T
T$
Guest
Nguyễn Lễ BBC Tiếng Việt, tường thuật từ Singapore
Singapore ngày 27/3.
Thành phố vẫn nhộn nhịp như thường. Nhân viên công chức vẫn tới sở làm. Du khách ‘nhảy lên, nhảy xuống’ (hop on-hop off) các chuyến xe đi thăm thú các nơi. Các cửa hàng, khu mua sắm vẫn tấp nập. Các nhà hàng, tiệm ăn vào giờ ăn trưa rất đông đúc.
Nhìn bề ngoài thì không thấy dấu hiệu gì cho thấy đất nước này đang trong giai đoạn để tang cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, người vừa qua đời hôm 24/3.
[h=2]Người đông, trời nắng[/h]Nhận được tấm thẻ báo chí, tôi đi dọc theo bờ sông Singapore hướng về phía Nhà Quốc hội, nơi thi hài ông Lý được quàn cho công chúng đến viếng. Đến nơi thì được nhân viên ở đấy nói phải đi bộ khá xa đến tận ga xe điện ngầm City Hall rồi mới xếp hàng đi vòng trở lại Nhà Quốc hội qua một cổng khác.
Càng gần đến ga City Hall thì dòng người từ các nơi đổ về một lúc một tấp nập.
Tôi dừng lại bên một ô cửa kính lớn của một tòa nhà văn phòng nơi có một tấm ảnh đen trắng lớn của ông Lý Quang Diệu ghi vỏn vẹn dòng chữ: “Tưởng nhớ Ngài Lý Quang Diệu 1923-2015. Nguyện cầu cho hương hồn Ngài an nghỉ.”
Trước đó, tôi cũng đã chứng kiến hình ảnh ông Lý được tưởng nhớ như vậy ở một cửa kính tòa nhà văn phòng khác và ở một quầy đổi tiền tại sân bay Changi.Quầy đổi tiền tại sân bay còn ghi thêm vài lời tri ân ông Lý của vị giám đốc ngân hàng. Những bích chương này không phải do chính quyền Singapore mà do những công ty đặt trụ sở trong các tòa nhà đó dựng nên để ghi ơn ông Lý.
[h=2]‘Cám ơn ông Lý’[/h]Phía dưới hình ảnh ông Lý người ta đã để đầy hoa và dán nhiều những thông điệp lên vách tường. Đại đa phần là ‘Cám ơn ông Lý’, ‘Chúng tôi nợ ông’ hay ‘Nếu không có ông thì Singapore không có ngày hôm nay’.
Có những thông điệp đơn giản nhưng chân thành như: “Nguyện cầu cho ông Lý và bà Lý được về với nhau”, “Ông đã giúp cho nhà chúng tôi có mái lợp và chúng tôi có nước máy để dùng”, “Cảm ơn ông đã làm sạch con sông” hay “Cảm ơn ông đã tô điểm thêm sắc màu cho cuộc sống của chúng tôi.”
Tôi không thấy những hình ảnh, băng rôn hay khẩu hiệu giăng khắp nơi ngoài đường phố. Không có những lời lẽ đại ngôn như ‘phi thường’, ‘vĩ đại’ hay ‘đời đời nhớ ơn’ ngoài những những tấm bích chương đen trắng như vậy ở các tòa nhà và dưới các ga xe điện ngầm.
Ga tàu điện City Hall – điểm đầu tiên trong chặng xếp hàng dài cả cây số - đen nghẹt người. Dòng người túa từ trong ga ra và dòng người từ các nơi khác đổ đến. Các tình nguyện viên luôn miệng hô không biết mệt để điều tiết dòng người theo đúng lối đi. Tôi thấy trong đoàn người có nhiều nhóm ăn vận đồng phục. Nhìn trên đồng phục tôi biết có nhóm đến từ một bệnh viện.
Một phụ nữ lớn tuổi nói với tôi rằng bà vừa nghe đài thông báo tàu điện ngầm sẽ hoạt động suốt đêm nên không nhất thiết phải xếp hàng bây giờ mà chờ đến tối vắng đi cũng được. Tôi hỏi lại nhân viên tàu điện ngầm sau đó và được xác nhận đúng như vậy. Rất hiếm khi mà tàu điện ngầm ở thành phố nào đó lại chạy suốt đêm như vậy.
