Giáp tết, tình trạng nhồi nhét khách, phóng nhanh vượt ẩu trên các xe “dù” chạy tuyến xe khách Bắc - Nam lại nở rộ. Để có một cái tết sum họp, nhiều công nhân lao động đã phải chịu không ít gian truân, bị đày ải suốt hành trình về quê ăn tết.
Anh Nguyễn Văn Ánh (quê Bắc Giang) phải nằm chèn giữa hai hàng ghế trong suốt hành trình từ TPHCM về Bắc Giang. Để có cái nhìn cận cảnh nhất về tình trạng này, phóng viên Báo Lao Động đã cùng làm “hành” khách với những người lao động, công nhân trên hành trình về quê đón tết.
Bài 1: 40 giờ trên chuyến xe “nhồi thịt”
Chúng tôi bắt đầu hành trình 2 đêm, 1 ngày về quê đón tết trên một xe Bắc - Nam “dù” chạy tuyến bến xe Ngã Tư Ga (Q.12, TPHCM) - Bắc Giang mang biển số 98H-06… của nhà xe Minh Phương. Xe có kết cấu khoảng 47 chỗ ngồi, nhưng ra khỏi TPHCM tới Biên Hoà (Đồng Nai), con số người được “nhồi” lên chiếc xe ôtô cũ nát có thâm niên hơn chục năm này liên tục tăng trên dọc tuyến đường Bắc - Nam, lên tới gần 90 “hành” khách.
Hành trình “nhồi”, “nhét”
Đúng 5 giờ chiều ngày 23.1 (tức ngày 20 âm lịch), chúng tôi có mặt tại “thủ phủ” của xe “dù” tại KDL Suối Tiên (Q.9) - một “ung nhọt” đang hoành hành thách thức cơ quan chức năng nhiều năm qua. Hàng chục người là những công nhân, lao động nghèo tay xách nách mang chầu chực ngay trong lòng đường cùng với hành lý, đang cố gắng vẫy cho mình một chiếc xe ưng ý vừa rẻ vừa có chỗ ngồi. Chỉ trong vòng 15 phút đứng đón xe “dù”, chúng tôi đếm được có tới hàng chục xe chạy các tuyến Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết và xe Bắc - Nam bóp còi inh ỏi bắt khách, giá trung bình cho một chuyến xe về các tỉnh phía bắc từ 600.000 - 800.000 đồng/người.
Không phải đợi lâu, xe Minh Phương “gắn bó” với chúng tôi trong hành trình 2 đêm 1 ngày đang ỳ ạch tấp vào lề đường, dừng lại bắt khách. Một “lơ” xe chạy lại phía chúng tôi hỏi: “Đi đâu anh?”. “Đi bến xe Giáp Bát (Hà Nội) giá bao nhiêu? Lên xe có ghế ngồi không?” - chúng tôi hỏi lại. Anh “lơ” trấn an ngay: “Về Giáp Bát, em lấy anh 900.000 đồng, có ghế ngồi thoải mái, anh yên tâm”. Sau một hồi mặc cả, chúng tôi lên xe với giá 700.000 đồng/1 người cùng với 3 người “hành” khách khác về Bắc Giang và Thanh Hoá. Vừa lên xe, chúng tôi đã gặp ngay những ánh mắt ái ngại và mệt mỏi của nhiều “hành” khách.
Toàn bộ số ghế trên xe đã được lấp đầy từ trước, cứ 2 ghế thì có 3 người ngồi lẫn trong những thùng bắp, vài thùng thuốc Jet được đặt chèn trong những hàng ghế. Quá ngột ngạt, nhiều hành khách phải “đánh trần” trên chiếc ghế rách nát. Một “hành” khách tỏ vẻ khó chịu: “Xe đã quá chật chội rồi còn “nhồi” thêm nữa à?”, nhưng nhà xe vẫn im lặng và tiếp tục bắt khách. Sau khi được bố trí đứng tạm sau ghế vôlăng, tới Biên Hoà (Đồng Nai), “nhà xe” mua thêm hơn chục ghế nhựa và “lèn” 4 vị “hành” khách mới lên chúng tôi giữa 2 hàng ghế gần cuối xe để dành chỗ cho các vị khách khác. Chúng tôi bị lèn chặt tới mức 2 gối co bó sát vào người và bị chết cứng trong hỗn tạp của mùi mồ hôi, mùi thuốc lá và mùi trái cây thối. Khi đã “an toạ” cho chúng tôi, xe chạy lòng vòng qua KCN Amata, P.Long Bình (TP.Biên Hoà) tiếp tục bắt rất nhiều khách đã đợi từ trước về Việt Yên, Bắc Giang. Mất gần 1 tiếng đồng hồ, xe trở ngược ra QL1A với gần 70 khách và tiếp tục hành trình.
