Có phải nữ giới đi tìm người yêu lý tưởng qua ma cà rồng ???
Nữ giới đi tìm người yêu lý tưởng qua ma cà rồng
Thành công của hai bộ phim tình cảm ma cà rồng mới Twilight (Chạng vạng) và New Moon (Trăng non) trong thế kỷ 21 đã minh chứng điều này.Tiến sĩ Lisa Bode, trợ giảng phân môn điện ảnh và truyền hình tại Đại học Queensland, Úc, khi nghiên cứu đặc điểm tiếp nhận văn hóa của bộ tiểu thuyết Twilight đã phát hiện ra rằng: một số phụ nữ đã tưởng tượng ra hình mẫu người đàn ông hoàn hảo nhưng phi hiện thực từ trong cuốn sách này. Đó là người đàn ông bảo vệ được người yêu trong mọi tình huống nguy hiểm có thể xảy ra, làm cho các cô gái rung động chỉ với một nụ cười nhẹ trên môi và tạo cảm giác đê mê sau mỗi nụ hôn.
Dĩ nhiên, hình mẫu người đàn ông đó không thể là con người bình thường mà là một ma cà rồng với cái tên Edward, nhân vật nam chính của loạt truyện. “Nhiều phụ nữ lý tưởng hóa Edward tới mức mà người đàn ông trong thế giới thực không thể cạnh tranh bổi. Đó là một biểu tượng thể hiện quyền năng – Bode nhận xét. Ma cà rồng là những con quái vật luôn có sức hấp dẫn đặc biệt từ khi nó ra đời. Chúng ẩn chứa sự trái ngược giữa sự sống và cái chết, giữa bất tử và trạng thái tê cứng, bất động. Chúng có sức mạnh và quyền năng giúp trẻ đẹp vĩnh viễn. Đó là một sinh vật mà khó người nào cưỡng lại được khi đã nhìn thấy nó, dù trong truyện hay trên màn ảnh”. Hàng triệu người trên thế giới, cả nam và nữ - bị ám ảnh bởi những cuốn tiểu thuyết lãng mạn siêu thực của nhà văn Stephanie Meyer, đã xem tập đầu bộ phim Twilight vài lần, và họ chờ đợi tập hai bộ tiểu thuyết được đưa lên màn ảnh. Nay thì họ đã mãn nguyện với New Moon (Trăng Non).
Trên mạng xã hội Facebook, một số thành viên nữ nói thẳng: “Twilight đã hủy hoại cơ hội tôi có được một mối tình thực tế vì nó đã cấy vào tôi mong muốn phi thực tế về đàn ông”. Bode cho biết, giữa hai nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết – Edward, một ma cà rồng và Bella, một thiếu nữ bình thường - có một tình yêu không lành mạnh nhưng không thể cưỡng nổi. “Nó không lành mạnh ở chỗ cô gái si mê chàng trai quá mức đến nỗi đánh mất cái tôi cá nhân. Cô quên bạn bè và sống trong tuyệt vọng vì chàng; kể cả tự hủy hoại cuộc đời mình và sẵn sàng đi tới tận cùng cái chết - Bode nhận xét - Tuy nhiên câu chuyện tình yêu đó khiến nhiều độc giả nhớ lại cảm xúc của mối tình đầu. Họ thích cảm giác được yêu một cách mãnh liệt bởi một sinh vật cực kỳ mạnh mẽ nhưng nguy hiểm, có thể giết họ bất cứ lúc nào nhưng lại không chọn điều đó, mà lặng lẽ bỏ đi để bảo vệ người mình yêu”.
Ma cà rồng là nhân vật chính trong dòng văn học tiểu thuyết viễn tưởng với các đại diện như Dracula, Anne Rice's Vampire Chronicles, Buffy the Vampire Slayer và mới đây là bộ tiểu thuyết Twilight. Ảnh hưởng của dòng tiểu thuyết này mạnh đến nỗi trong thế kỷ 21 vẫn còn một số người khẳng định mình là ma cà rồng trong đời thực! Số khác sẵn sàng hiến máu hay sức mạnh cho những nhân vật được gọi là ma cà rồng nếu nó xuất hiện. Kết quả là sự ra đời của những “ngôi nhà ma”, và các tổ chức tâm linh gồm những tín đồ yêu ma cà rồng.