[h=2]Sáu đến bảy tiếng[/h]
Trời Singapore vào giữa trưa nóng đến bức bối. Tôi hỏi một tình nguyện viên và được trả lời rằng xếp hàng trong khoảng sáu, bảy tiếng là đến nơi. Có cả người già, người tàn tật, em bé, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Đứng sáu, bảy tiếng đồng hồ như vậy giữa trời nắng gắt, chịu đói, chịu khát và mỏi mệt như vậy quả là hết sức nhẫn nại.
Có tấm thẻ báo chí mà giới chức Singapore cấp nhưng tôi vẫn phải hòa vào dòng người xếp hàng dài dằng dặc. Đến công viên rộng lớn phía sau Nhà Quốc hội, khi dòng người được phân ra các làn ưu tiên thì tôi được phép đi vào làn ưu tiên của những gia đình có con nhỏ phải đẩy xe nôi. Cách đó không xa là làn ưu tiên dành cho người già – mặc dù là ưu tiên nhưng trước lối vào có dán dòng chữ từ đây còn phải xếp hàng thêm bốn tiếng đồng hồ nữa!
Trước mắt tôi là một cảnh tượng đặc biệt: giữa không gian mở rộng lớn, trên nền trời đằng xa là tòa nhà Marina Bay Sands – biểu tượng mới của Singapore – và một bên là những tòa nhà chọc trời của trung tâm tài chính Singapore, dưới đây là dòng người kéo dài không dứt đến viếng người cha lập quốc của họ, người đang nằm trong Nhà Quốc hội đằng kia dưới bóng của của những công trình tráng lệ mà ông là người đặt nền móng.
Tôi không biết có bao nhiêu người đã đến viếng ông Lý. Nhưng nhìn trong dòng người tôi thấy có đầy đủ giai tầng và sắc tộc của xã hội Singapore. Có những ông cụ, bà lão đầu tóc bạc phơ cầm hoa ngồi trên xe lăn do con cháu đẩy. Có những người chống nạng đi cà nhắc. Có nhiều em nhỏ đi theo trường học. Có nhân viên đi theo cơ quan. Có những gia đình trẻ đi cả vợ chồng con cái và có em bé mà mẹ còn ẵm ngửa trên tay. Có người gốc Hoa, gốc Ấn, gốc Mã Lai và du khách nước ngoài. Ở một đất nước đa dạng sắc tộc và không đồng nhất như Singapore thì có lẽ trước hình ảnh ông Lý tất cả mọi người đến viếng ông đều cảm thấy họ là người dân Singapore.
Ở một đất nước dân số chỉ hơn năm triệu mà dòng người đến viếng trong một buổi đã đông như thế thì có lẽ đây là sự kiện lớn chưa từng thấy đối với người dân ở đảo quốc này.
Một nghị sỹ đứng bên ngoài bắt tay cảm ơn những người đến viếng [h=2]Vì sao mang ơn?[/h]Đội ngũ nhân viên phục vụ mặc áo trắng đeo băng tang đen hoạt động liên tục giữa trời nắng gắt để hỗ trợ dòng người đến viếng. Có người phát quạt cầm tay, phát nước uống và bánh ngọt cho những người phải xếp hàng chờ đợi lâu. Hàng trăm chiếc dù cũng được chuyển đến để phân phát cho người đi viếng.
Người đi viếng đem theo những bó hoa nhỏ và những tấm thiệp mà trên đó họ viết lời tri ân ông Lý. Có thông điệp chỉ là những nét vẽ ngây ngô của trẻ con vẽ quốc kỳ Singapore hay chân dung ông Lý.
Tôi bắt chuyện với một cụ ông đi bên cạnh. Ông tên là Tan Cheng Tong, 71 tuổi, về hưu. Ông Tan nói ông biết ơn ông Lý về ‘tất cả’ những gì mà ông đã làm cho Singapore khiến cho nơi này từ một ‘ngôi làng đánh cá nhỏ’ trở thành một đô thị giàu có như ngày nay.
