Tổ ong thần bí trong thân cây và nọc độc kinh người

Jolie

Member
Điều tai hại là sau khi bị ong đốt, đôi môi Thể to như hai quả chuối, nhìn phát khiếp. Đấy là mới chỉ bị một con ong đốt, chứ nếu bị vài con châm, thì không biết tính mạng Thể sẽ như thế nào.



Ngày cuối tuần, anh bạn rủ về Hải Dương đi lễ một ngôi miếu độc nhất Việt Nam, đó là ngôi miếu làm bằng… tôn. Tôi ít có thói quen đi đền miếu, song nghe kể về ngôi miếu làm bằng tôn thì thói tò mò lại nổi lên, muốn thực tế xem ra sao.

Sau một hồi lòng vòng xuyên qua mấy cánh đồng, mấy con đường đất đỏ lổn nhổn, chúng tôi tìm đến một ngọn đồi nhỏ, thấp lè tè, cây cối rậm um tùm giữa làng Bích Nham (An Đức, Chí Linh, Hải Dương).

DSC08978.jpg


Ngôi miếu gò bằng tôn. Ảnh: Nguyệt Diễm.


Quả thực, đây là ngôi miếu mà lần đầu tiên trong đời tôi gặp. Ngôi miếu gò bằng tôn, bé xíu, ước chừng rộng 1 mét vuông, cao 1,5m. Bên trong miếu có một tượng quan đội mũ cánh chuồn. Thanh long đao bằng gỗ dựng cao hơn cả ngôi miếu.

Ngôi miếu nằm nép dưới gốc cây đa cổ thụ. Hàng ngày, bà Tăng Thị Mức và ông Nguyễn Văn Trung đều quét dọn sân miếu một vài lần. Theo ông Trung, cây đa này có tuổi đời cả ngàn năm. Cụ của ông kể rằng, từ bé cụ đã thấy cây đa này, nó to đến mức phải gần 100 người ôm mới xuể. Những cái rễ lòng thòng xuống đất, to như gốc cây cổ thụ, tán lá trùm kín một góc đồi Nham. Hồi ông Trung 20 tuổi, đám thanh niên trong làng còn lập cả sân bóng đá và sân bóng chuyền dưới tán cây đa. Một chiếc bàn đá rộng độ 4 mét vuông nằm dưới gốc cây đa đã bị gốc và rễ cây trùm kín, nuốt gọn.

DSC08976.jpg


Ông Nguyễn Văn Trung là người đã 2 lần xây miếu bằng bê tông và gạch, song đều đổ ngay khi hoàn thiện. Ảnh: Nguyệt Diễm.


Tuy nhiên, thời chiến tranh, không hiểu vì sao, cây đa khổng lồ này cứ mục ruỗng, rồi chết dần, giờ chỉ còn lại một cái gốc nhỏ và một cái rễ to độ 2 người ôm. Dưới gốc lớn có một cái bàn đá, là nơi thờ cúng của dân làng, song gốc đa đã mọc trùm kín bàn đá, nên dân làng phải dựng ngôi miếu này.

Ông Trung là người trực tiếp được dân làng phân công xây dựng ngôi miếu, nhưng kỳ lạ thay, theo lời ông và người dân trong làng kể, hai lần xây miếu, khi sắp xong, miếu đều tự dưng đổ ập, tan tành. Các cột bê tông cũng vỡ tan như tro bụi. Điều lạ hơn là riêng cái cột ông Trung ngồi ở trên, thì không hề hấn gì. Hồi kháng chiến chống Pháp, dân làng Nham cũng đã từng dựng một ngôi miếu để có nơi thờ cúng dưới gốc đa, song cũng đã đổ ập một cách bí hiểm. Chính vì sự kỳ lạ đó, dân làng không dám xây miếu nữa, mà gò một ngôi miếu bằng tôn, rồi rước tượng về thờ.

DSC08981.jpg


Cây lách khổng lồ ngay trước ngôi miếu làm bằng tôn. Ảnh: Nguyệt Diễm.​


Khi mọi người đang làm lễ ở ngôi miếu, thì tôi thấy một cậu thanh niên đứng chắp tay vái lạy, miệng lẩm nhẩm khấn bên một gốc cây đại thụ trước ngôi miếu nhỏ. Thấy lạ tôi liền đến xem. Bà Tăng Thị Mức bảo rằng, cậu thanh niên này đang vái lạy, tạ tội với… tổ “ong thần”. Lúc này, tôi mới để ý, và nghe thấy tiếng “u u u” cứ như có máy bay B52 từ xa vọng lại.

