T
T$
Guest
Cuộc thăm dò của Tổ Chức Châu Á được công bố hôm Thứ Hai, cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ cho đường lối tản quyền như là một phương cách để giải tỏa những căng thẳng chính trị sâu đậm khiến Thái Lan bị rơi vào tình trạng bất ổn chính trị trong 5 năm vừa qua.
Cuộc thăm dò phúc trình rằng đường lối tản quyền sẽ cải thiện cung cách điều hành việc nước và giảm bớt được căng thẳng chính trị.
Các nhà phân tích thời cuộc cho biết, chính phủ Thái đã chú trọng tới thủ đô Bangkok mà không quan tâm tới nhu cầu chính trị của các cộng đồng nông thôn, nơi sinh sống của khoảng 50% dân số Thái Lan.
Vào năm 2006, các cuộc biểu tình của những người ủng hộ đường lối dân tộc được gọi là “áo vàng” dẫn tới một cuộc đảo chính và lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Những người này lại một lần nữa tập hợp năm 2008 để chống lại chính phủ thân ông Thaksin đã thắng trong cuộc bầu cử năm 2007.
Ông Thaksin được dân nghèo ở nông thôn và giai cấp công nhân thành thị ủng hộ nhờ những chính sách kinh tế dân túy. Nhưng giai cấp trung lưu lại tố cáo ông là tham nhũng và lạm dụng quyền hành.
Những người ủng hộ ông Thaksin đã phản ứng bằng cách mặc áo màu đỏ, và lãnh đạo các cuộc vận động chống lại bằng các vụ biểu tình trên đường phố vào năm 2009 và rồi lại tiếp tục vào năm 2010. Quân đội đã can thiệp để chấm dứt các cuộc biểu tình hồi tháng 5 năm ngoái sau khi một cuộc giàn xếp chính trị thất bại và đã khiến hơn 90 người biểu tình thiệt mạng.
Báo chí và các học giả nói rằng Thái Lan đã bị chia rẽ sâu đậm giữa hai nhóm vừa kể.
Nhưng đại diện của Tổ Chức Châu Á ở Thái Lan, ông Kim McQuay, nói rằng cuộc thăm dò cho thấy 75% những người trả lời đã có quan điểm trung lập không ủng hộ một phe nào.
Ông McQuay nói: “Quan điểm chung của đại đa số người Thái là xã hội Thái Lan chia rẽ sâu sắc. Nhưng kết quả của cuộc thăm dò cho thấy rằng Thái Lan không chia rẽ như quan điểm cho thấy bởi vì có một đại đa số, gần ba phần tư, những người trả lời câu hỏi đã phát biểu là họ không trung thành với phe nào cả.”
Ông McQuay nói rằng, thay vào đó, những người trả lời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho lập trường bao dung chính trị, và các hình thức của chính phủ dân chủ.
Nhưng Tiến Sĩ Nongyao Nawarat thuộc Trường Đại Học Chiang Mai nói rằng, cả hai phe đều ủng hộ những kêu gọi về một xã hội dân chủ.
Ông cho biết: “Cuộc khủng hoảng chính trị giữa các tổ chức 'áo đỏ' và 'áo vàng' không lớn như quý vị tưởng. Vì thế mặc dầu họ hoàn toàn chia rẽ nhưng thật sự họ có một mẫu số chung; và rất quan trọng để nhân dân Thái hiểu rằng cả hai phe đều muốn có dân chủ thật sự, muốn có một nền dân chủ tốt hơn, một xã hội công bằng hơn.”
Ông Phichai Rattanadulok na Phuket thuộc Viện Quốc Gia Phát Triển Hành Chính (NIDA) nói rằng, cuộc thăm dò này cho thấy xung đột, nói chung, nằm giữa các nhóm nòng cốt của các phe áo vàng và áo đỏ. Nhưng xung đột lớn hơn có thể xảy ra nếu vai trò của Quốc Vương Thái bị kéo vào cuộc tranh luận. Thái Lan đã có một chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932.
Cuộc thăm dò này kêu gọi báo chí đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc tranh luận chính trị trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử có lẽ sẽ được tổ chức vào tháng Bảy năm nay. Các nhà phân tích dự kiến cuộc bầu cử này sẽ có tranh đua sôi nổi và có phần chắc sẽ không chấm dứt được những xung đột, vì tình trạng căng thẳng lại xuất hiện với các đảng phái tìm cách giành thắng lợi trong cuộc tranh đua để nắm giữ quyền lực chính trị.