Là người đã chứng kiến đất nước Singapore từ những ngày đầu ông Lý lên cầm quyền cho đến nay, ông Tan quả là có lý do để mang ơn ông Lý. Nhưng còn những người trẻ, trong đó có những người còn sinh ra sau khi ông Lý không còn là thủ tướng nữa, thì sao?
Tôi đã hỏi anh Adrian, 26 tuổi, một chuyên viên về nhân sự (HR). Anh nói ông Lý là người đã làm cho Singapore ‘trở nên khác biệt và là một đất nước mà được sống ở đó là một diễm phúc’.
“Đây là một xã hội an toàn và tự do làm việc. Mọi người đều tự do phát huy năng lực của mình một cách tối đa trên cơ sở công bằng, minh bạch dựa trên sự xứng đáng,” anh nói.
Khi được hỏi liệu giới trẻ Singapore có không ưa ông Lý vì ông xâm phạm quá nhiều vào tự do cá nhân hay không, anh Adrian trả lời: “Không có nhà lãnh đạo nào là hoàn hảo cả. Có rất nhiều điều mà chúng ta không hiểu hết được. Nhưng cuối cùng kết quả ông Lý để lại mà đất nước Singapore như ngày hôm nay. Chúng ta nên mở rộng ánh mắt, mở rộng tấm lòng thì sẽ nhìn thấy (những điều mà mọi người kêu ca về ông Lý) khác đi.”
[h=2]Thước đo lòng dân[/h]
Tôi cảm nhận đây là lòng biết ơn chân thành của người dân Singapore đối với ông Lý. Đó là lòng biết ơn thật sự của người dân đối với những điều đơn giản nhưng thực chất mà người lãnh đạo đã làm cho họ. Đó có thể là giúp họ có một mái nhà đàng hoàng, giúp họ có nước máy, giúp làm sạch dòng sông nơi họ sống, giúp họ có công việc ổn định để chăm lo cho con cái. Điều này cũng giống như tấm lòng của người dân Đà Nẵng biết ơn ông Nguyễn Bá Thanh vì nhờ ông Thanh mà cuộc sống của họ được cải thiện.
Rõ ràng người Singapore hay người Việt Nam thì ai cũng cần lãnh đạo làm cho cuộc sống của họ, gia đình họ và đất nước họ tốt hơn. Và như thế có lẽ họ sẽ không cần một chế độ xã hội chủ nghĩa mà họ không biết tròn méo ra sao và đến trăm năm nữa cũng không biết có tới được hay không.
Có những người lãnh đạo mất đi, người dân thương như ruột thịt. Nhưng cũng có những nhà lãnh đạo qua đời mà dân chúng coi như chẳng có gì xảy ra. Do đó, đối với một người lãnh đạo, không gì đánh giá chuẩn xác cho bằng lòng dân. Người lãnh đạo như thế nào, làm được gì cho dân cho nước, người dân biết cả. Ông giúp dân cải thiện cuộc sống, dân mang ơn. Ông hết lòng vì dân vì nước, dân ghi nhận. Những người như thế khi mất đi thì người dân thương tiếc bằng tất cả tấm lòng.
Còn nếu ông chỉ lo vơ vét, bòn rút cho bản thân, gia đình, dòng họ và phe đảng mình thì dù tinh vi thế nào cũng không qua được ánh mắt của người dân. Ông sẽ bị người dân chửi rủa và khinh bỉ bằng những ngôn từ thậm tệ nhất.
Sống một đời như ông Lý Quang Diệu một khi chết đi cũng không uổng một kiếp người. Ông làm nên sự nghiệp lừng lẫy, ông đội đá mà vá được Trời, ông làm lợi lạc cho biết bao người và tạo nên công đức vô lượng. Do đó, tên tuổi ông được người đời truyền tụng và ghi nhớ đến muôn đời. Sống như thế há chẳng có giá trị gấp trăm ngàn lần những kẻ chỉ biết vinh thân phì gia mà hại dân hại nước cuối cùng để lại tiếng dơ đến ngàn đời sau?
