Tương lai chính trị của Ai Cập vẫn còn bất định

T

T$

Guest
Mục đích của lời loan báo là tạo cho người biểu tình có lý do để quay về nhà, chờ đợi Tổng thống Mubarak sẽ ra đi trong 7 tháng nữa như ông đã nói.

Thay vào đó, hàng ngàn người tiếp tục đổ về quảng trường Tahrir để thêm sức mạnh cho hàng ngàn người đang cắm trại sẵn.

Tân Phó Tổng thống Omar Suleiman đưa ra một lộ đồ mà ông gọi là một sự chuyển quyền ôn hòa. Ông nói Tổng thống Mubarak đã lập ra các ủy ban để xét lại chuyện sửa đổi Hiến pháp và điều tra những cái chết trong các vụ biểu tình:

“Tổng thống tán thưởng những người trẻ đã đi biểu tình và đã chỉ thị rằng người biểu tình sẽ không bị trả thù, khởi tố, hoặc bị cấm phát biểu.”

Các sự kiện nêu trên diễn ra vào lúc Cairo có vẻ như đã trở lại sinh hoạt thường ngày. Nhiều cửa hàng, ngân hàng đã mở cửa lại, và nhiều người đã đi làm trở lại.

Tính từ lúc nổ ra các cuộc biểu tình, Tổng thống Mubarak đã có những nhượng bộ: chỉ định Phó Tổng thống, tuyên bố không ra tranh cử nữa, cho phép ban lãnh đạo đảng của ông từ nhiệm, tăng lương và tiền hưu cho công chức.

Tuy nhiên, một người biểu tình nói với VOA:

“Mục đích các cuộc biểu tình không phải là lật đổ cơ chế, mà là thay đổi cơ chế. Người biểu tình không muốn thay đổi cái tên, chỉ định một phó tổng thống hoặc cải cổ trong đảng đương quyền.”

Tình hình cho thấy tương lai chính trị của Ai Cập vẫn chưa có gì dứt khoát.
 
Back
Top