Cuộc thăm dò phúc trình rằng đường lối tản quyền sẽ cải thiện cung cách điều hành việc nước và giảm bớt được căng thẳng chính trị.
Các nhà phân tích thời cuộc cho biết, chính phủ Thái đã chú trọng tới thủ đô Bangkok mà không quan tâm tới nhu cầu chính trị của các cộng đồng nông thôn, nơi sinh sống của khoảng 50% dân số Thái Lan.
Vào năm 2006, các cuộc biểu tình của những người ủng hộ đường lối dân tộc được gọi là “áo vàng” dẫn tới một cuộc đảo chính và lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Những người này lại một lần nữa tập hợp năm 2008 để chống lại chính phủ thân ông Thaksin đã thắng trong cuộc bầu cử năm 2007.
Ông Thaksin được dân nghèo ở nông thôn và giai cấp công nhân thành thị ủng hộ nhờ những chính sách kinh tế dân túy. Nhưng giai cấp trung lưu lại tố cáo ông là tham nhũng và lạm dụng quyền hành.
Những người ủng hộ ông Thaksin đã phản ứng bằng cách mặc áo màu đỏ, và lãnh đạo các cuộc vận động chống lại bằng các vụ biểu tình trên đường phố vào năm 2009 và rồi lại tiếp tục vào năm 2010. Quân đội đã can thiệp để chấm dứt các cuộc biểu tình hồi tháng 5 năm ngoái sau khi một cuộc giàn xếp chính trị thất bại và đã khiến hơn 90 người biểu tình thiệt mạng.
Báo chí và các học giả nói rằng Thái Lan đã bị chia rẽ sâu đậm giữa hai nhóm vừa kể.
Nhưng đại diện của Tổ Chức Châu Á ở Thái Lan, ông Kim McQuay, nói rằng cuộc thăm dò cho thấy 75% những người trả lời đã có quan điểm trung lập không ủng hộ một phe nào.
Ông McQuay nói: “Quan điểm chung của đại đa số người Thái là xã hội Thái Lan chia rẽ sâu sắc. Nhưng kết quả của cuộc thăm dò cho thấy rằng Thái Lan không chia rẽ như quan điểm cho thấy bởi vì có một đại đa số, gần ba phần tư, những người trả lời câu hỏi đã phát biểu là họ không trung thành với phe nào cả.”
Ông McQuay nói rằng, thay vào đó, những người trả lời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho lập trường bao dung chính trị, và các hình thức của chính phủ dân chủ.
Nhưng Tiến Sĩ Nongyao Nawarat thuộc Trường Đại Học Chiang Mai nói rằng, cả hai phe đều ủng hộ những kêu gọi về một xã hội dân chủ.
Ông cho biết: “Cuộc khủng hoảng chính trị giữa các tổ chức 'áo đỏ' và 'áo vàng' không lớn như quý vị tưởng. Vì thế mặc dầu họ hoàn toàn chia rẽ nhưng thật sự họ có một mẫu số chung; và rất quan trọng để nhân dân Thái hiểu rằng cả hai phe đều muốn có dân chủ thật sự, muốn có một nền dân chủ tốt hơn, một xã hội công bằng hơn.”
Ông Phichai Rattanadulok na Phuket thuộc Viện Quốc Gia Phát Triển Hành Chính (NIDA) nói rằng, cuộc thăm dò này cho thấy xung đột, nói chung, nằm giữa các nhóm nòng cốt của các phe áo vàng và áo đỏ. Nhưng xung đột lớn hơn có thể xảy ra nếu vai trò của Quốc Vương Thái bị kéo vào cuộc tranh luận. Thái Lan đã có một chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932.
Cuộc thăm dò này kêu gọi báo chí đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc tranh luận chính trị trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử có lẽ sẽ được tổ chức vào tháng Bảy năm nay. Các nhà phân tích dự kiến cuộc bầu cử này sẽ có tranh đua sôi nổi và có phần chắc sẽ không chấm dứt được những xung đột, vì tình trạng căng thẳng lại xuất hiện với các đảng phái tìm cách giành thắng lợi trong cuộc tranh đua để nắm giữ quyền lực chính trị.