Thậm chí ở Úc còn có một số hội ma cà rồng gặp mặt hàng tháng. Giáo sư trợ giảng Scott Knight tại Đại học Bond, Úc chuyên nghiên cứu về hiện tượng thần tượng hóa ma cà rồng, cho biết chính ý tưởng về một tình yêu siêu thực của câu chuyện đã cuốn hút độc giả. “Bắt nguồn từ truyện Dracula của Bram Stoke, những chuyện kể về ma cà rồng đều ẩn chứa chủ nghĩa lãng mạn nội tâm - Knight nhận xét - Trung tâm của những câu chuyện về ma cà rồng luôn là một tình yêu siêu thực giữa một ma cà rồng đẹp trai, cao ráo và một phụ nữ xinh đẹp bị lôi cuốn bởi vẻ hấp dẫn của anh chàng. Nó cho người đọc cảm giác là tình yêu này có thể cứu rỗi cả hai dù nguy cơ người nữ trở thành một ma cà rồng mới là rất cao. Những câu chuyện về ma cà rồng đưa chúng ta trở lại với câu hỏi về cái chết, điều mà trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường quên đi.
Ma cà rồng là sự kết nối giữa tình yêu, tình dục và cái chết”. Theo Knight thì cho dù con người có những lúc lẫn lộn giữa thực tế và viễn tưởng thì hiện tượng bị ám ảnh bởi ma cà rồng vẫn không nên xem là bệnh lý mà chỉ nên hiểu rằng nó chỉ làm cho cuộc sống thêm phong phú miễn là không hại cho người khác. “Trí tưởng tượng là một phần lành mạnh không thể tách rời trong cuộc sống. Xét về mặt nào đó, chúng giúp con người hiểu được chính mình một cách sâu sắc hơn” - Knight nói. Bode cũng đồng tình với ý kiến này và cho rằng bộ tiểu thuyết Twilight chỉ là một lời giải thích nhẹ nhàng về ma cà rồng, mang tính lãng mạn nhiều hơn là kinh dị. “Phần hấp dẫn của câu chuyện chính là yếu tố giúp người đọc hiểu được mình là ai.
Nhiều phụ nữ lớn tuổi đọc bộ tiểu thuyết này cho biết nó giúp họ hồi tưởng lại tình yêu thời tuổi trẻ. Trong khi một số phụ nữ tự dựng lên những mẫu hình đàn ông phi thực tế sau khi đọc Twilight thì một số phụ nữ khác thấy cảm xúc tình dục lành mạnh đã được đánh thức. “Đã có những bằng chứng cho thấy câu chuyện ma cà rồng đã giúp mối quan hệ của một số phụ nữ với chồng trong chốn phòng the trở nên lãng mạn hơn. Họ đã biết truyền nỗi ám ảnh của câu chuyện vào cuộc sống hàng ngày để nó thêm phong phú”.
Nữ giới đi tìm người yêu lý tưởng qua ma cà rồng
Thành công của hai bộ phim tình cảm ma cà rồng mới Twilight (Chạng vạng) và New Moon (Trăng non) trong thế kỷ 21 đã minh chứng điều này.Tiến sĩ Lisa Bode, trợ giảng phân môn điện ảnh và truyền hình tại Đại học Queensland, Úc, khi nghiên cứu đặc điểm tiếp nhận văn hóa của bộ tiểu thuyết Twilight đã phát hiện ra rằng: một số phụ nữ đã tưởng tượng ra hình mẫu người đàn ông hoàn hảo nhưng phi hiện thực từ trong cuốn sách này. Đó là người đàn ông bảo vệ được người yêu trong mọi tình huống nguy hiểm có thể xảy ra, làm cho các cô gái rung động chỉ với một nụ cười nhẹ trên môi và tạo cảm giác đê mê sau mỗi nụ hôn.
Hai nhân vật chính của Chạng Vạng
Dĩ nhiên, hình mẫu người đàn ông đó không thể là con người bình thường mà là một ma cà rồng với cái tên Edward, nhân vật nam chính của loạt truyện. “Nhiều phụ nữ lý tưởng hóa Edward tới mức mà người đàn ông trong thế giới thực không thể cạnh tranh bổi. Đó là một biểu tượng thể hiện quyền năng – Bode nhận xét. Ma cà rồng là những con quái vật luôn có sức hấp dẫn đặc biệt từ khi nó ra đời. Chúng ẩn chứa sự trái ngược giữa sự sống và cái chết, giữa bất tử và trạng thái tê cứng, bất động. Chúng có sức mạnh và quyền năng giúp trẻ đẹp vĩnh viễn. Đó là một sinh vật mà khó người nào cưỡng lại được khi đã nhìn thấy nó, dù trong truyện hay trên màn ảnh”. Hàng triệu người trên thế giới, cả nam và nữ - bị ám ảnh bởi những cuốn tiểu thuyết lãng mạn siêu thực của nhà văn Stephanie Meyer, đã xem tập đầu bộ phim Twilight vài lần, và họ chờ đợi tập hai bộ tiểu thuyết được đưa lên màn ảnh. Nay thì họ đã mãn nguyện với New Moon (Trăng Non).