Xe có 47 ghế, nhưng được nhồi gần 90 người trong hành trình 1.700km từ TPHCM ra đến Hà Nội.
Mua vé trong bến vẫn bị “chặt”, “chém”
Mặc dù bị “nhồi” khá kỹ, nhưng nhìn lên xe thì chúng tôi vẫn thuộc dạng may mắn. Ngay rãnh cầu thang lên xuống của cửa hông xe được đặt ngang một tấm ván dành chỗ cho 5 “hành” khách bị lèn chặt trong khoảng rộng chưa tới 1m2. Đây là “ghế” của những “hành” khách mua vé tại bến xe Ngã Tư Ga. Anh Lê Văn Chính - hành nghề bán vải tại Q.12 - bức xúc: “Tôi mua vé về Phủ Lý (Hà Nam) với giá 380.000 đồng/người trong bến xe, xuất bến lúc 4 giờ chiều ngày 23.1 (20 âm lịch), nhưng xe vừa ra khỏi bến thì một “lơ” xe đã xuống để đòi thêm mỗi khách 250.000 đồng và còn hăm doạ, nhiều người sợ nên phải đưa thêm tiền, còn chúng tôi nhất định không đưa thêm vì đã mua vé hẳn hoi. Thấy không moi thêm tiền của chúng tôi được nên mấy “lơ” xe đuổi chúng tôi khỏi ghế và cho đứng “canh” cửa!”. Suốt hành trình về đến Hà Nội, anh Thắng là vị khách bị “hành” nhiều nhất.
Trong khoảng rộng chưa tới 1m2, anh không có chỗ để ngồi mà liên tục phải đứng suốt hành trình vì đã nhường chỗ ngồi duy nhất của mình cho đứa em. Mãi tới Thanh Hoá có vài vị khách xuống, Thắng mới được “bố trí” một chiếc ghế nhựa để ngồi. Làm lao động tự do trong TPHCM hơn 7 năm, nhưng năm nay Thắng mới cùng em trai là Lê Văn Cảnh - học sinh lớp 11 - có dịp về quê ăn tết cùng gia đình. Mặc dù đã biết giáp tết sẽ có nhiều xe nhồi nhét khách, nên vào bến mua vé nhưng “tránh vỏ dưa” lại “gặp vỏ dừa”, mua vé vẫn bị chặt chém như thường - anh Thắng tâm sự.
Trong khi đó, trước sự đe doạ của nhà xe, nhiều “hành” khách cũng mua vé tại bến xe nhưng đành ngậm ngùi móc thêm 250.000 đồng/1 người cho nhà xe để có được một chỗ ngồi bình yên về tết. Chúng tôi có ý định xem vé thì được biết toàn bộ số vé xe của khách đã bị nhà xe xé ngay sau khi khách lên xe.
Gặp CSGT vẫn tiếp tục “nhồi” khách
Trên hành trình ra tới Hà Nội, qua mỗi tỉnh chuyến xe “dù” Bắc - Nam này đều vấp phải sự kiểm tra của CSGT địa phương đó. Nhưng qua mỗi tỉnh, số “hành” khách trên xe vẫn tiếp tục tăng lên liên tục, mọi chỗ trống dù nhỏ nhất đều được người và hàng hoá, hành lý lấp đầy. Chúng tôi bị đặt vào tình trạng không thể cựa quậy, người sau đè lên người trước. Vậy mà mọi sự đều được nhà xe giải quyết êm đẹp nhờ chiếc vé “thông hành”.
Tới cửa ngõ Biên Hoà, xe chúng tôi lập tức bị CSGT thổi lại cùng rất nhiều xe khác. Ngay lập tức một lơ xe nói lớn: “Mấy đứa nhanh xuống đập lốp xe cho tụi nó biết không lại bị làm khó” (sau này hỏi ra tôi mới được biết đập lốp xe là cách mà cánh lái xe hay thực hiện để ra hiệu làm luật). Một lơ xe lọt tọt chạy lên hớt hải: “Phải làm phiếu “1 chai” (1 triệu đồng - PV) mới qua được trạm này. Thôi để làm “phiếu bé ngoan” (lập biên bản - PV) luôn”, phạt 1,2 triệu đồng về hành vi chở quá 3 người(!?).
