tới giờ này.
Hỏi: Thế có còn cảnh sát tuần tra trên các đường phố và duy trì an ninh trật tự không ?
Đáp: Tôi biết có một số đồng nghiệp tạm thời bị tịch thu máy ảnh. Trong đó có một chuyên viên thu hình của VOA, ngay khi anh ta vừa ổn định chỗ ở trong khách sạn, camera của anh ta đã bị tịch thu vì người ta nói anh không có quyền mang camera vào đây để quay.* Điều này hoàn toàn khác thường bởi vì Thủ tướng lâm thời đã loan báo kể từ nay Tunisia hoàn toàn có tự do báo chí.
Điều này cho thấy lề lối tư duy cũ vẫn còn. Chúng ta vẫn còn thấy cảnh sát tịch thu camera, cảnh sát đàn áp những người biểu tình.
Hôm thứ Ba, như thường lệ, cảnh sát vẫn dùng đạn cay để giải tán đoàn biểu tình. Tôi cũng thấy quân đội có mặt, nhưng người dân ở đây có cảm tình với quân đội, họ nói họ cần có quân đội để giữ cho tình hình được yên tĩnh.
Hỏi: Chị có thấy đoàn biểu tình nào đòi phục hồi chế độ cũ không?
Đáp: Không, không. Tôi không biết thành phần này bây giờ đang ở đâu nhưng nhất định họ phải có đâu đó. Riêng những người tôi có dịp nói chuyện ngoài đường chẳng có ai cầu mong ông Ben Ali trở lại.
Hỏi: Chị có thể giải thích cách mà người biểu tình đã sử dụng để lật đổ một chế độ đã cai trị đất nước bằng một bàn tay sắt như vậy trong một thời gian dài?
Đáp: Mọi người đều gặp cú sốc và hết sức ngạc nhiên, kể cả tôi cũng vậy. Tôi đã từng đến Tunisia trước đây và tôi vẫn còn nhớ rõ khi tôi phỏng vấn người dân ở đây lúc bấy giờ, ai ai cũng sợ nói.
Nhưng bây giờ tôi nói chuyện với các nhà báo, người dân Tunisia ngoài phố, ai ai cũng muốn nói chuyện với tôi, có người còn giằng lấy micro của tôi. Giống như họ muốn trút ra hết những bực tức và chán nản. Nói tất. Quả là một kinh nghiệm khó tả.
Có nhiều người nói, đừng quá ngạc nhiên, bởi vì chuyện này đã âm ỉ từ mấy năm nay và chỉ chờ dịp phun ra. Nhưng quả là ngạc nhiên với tôi bởi vì Tunisia không có truyền thống làm cách mạng. Khác với Algeria trong thập niên 1990, khi đó có một cuộc tắm máu.