Xếp hàng xem Trăng non ở Canada
Trên mạng xã hội Facebook, một số thành viên nữ nói thẳng: “Twilight đã hủy hoại cơ hội tôi có được một mối tình thực tế vì nó đã cấy vào tôi mong muốn phi thực tế về đàn ông”. Bode cho biết, giữa hai nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết – Edward, một ma cà rồng và Bella, một thiếu nữ bình thường - có một tình yêu không lành mạnh nhưng không thể cưỡng nổi. “Nó không lành mạnh ở chỗ cô gái si mê chàng trai quá mức đến nỗi đánh mất cái tôi cá nhân. Cô quên bạn bè và sống trong tuyệt vọng vì chàng; kể cả tự hủy hoại cuộc đời mình và sẵn sàng đi tới tận cùng cái chết - Bode nhận xét - Tuy nhiên câu chuyện tình yêu đó khiến nhiều độc giả nhớ lại cảm xúc của mối tình đầu. Họ thích cảm giác được yêu một cách mãnh liệt bởi một sinh vật cực kỳ mạnh mẽ nhưng nguy hiểm, có thể giết họ bất cứ lúc nào nhưng lại không chọn điều đó, mà lặng lẽ bỏ đi để bảo vệ người mình yêu”.
Các diễn viên phim Chạng Vạng
Có hay không chủ nghĩa lãng mạn ma cà rồng?Ma cà rồng là nhân vật chính trong dòng văn học tiểu thuyết viễn tưởng với các đại diện như Dracula, Anne Rice's Vampire Chronicles, Buffy the Vampire Slayer và mới đây là bộ tiểu thuyết Twilight. Ảnh hưởng của dòng tiểu thuyết này mạnh đến nỗi trong thế kỷ 21 vẫn còn một số người khẳng định mình là ma cà rồng trong đời thực! Số khác sẵn sàng hiến máu hay sức mạnh cho những nhân vật được gọi là ma cà rồng nếu nó xuất hiện. Kết quả là sự ra đời của những “ngôi nhà ma”, và các tổ chức tâm linh gồm những tín đồ yêu ma cà rồng.
Thậm chí ở Úc còn có một số hội ma cà rồng gặp mặt hàng tháng. Giáo sư trợ giảng Scott Knight tại Đại học Bond, Úc chuyên nghiên cứu về hiện tượng thần tượng hóa ma cà rồng, cho biết chính ý tưởng về một tình yêu siêu thực của câu chuyện đã cuốn hút độc giả. “Bắt nguồn từ truyện Dracula của Bram Stoke, những chuyện kể về ma cà rồng đều ẩn chứa chủ nghĩa lãng mạn nội tâm - Knight nhận xét - Trung tâm của những câu chuyện về ma cà rồng luôn là một tình yêu siêu thực giữa một ma cà rồng đẹp trai, cao ráo và một phụ nữ xinh đẹp bị lôi cuốn bởi vẻ hấp dẫn của anh chàng. Nó cho người đọc cảm giác là tình yêu này có thể cứu rỗi cả hai dù nguy cơ người nữ trở thành một ma cà rồng mới là rất cao. Những câu chuyện về ma cà rồng đưa chúng ta trở lại với câu hỏi về cái chết, điều mà trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường quên đi.
Poster Trăng non
Ma cà rồng là sự kết nối giữa tình yêu, tình dục và cái chết”. Theo Knight thì cho dù con người có những lúc lẫn lộn giữa thực tế và viễn tưởng thì hiện tượng bị ám ảnh bởi ma cà rồng vẫn không nên xem là bệnh lý mà chỉ nên hiểu rằng nó chỉ làm cho cuộc sống thêm phong phú miễn là không hại cho người khác. “Trí tưởng tượng là một phần lành mạnh không thể tách rời trong cuộc sống. Xét về mặt nào đó, chúng giúp con người hiểu được chính mình một cách sâu sắc hơn” - Knight nói. Bode cũng đồng tình với ý kiến này và cho rằng bộ tiểu thuyết Twilight chỉ là một lời giải thích nhẹ nhàng về ma cà rồng, mang tính lãng mạn nhiều hơn là kinh dị. “Phần hấp dẫn của câu chuyện chính là yếu tố giúp người đọc hiểu được mình là ai.
Một cảnh trong Trăng non
Nhiều phụ nữ lớn tuổi đọc bộ tiểu thuyết này cho biết nó giúp họ hồi tưởng lại tình yêu thời tuổi trẻ. Trong khi một số phụ nữ tự dựng lên những mẫu hình đàn ông phi thực tế sau khi đọc Twilight thì một số phụ nữ khác thấy cảm xúc tình dục lành mạnh đã được đánh thức. “Đã có những bằng chứng cho thấy câu chuyện ma cà rồng đã giúp mối quan hệ của một số phụ nữ với chồng trong chốn phòng the trở nên lãng mạn hơn. Họ đã biết truyền nỗi ám ảnh của câu chuyện vào cuộc sống hàng ngày để nó thêm phong phú”.
Mộng Hiền
(Theo Vampire romance, The Age 22.11)