Phút nghỉ giải lao chóng vánh trên đường do xe hỏng. Ảnh: H.A.C
Trong khi đó, thực tế trên xe đã gần 70 người. Đến khu vực Dầu Giây (Đồng Nai), xe tiếp tục gặp thêm một chốt CSGT. Anh lơ xe tên Tùng liên tục kêu khách ngồi nép vào hai bên hàng ghế còn bản thân thì nép phía sau ghế. Một “lơ” khác nhanh nhảu lấy giấy tờ xe và không quên kẹp vào đó một ít tiền. Sau một hồi CSGT kiểm tra các cốp xe ôtô, xe chúng tôi được tiếp tục lăn bánh. “Lơ” xe tên Tùng xởi lởi: “Qua địa phận Đồng Nai có tới 5 trạm làm luật, mất khoảng 3 triệu đồng thì đẹp(!?). Từ đây về đến nhà, “làm luật” khoảng 7 chai (7 triệu đồng) thì đạt yêu cầu. Anh này tiết lộ thêm, nhiều xe lơ ngơ mới vào nghề có khi phải “làm luật” tới cả 15 chai (15 triệu đồng). Nhà xe có 5 người, trong đó có 3 người vừa làm “lơ” vừa làm “lái” đều là những tay điệu nghệ leo trèo và đu bám.
Chạy dọc QL1A, hễ thấy khách là “lơ” xe vội đu người hẳn ra khỏi xe liên tục vẫy tay và hỏi: “Về đâu? Về đâu?”. Hễ khách có nhu cầu xe tấp ngay vào lề để đón khách. Vừa qua trạm Dầu Giây, xe “nhồi” này tiếp tục bắt khách dọc đường, qua Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận lại có thêm hơn chục vị khách được “nhồi” thêm, ra khỏi Bình Định, số lượng “hành” khách đã gần 90 người, chưa kể nhà xe.
Gần 90 con người trên suốt dọc hành trình 1.700km từ TPHCM - Hà Nội thực sự là một chặng đường “hành xác”. Không ít hành khách đã lả người, ngất xỉu ngay trên hành trình về quê do không chịu đựng được sự khốc liệt của những chuyến xe nhồi nhét khách, mọi quyền cơ bản nhất như ăn uống, sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc hoàn toàn vào nhà xe. Ăn ở đâu, ăn gì... đều được nhà xe lập trình sẵn và nếu phản đối, ngay lập tức bị nhà xe đe doạ...
Anh Nguyễn Văn Ánh (quê Bắc Giang) phải nằm chèn giữa hai hàng ghế trong suốt hành trình từ TPHCM về Bắc Giang. Để có cái nhìn cận cảnh nhất về tình trạng này, phóng viên Báo Lao Động đã cùng làm “hành” khách với những người lao động, công nhân trên hành trình về quê đón tết.
Bài 1: 40 giờ trên chuyến xe “nhồi thịt”
Chúng tôi bắt đầu hành trình 2 đêm, 1 ngày về quê đón tết trên một xe Bắc - Nam “dù” chạy tuyến bến xe Ngã Tư Ga (Q.12, TPHCM) - Bắc Giang mang biển số 98H-06… của nhà xe Minh Phương. Xe có kết cấu khoảng 47 chỗ ngồi, nhưng ra khỏi TPHCM tới Biên Hoà (Đồng Nai), con số người được “nhồi” lên chiếc xe ôtô cũ nát có thâm niên hơn chục năm này liên tục tăng trên dọc tuyến đường Bắc - Nam, lên tới gần 90 “hành” khách.
Hành trình “nhồi”, “nhét”
Đúng 5 giờ chiều ngày 23.1 (tức ngày 20 âm lịch), chúng tôi có mặt tại “thủ phủ” của xe “dù” tại KDL Suối Tiên (Q.9) - một “ung nhọt” đang hoành hành thách thức cơ quan chức năng nhiều năm qua. Hàng chục người là những công nhân, lao động nghèo tay xách nách mang chầu chực ngay trong lòng đường cùng với hành lý, đang cố gắng vẫy cho mình một chiếc xe ưng ý vừa rẻ vừa có chỗ ngồi. Chỉ trong vòng 15 phút đứng đón xe “dù”, chúng tôi đếm được có tới hàng chục xe chạy các tuyến Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết và xe Bắc - Nam bóp còi inh ỏi bắt khách, giá trung bình cho một chuyến xe về các tỉnh phía bắc từ 600.000 - 800.000 đồng/người.