Bức tường dán những thông điệp tưởng niệm cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu [h=2]Đơn giản mà trang nghiêm[/h]Mải quan sát dòng người và suy tưởng, tôi bước vào nơi quàn thi hài ông Lý lúc nào không hay. Điều bất ngờ ở chỗ tôi cứ tưởng nơi để thi hài ông Lý chắc chắn phải là hội trường trang trọng nhất giữa cơ quan quyền lực tối cao của Singapore. Nhưng không! Đó chỉ là cái sảnh (lobby) ngay lối đi lên các cầu thang. Không có dấu hiệu gì báo trước là tôi sắp bước vào nơi để thi hài ông Lý. Không có bất cứ dòng chữ nào, chẳng hạn như ‘Vô cùng thương tiếc’, ngay cả cái tên Lý Quang Diệu cũng không thấy. Không một vòng hoa. Không có cả bàn thờ. Không có tiếng nhạc trầm buồn. Không có một rừng ống kính mà chỉ có vài máy quay lẻ loi có lẽ của truyền thông Singapore đứng một góc đằng xa.
Phía sau di ảnh phủ đầy hoa của ông Lý là chiếc quan tài nhỏ nhắn phủ quốc kỳ Singapore đến hai phần ba. Đằng trước linh cữu là hai chậu phong lan vừa được đặt tên ‘Aranda Lý Quang Diệu’. Ở bốn góc có bốn người lính mang quốc phục cầm kiếm cắm thẳng xuống đất và cúi đầu trang nghiêm.
Sự đơn giản đó khiến tôi nghĩ đến tấm lòng tinh khiết, trong sáng, ngay thẳng của ông Lý – dành hết tâm huyết phấn đấu cho đất nước của ông đến trọn cuộc đời.
Dòng người đến đây chựng lại. Họ dừng lâu hơn một chút trước linh cữu ông Lý và cúi đầu cung kính. Nhiều người chắp tay xá. Tôi bỗng nghe tiếng khóc rưng rức của một người phụ nữ đâu đó ở đằng sau.
Đây là tiếng khóc đầu tiên mà tôi nghe thấy trong cả buổi hòa vào dòng người dằng dặc. Tôi từng chứng kiến những gương mặt đẫm nước mắt, những tiếng nói nghẹn ngào khi người dân Việt Nam tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp nên cũng thấy lạ lùng khi người dân Singapore đi viếng ông Lý một cách trang nghiêm nhưng bình thản. Có lẽ họ hiểu rằng những gì ông Lý làm cho Singapore không chỉ là ơn huệ đối với họ mà còn là niềm đam mê, là lẽ sống của ông. Ông đã thành công trọn vẹn thì ra đi thanh thản mà thôi.
[h=2]Tập hợp nhân tài[/h]Tôi bước ra ngoài. Kim đồng hồ chỉ đúng 6h30, tức là đúng bốn tiếng tính từ lúc tôi đến nơi. Tính ra tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều so với những người phải đứng chờ đến sáu, bảy tiếng đồng hồ giữa trời nắng gắt. Bên ngoài, dòng người đang chờ đến lượt vào trong vẫn còn dài vô tận.
Vẫn còn một bất ngờ: những người dân vừa viếng ông Lý xong bước ra ngoài được một người đàn ông trang phục chỉnh tề, đeo băng tang kính cẩn bắt tay từng người cám ơn vì đã đến viếng. Một cử chỉ làm tôi cảm thấy ấm lòng vì tình cảm và tấm lòng của người dân đối với ông Lý được trân trọng. Tôi hỏi thăm thì được biết người đàn ông đó là một nghị sỹ Quốc hội.
Tôi chợt nhớ lại câu chuyện mà tôi trao đổi với người tài xế taxi đã chở tôi từ sân bay về khách sạn. Vốn là một cựu quân nhân, ông nói với tôi thành công của Singapore không phải chỉ riêng một mình ông Lý mà là cả một đội ngũ nhân tài mà ông Lý đã tập hợp được.