Không phải đợi lâu, xe Minh Phương “gắn bó” với chúng tôi trong hành trình 2 đêm 1 ngày đang ỳ ạch tấp vào lề đường, dừng lại bắt khách. Một “lơ” xe chạy lại phía chúng tôi hỏi: “Đi đâu anh?”. “Đi bến xe Giáp Bát (Hà Nội) giá bao nhiêu? Lên xe có ghế ngồi không?” - chúng tôi hỏi lại. Anh “lơ” trấn an ngay: “Về Giáp Bát, em lấy anh 900.000 đồng, có ghế ngồi thoải mái, anh yên tâm”. Sau một hồi mặc cả, chúng tôi lên xe với giá 700.000 đồng/1 người cùng với 3 người “hành” khách khác về Bắc Giang và Thanh Hoá. Vừa lên xe, chúng tôi đã gặp ngay những ánh mắt ái ngại và mệt mỏi của nhiều “hành” khách.
Toàn bộ số ghế trên xe đã được lấp đầy từ trước, cứ 2 ghế thì có 3 người ngồi lẫn trong những thùng bắp, vài thùng thuốc Jet được đặt chèn trong những hàng ghế. Quá ngột ngạt, nhiều hành khách phải “đánh trần” trên chiếc ghế rách nát. Một “hành” khách tỏ vẻ khó chịu: “Xe đã quá chật chội rồi còn “nhồi” thêm nữa à?”, nhưng nhà xe vẫn im lặng và tiếp tục bắt khách. Sau khi được bố trí đứng tạm sau ghế vôlăng, tới Biên Hoà (Đồng Nai), “nhà xe” mua thêm hơn chục ghế nhựa và “lèn” 4 vị “hành” khách mới lên chúng tôi giữa 2 hàng ghế gần cuối xe để dành chỗ cho các vị khách khác. Chúng tôi bị lèn chặt tới mức 2 gối co bó sát vào người và bị chết cứng trong hỗn tạp của mùi mồ hôi, mùi thuốc lá và mùi trái cây thối. Khi đã “an toạ” cho chúng tôi, xe chạy lòng vòng qua KCN Amata, P.Long Bình (TP.Biên Hoà) tiếp tục bắt rất nhiều khách đã đợi từ trước về Việt Yên, Bắc Giang. Mất gần 1 tiếng đồng hồ, xe trở ngược ra QL1A với gần 70 khách và tiếp tục hành trình.
Xe có 47 ghế, nhưng được nhồi gần 90 người trong hành trình 1.700km từ TPHCM ra đến Hà Nội.
Mua vé trong bến vẫn bị “chặt”, “chém”
Mặc dù bị “nhồi” khá kỹ, nhưng nhìn lên xe thì chúng tôi vẫn thuộc dạng may mắn. Ngay rãnh cầu thang lên xuống của cửa hông xe được đặt ngang một tấm ván dành chỗ cho 5 “hành” khách bị lèn chặt trong khoảng rộng chưa tới 1m2. Đây là “ghế” của những “hành” khách mua vé tại bến xe Ngã Tư Ga. Anh Lê Văn Chính - hành nghề bán vải tại Q.12 - bức xúc: “Tôi mua vé về Phủ Lý (Hà Nam) với giá 380.000 đồng/người trong bến xe, xuất bến lúc 4 giờ chiều ngày 23.1 (20 âm lịch), nhưng xe vừa ra khỏi bến thì một “lơ” xe đã xuống để đòi thêm mỗi khách 250.000 đồng và còn hăm doạ, nhiều người sợ nên phải đưa thêm tiền, còn chúng tôi nhất định không đưa thêm vì đã mua vé hẳn hoi. Thấy không moi thêm tiền của chúng tôi được nên mấy “lơ” xe đuổi chúng tôi khỏi ghế và cho đứng “canh” cửa!”. Suốt hành trình về đến Hà Nội, anh Thắng là vị khách bị “hành” nhiều nhất.
Trong khoảng rộng chưa tới 1m2, anh không có chỗ để ngồi mà liên tục phải đứng suốt hành trình vì đã nhường chỗ ngồi duy nhất của mình cho đứa em. Mãi tới Thanh Hoá có vài vị khách xuống, Thắng mới được “bố trí” một chiếc ghế nhựa để ngồi. Làm lao động tự do trong TPHCM hơn 7 năm, nhưng năm nay Thắng mới cùng em trai là Lê Văn Cảnh - học sinh lớp 11 - có dịp về quê ăn tết cùng gia đình. Mặc dù đã biết giáp tết sẽ có nhiều xe nhồi nhét khách, nên vào bến mua vé nhưng “tránh vỏ dưa” lại “gặp vỏ dừa”, mua vé vẫn bị chặt chém như thường - anh Thắng tâm sự.