Tôi đồng ý với người tài xế này, nhưng tôi cũng nói với ông rằng tập hợp được và sử dụng được nhiều người tài như thế thì ông Lý phải là người tài giỏi đứng cao hơn hết cả những người tài kia. Ngẫm lại, trong số những người tài đang phụng sự Singapore, có không ít người Việt Nam không được chính quyền nước mình trọng dụng nên cuối cùng phải đem góp sức giúp cho nước người.
Như thế thì Việt Nam và Singapore, hiện giờ đã một trời một vực, trông sẽ còn cách xa đến mức nào?
Theo BBC Vietnamese
- 28 tháng 3 2015
Singapore ngày 27/3.
Thành phố vẫn nhộn nhịp như thường. Nhân viên công chức vẫn tới sở làm. Du khách ‘nhảy lên, nhảy xuống’ (hop on-hop off) các chuyến xe đi thăm thú các nơi. Các cửa hàng, khu mua sắm vẫn tấp nập. Các nhà hàng, tiệm ăn vào giờ ăn trưa rất đông đúc.
Nhìn bề ngoài thì không thấy dấu hiệu gì cho thấy đất nước này đang trong giai đoạn để tang cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, người vừa qua đời hôm 24/3.
[h=2]Người đông, trời nắng[/h]Nhận được tấm thẻ báo chí, tôi đi dọc theo bờ sông Singapore hướng về phía Nhà Quốc hội, nơi thi hài ông Lý được quàn cho công chúng đến viếng. Đến nơi thì được nhân viên ở đấy nói phải đi bộ khá xa đến tận ga xe điện ngầm City Hall rồi mới xếp hàng đi vòng trở lại Nhà Quốc hội qua một cổng khác.
Càng gần đến ga City Hall thì dòng người từ các nơi đổ về một lúc một tấp nập.
Tôi dừng lại bên một ô cửa kính lớn của một tòa nhà văn phòng nơi có một tấm ảnh đen trắng lớn của ông Lý Quang Diệu ghi vỏn vẹn dòng chữ: “Tưởng nhớ Ngài Lý Quang Diệu 1923-2015. Nguyện cầu cho hương hồn Ngài an nghỉ.”
Trước đó, tôi cũng đã chứng kiến hình ảnh ông Lý được tưởng nhớ như vậy ở một cửa kính tòa nhà văn phòng khác và ở một quầy đổi tiền tại sân bay Changi.Quầy đổi tiền tại sân bay còn ghi thêm vài lời tri ân ông Lý của vị giám đốc ngân hàng. Những bích chương này không phải do chính quyền Singapore mà do những công ty đặt trụ sở trong các tòa nhà đó dựng nên để ghi ơn ông Lý.
[h=2]‘Cám ơn ông Lý’[/h]Phía dưới hình ảnh ông Lý người ta đã để đầy hoa và dán nhiều những thông điệp lên vách tường. Đại đa phần là ‘Cám ơn ông Lý’, ‘Chúng tôi nợ ông’ hay ‘Nếu không có ông thì Singapore không có ngày hôm nay’.
Có những thông điệp đơn giản nhưng chân thành như: “Nguyện cầu cho ông Lý và bà Lý được về với nhau”, “Ông đã giúp cho nhà chúng tôi có mái lợp và chúng tôi có nước máy để dùng”, “Cảm ơn ông đã làm sạch con sông” hay “Cảm ơn ông đã tô điểm thêm sắc màu cho cuộc sống của chúng tôi.”
Tôi không thấy những hình ảnh, băng rôn hay khẩu hiệu giăng khắp nơi ngoài đường phố. Không có những lời lẽ đại ngôn như ‘phi thường’, ‘vĩ đại’ hay ‘đời đời nhớ ơn’ ngoài những những tấm bích chương đen trắng như vậy ở các tòa nhà và dưới các ga xe điện ngầm.
Ga tàu điện City Hall – điểm đầu tiên trong chặng xếp hàng dài cả cây số - đen nghẹt người. Dòng người túa từ trong ga ra và dòng người từ các nơi khác đổ đến. Các tình nguyện viên luôn miệng hô không biết mệt để điều tiết dòng người theo đúng lối đi. Tôi thấy trong đoàn người có nhiều nhóm ăn vận đồng phục. Nhìn trên đồng phục tôi biết có nhóm đến từ một bệnh viện.
Một phụ nữ lớn tuổi nói với tôi rằng bà vừa nghe đài thông báo tàu điện ngầm sẽ hoạt động suốt đêm nên không nhất thiết phải xếp hàng bây giờ mà chờ đến tối vắng đi cũng được. Tôi hỏi lại nhân viên tàu điện ngầm sau đó và được xác nhận đúng như vậy. Rất hiếm khi mà tàu điện ngầm ở thành phố nào đó lại chạy suốt đêm như vậy.
[h=2]Sáu đến bảy tiếng[/h]
Có những người lãnh đạo mất đi, người dân thương như ruột thịt. Nhưng cũng có những nhà lãnh đạo qua đời mà dân chúng coi như chẳng có gì xảy ra. Do đó, đối với một người lãnh đạo, không gì đánh giá chuẩn xác cho bằng lòng dân
Trời Singapore vào giữa trưa nóng đến bức bối. Tôi hỏi một tình nguyện viên và được trả lời rằng xếp hàng trong khoảng sáu, bảy tiếng là đến nơi. Có cả người già, người tàn tật, em bé, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Đứng sáu, bảy tiếng đồng hồ như vậy giữa trời nắng gắt, chịu đói, chịu khát và mỏi mệt như vậy quả là hết sức nhẫn nại.
Có tấm thẻ báo chí mà giới chức Singapore cấp nhưng tôi vẫn phải hòa vào dòng người xếp hàng dài dằng dặc. Đến công viên rộng lớn phía sau Nhà Quốc hội, khi dòng người được phân ra các làn ưu tiên thì tôi được phép đi vào làn ưu tiên của những gia đình có con nhỏ phải đẩy xe nôi. Cách đó không xa là làn ưu tiên dành cho người già – mặc dù là ưu tiên nhưng trước lối vào có dán dòng chữ từ đây còn phải xếp hàng thêm bốn tiếng đồng hồ nữa!
Trước mắt tôi là một cảnh tượng đặc biệt: giữa không gian mở rộng lớn, trên nền trời đằng xa là tòa nhà Marina Bay Sands – biểu tượng mới của Singapore – và một bên là những tòa nhà chọc trời của trung tâm tài chính Singapore, dưới đây là dòng người kéo dài không dứt đến viếng người cha lập quốc của họ, người đang nằm trong Nhà Quốc hội đằng kia dưới bóng của của những công trình tráng lệ mà ông là người đặt nền móng.
Tôi không biết có bao nhiêu người đã đến viếng ông Lý. Nhưng nhìn trong dòng người tôi thấy có đầy đủ giai tầng và sắc tộc của xã hội Singapore. Có những ông cụ, bà lão đầu tóc bạc phơ cầm hoa ngồi trên xe lăn do con cháu đẩy. Có những người chống nạng đi cà nhắc. Có nhiều em nhỏ đi theo trường học. Có nhân viên đi theo cơ quan. Có những gia đình trẻ đi cả vợ chồng con cái và có em bé mà mẹ còn ẵm ngửa trên tay. Có người gốc Hoa, gốc Ấn, gốc Mã Lai và du khách nước ngoài. Ở một đất nước đa dạng sắc tộc và không đồng nhất như Singapore thì có lẽ trước hình ảnh ông Lý tất cả mọi người đến viếng ông đều cảm thấy họ là người dân Singapore.
Ở một đất nước dân số chỉ hơn năm triệu mà dòng người đến viếng trong một buổi đã đông như thế thì có lẽ đây là sự kiện lớn chưa từng thấy đối với người dân ở đảo quốc này.
Người đi viếng đem theo những bó hoa nhỏ và những tấm thiệp mà trên đó họ viết lời tri ân ông Lý. Có thông điệp chỉ là những nét vẽ ngây ngô của trẻ con vẽ quốc kỳ Singapore hay chân dung ông Lý.