Trong khi đó, trước sự đe doạ của nhà xe, nhiều “hành” khách cũng mua vé tại bến xe nhưng đành ngậm ngùi móc thêm 250.000 đồng/1 người cho nhà xe để có được một chỗ ngồi bình yên về tết. Chúng tôi có ý định xem vé thì được biết toàn bộ số vé xe của khách đã bị nhà xe xé ngay sau khi khách lên xe.
Gặp CSGT vẫn tiếp tục “nhồi” khách
Trên hành trình ra tới Hà Nội, qua mỗi tỉnh chuyến xe “dù” Bắc - Nam này đều vấp phải sự kiểm tra của CSGT địa phương đó. Nhưng qua mỗi tỉnh, số “hành” khách trên xe vẫn tiếp tục tăng lên liên tục, mọi chỗ trống dù nhỏ nhất đều được người và hàng hoá, hành lý lấp đầy. Chúng tôi bị đặt vào tình trạng không thể cựa quậy, người sau đè lên người trước. Vậy mà mọi sự đều được nhà xe giải quyết êm đẹp nhờ chiếc vé “thông hành”.
Tới cửa ngõ Biên Hoà, xe chúng tôi lập tức bị CSGT thổi lại cùng rất nhiều xe khác. Ngay lập tức một lơ xe nói lớn: “Mấy đứa nhanh xuống đập lốp xe cho tụi nó biết không lại bị làm khó” (sau này hỏi ra tôi mới được biết đập lốp xe là cách mà cánh lái xe hay thực hiện để ra hiệu làm luật). Một lơ xe lọt tọt chạy lên hớt hải: “Phải làm phiếu “1 chai” (1 triệu đồng - PV) mới qua được trạm này. Thôi để làm “phiếu bé ngoan” (lập biên bản - PV) luôn”, phạt 1,2 triệu đồng về hành vi chở quá 3 người(!?).
Phút nghỉ giải lao chóng vánh trên đường do xe hỏng. Ảnh: H.A.C
Trong khi đó, thực tế trên xe đã gần 70 người. Đến khu vực Dầu Giây (Đồng Nai), xe tiếp tục gặp thêm một chốt CSGT. Anh lơ xe tên Tùng liên tục kêu khách ngồi nép vào hai bên hàng ghế còn bản thân thì nép phía sau ghế. Một “lơ” khác nhanh nhảu lấy giấy tờ xe và không quên kẹp vào đó một ít tiền. Sau một hồi CSGT kiểm tra các cốp xe ôtô, xe chúng tôi được tiếp tục lăn bánh. “Lơ” xe tên Tùng xởi lởi: “Qua địa phận Đồng Nai có tới 5 trạm làm luật, mất khoảng 3 triệu đồng thì đẹp(!?). Từ đây về đến nhà, “làm luật” khoảng 7 chai (7 triệu đồng) thì đạt yêu cầu. Anh này tiết lộ thêm, nhiều xe lơ ngơ mới vào nghề có khi phải “làm luật” tới cả 15 chai (15 triệu đồng). Nhà xe có 5 người, trong đó có 3 người vừa làm “lơ” vừa làm “lái” đều là những tay điệu nghệ leo trèo và đu bám.
Chạy dọc QL1A, hễ thấy khách là “lơ” xe vội đu người hẳn ra khỏi xe liên tục vẫy tay và hỏi: “Về đâu? Về đâu?”. Hễ khách có nhu cầu xe tấp ngay vào lề để đón khách. Vừa qua trạm Dầu Giây, xe “nhồi” này tiếp tục bắt khách dọc đường, qua Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận lại có thêm hơn chục vị khách được “nhồi” thêm, ra khỏi Bình Định, số lượng “hành” khách đã gần 90 người, chưa kể nhà xe.
Gần 90 con người trên suốt dọc hành trình 1.700km từ TPHCM - Hà Nội thực sự là một chặng đường “hành xác”. Không ít hành khách đã lả người, ngất xỉu ngay trên hành trình về quê do không chịu đựng được sự khốc liệt của những chuyến xe nhồi nhét khách, mọi quyền cơ bản nhất như ăn uống, sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc hoàn toàn vào nhà xe. Ăn ở đâu, ăn gì... đều được nhà xe lập trình sẵn và nếu phản đối, ngay lập tức bị nhà xe đe doạ...