Tôi bắt chuyện với một cụ ông đi bên cạnh. Ông tên là Tan Cheng Tong, 71 tuổi, về hưu. Ông Tan nói ông biết ơn ông Lý về ‘tất cả’ những gì mà ông đã làm cho Singapore khiến cho nơi này từ một ‘ngôi làng đánh cá nhỏ’ trở thành một đô thị giàu có như ngày nay.
Là người đã chứng kiến đất nước Singapore từ những ngày đầu ông Lý lên cầm quyền cho đến nay, ông Tan quả là có lý do để mang ơn ông Lý. Nhưng còn những người trẻ, trong đó có những người còn sinh ra sau khi ông Lý không còn là thủ tướng nữa, thì sao?
Tôi đã hỏi anh Adrian, 26 tuổi, một chuyên viên về nhân sự (HR). Anh nói ông Lý là người đã làm cho Singapore ‘trở nên khác biệt và là một đất nước mà được sống ở đó là một diễm phúc’.
“Đây là một xã hội an toàn và tự do làm việc. Mọi người đều tự do phát huy năng lực của mình một cách tối đa trên cơ sở công bằng, minh bạch dựa trên sự xứng đáng,” anh nói.
Khi được hỏi liệu giới trẻ Singapore có không ưa ông Lý vì ông xâm phạm quá nhiều vào tự do cá nhân hay không, anh Adrian trả lời: “Không có nhà lãnh đạo nào là hoàn hảo cả. Có rất nhiều điều mà chúng ta không hiểu hết được. Nhưng cuối cùng kết quả ông Lý để lại mà đất nước Singapore như ngày hôm nay. Chúng ta nên mở rộng ánh mắt, mở rộng tấm lòng thì sẽ nhìn thấy (những điều mà mọi người kêu ca về ông Lý) khác đi.”
[h=2]Thước đo lòng dân[/h]
Ngẫm lại, trong số những người tài đang phụng sự Singapore, có không ít người Việt Nam không được chính quyền nước mình trọng dụng nên cuối cùng phải đem góp sức giúp cho nước người.
Tôi cảm nhận đây là lòng biết ơn chân thành của người dân Singapore đối với ông Lý. Đó là lòng biết ơn thật sự của người dân đối với những điều đơn giản nhưng thực chất mà người lãnh đạo đã làm cho họ. Đó có thể là giúp họ có một mái nhà đàng hoàng, giúp họ có nước máy, giúp làm sạch dòng sông nơi họ sống, giúp họ có công việc ổn định để chăm lo cho con cái. Điều này cũng giống như tấm lòng của người dân Đà Nẵng biết ơn ông Nguyễn Bá Thanh vì nhờ ông Thanh mà cuộc sống của họ được cải thiện.
Rõ ràng người Singapore hay người Việt Nam thì ai cũng cần lãnh đạo làm cho cuộc sống của họ, gia đình họ và đất nước họ tốt hơn. Và như thế có lẽ họ sẽ không cần một chế độ xã hội chủ nghĩa mà họ không biết tròn méo ra sao và đến trăm năm nữa cũng không biết có tới được hay không.
Có những người lãnh đạo mất đi, người dân thương như ruột thịt. Nhưng cũng có những nhà lãnh đạo qua đời mà dân chúng coi như chẳng có gì xảy ra. Do đó, đối với một người lãnh đạo, không gì đánh giá chuẩn xác cho bằng lòng dân. Người lãnh đạo như thế nào, làm được gì cho dân cho nước, người dân biết cả. Ông giúp dân cải thiện cuộc sống, dân mang ơn. Ông hết lòng vì dân vì nước, dân ghi nhận. Những người như thế khi mất đi thì người dân thương tiếc bằng tất cả tấm lòng.
Còn nếu ông chỉ lo vơ vét, bòn rút cho bản thân, gia đình, dòng họ và phe đảng mình thì dù tinh vi thế nào cũng không qua được ánh mắt của người dân. Ông sẽ bị người dân chửi rủa và khinh bỉ bằng những ngôn từ thậm tệ nhất.
Sống một đời như ông Lý Quang Diệu một khi chết đi cũng không uổng một kiếp người. Ông làm nên sự nghiệp lừng lẫy, ông đội đá mà vá được Trời, ông làm lợi lạc cho biết bao người và tạo nên công đức vô lượng. Do đó, tên tuổi ông được người đời truyền tụng và ghi nhớ đến muôn đời. Sống như thế há chẳng có giá trị gấp trăm ngàn lần những kẻ chỉ biết vinh thân phì gia mà hại dân hại nước cuối cùng để lại tiếng dơ đến ngàn đời sau?
Phía sau di ảnh phủ đầy hoa của ông Lý là chiếc quan tài nhỏ nhắn phủ quốc kỳ Singapore đến hai phần ba. Đằng trước linh cữu là hai chậu phong lan vừa được đặt tên ‘Aranda Lý Quang Diệu’. Ở bốn góc có bốn người lính mang quốc phục cầm kiếm cắm thẳng xuống đất và cúi đầu trang nghiêm.
Sự đơn giản đó khiến tôi nghĩ đến tấm lòng tinh khiết, trong sáng, ngay thẳng của ông Lý – dành hết tâm huyết phấn đấu cho đất nước của ông đến trọn cuộc đời.
Dòng người đến đây chựng lại. Họ dừng lâu hơn một chút trước linh cữu ông Lý và cúi đầu cung kính. Nhiều người chắp tay xá. Tôi bỗng nghe tiếng khóc rưng rức của một người phụ nữ đâu đó ở đằng sau.
Đây là tiếng khóc đầu tiên mà tôi nghe thấy trong cả buổi hòa vào dòng người dằng dặc. Tôi từng chứng kiến những gương mặt đẫm nước mắt, những tiếng nói nghẹn ngào khi người dân Việt Nam tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp nên cũng thấy lạ lùng khi người dân Singapore đi viếng ông Lý một cách trang nghiêm nhưng bình thản. Có lẽ họ hiểu rằng những gì ông Lý làm cho Singapore không chỉ là ơn huệ đối với họ mà còn là niềm đam mê, là lẽ sống của ông. Ông đã thành công trọn vẹn thì ra đi thanh thản mà thôi.
[h=2]Tập hợp nhân tài[/h]Tôi bước ra ngoài. Kim đồng hồ chỉ đúng 6h30, tức là đúng bốn tiếng tính từ lúc tôi đến nơi. Tính ra tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều so với những người phải đứng chờ đến sáu, bảy tiếng đồng hồ giữa trời nắng gắt. Bên ngoài, dòng người đang chờ đến lượt vào trong vẫn còn dài vô tận.
Vẫn còn một bất ngờ: những người dân vừa viếng ông Lý xong bước ra ngoài được một người đàn ông trang phục chỉnh tề, đeo băng tang kính cẩn bắt tay từng người cám ơn vì đã đến viếng. Một cử chỉ làm tôi cảm thấy ấm lòng vì tình cảm và tấm lòng của người dân đối với ông Lý được trân trọng. Tôi hỏi thăm thì được biết người đàn ông đó là một nghị sỹ Quốc hội.
Tôi chợt nhớ lại câu chuyện mà tôi trao đổi với người tài xế taxi đã chở tôi từ sân bay về khách sạn. Vốn là một cựu quân nhân, ông nói với tôi thành công của Singapore không phải chỉ riêng một mình ông Lý mà là cả một đội ngũ nhân tài mà ông Lý đã tập hợp được.
Tôi đồng ý với người tài xế này, nhưng tôi cũng nói với ông rằng tập hợp được và sử dụng được nhiều người tài như thế thì ông Lý phải là người tài giỏi đứng cao hơn hết cả những người tài kia. Ngẫm lại, trong số những người tài đang phụng sự Singapore, có không ít người Việt Nam không được chính quyền nước mình trọng dụng nên cuối cùng phải đem góp sức giúp cho nước người.
Như thế thì Việt Nam và Singapore, hiện giờ đã một trời một vực, trông sẽ còn cách xa đến mức nào?
Theo BBC Vietnamese