Hóa ra, trong thân cây lách này, có một tổ ong lạ khổng lồ. Đàn ong bay trong thân cây, tạo ra tiếng “u u” rờn rợn như thế. Do chúng là loài ong lạ, sống cạnh miếu, nên nhân dân quanh xóm gọi là “ong thần”.
DSC089655.jpg


Trong thân cây lách là hang ổ khổng lồ của một loài ong lạ, cực độc, mà người dân làng Bích Nham gọi là "ong thần". Ảnh: Nguyệt Diễm.​

Cậu thanh niên này khấn vái xong, bà Mức tạ lễ, tôi liền trèo lên rễ cây, nhòm vào cái tổ ong trên hốc cây. Ở miệng hốc cây, có vài chú ong vàng chóe, bụng to, căng tròn, đang bò lổm ngổm. Thi thoảng lại có vài con bay vù ra ngoài, rồi từ ngoài táp vào hốc cây.

Quả thực, đây là lần đầu tiên trong đời tôi trông thấy loài ong lạ này. Thân nó rất to, bằng ngón tay, màu vàng chóe, song phải nhìn thật kỹ, thật gần mới thấy chiếc cánh bé xíu, mỏng tang và trong suốt. Với cái thân nặng nề và những bộ cánh nhỏ xíu như vậy, tốc độ của cánh phải khủng khiếp lắm mới nâng được cái thân đó lên. Loài ong này có màu vàng, song không giống với loại ong vàng có thân hình mảnh khảnh, đôi cánh dài quá đuôi mà tôi thường xuyên trông thấy.
cancanh.jpg


Loài ong này thân rất to, nhưng cánh cực bé, nhìn không rõ. Ảnh: Nguyệt Diễm.


Ông Trung bảo rằng, từ ngày mới sinh ra, ông đã thấy cây lách to lớn, già cỗi như thế này. Dân làng ở đây gọi là cây lách, chứ thú thực, tôi chưa từng nhìn thấy loại cây này bao giờ. Tra trong sách vở thực vật, trên mạng, cũng không thấy loài cây nào tên là cây lách cả. Người dân nơi đây cũng đồn rằng, cây lách trước miếu có tuổi đời tương đương với cây đa, cũng phải đến ngàn năm rồi. Thân cây to áng chừng 3-4 người ôm, gốc xù xì, u mấu.

Từ ngày bé, ông Trung đã biết đến sự tồn tại của tổ ong lạ trong thân cây. Không ai biết đây là loài ong gì, cũng không thấy loài ong này xuất hiện, làm tổ ở nơi khác. Hầu hết những người đến tham quan miếu, cũng đều ngạc nhiên về loài ong lạ và họ đều khẳng định chưa từng nhìn thấy loài ong này ở nơi khác. Ông Trung đã từng nhờ vả nhiều thợ bắt ong, thợ nuôi ong đến xem xét, tìm hiểu xem đây là loài ong gì, làm tổ ra sao, có túi mật hay không, song các thợ săn ong, nuôi ong có kinh nghiệm cũng đều lắc đầu, không thể biết đây là loại ong gì, thậm chí, họ còn chưa từng nhìn thấy.

DSC09017.jpg


Ông Trung không rõ tổ ong xuất hiện từ khi nào. Ông cũng không biết đây là loại ong gì. Ảnh: Nguyệt Diễm.


Tuy nhiên, sự lạ đáng chú ý về loài ong trong thân cây lách ngay trước đền thờ bằng tôn không phải ở hình dáng đặc biệt của nó, mà ở thứ nọc độc kinh hoàng.

Sở dĩ, chàng trai Nguyễn Văn Khương mà chúng tôi gặp, đang khấn vái bên gốc cây, là bởi vì, Khương đã bị một con “ong thần” đốt cách đây 6 năm.

Khương kể: “Hồi em 19 tuổi, thấy trên cây lách có tổ chim to lắm, không rõ loài chim gì. Mấy cậu bạn sợ tổ ong không dám trèo để bắt chim, nhưng em thì không sợ, cứ liều mạng trèo lên. Em bám nhẹ nhàng vào thân cây rồi trèo lên, không để bọn ong biết. Tuy nhiên, khi lên đến ngọn cây, chưa kịp bắt chim, thì đàn ong bay túa lua từ tổ ra, bay đen đặc quanh người em. Bọn bạn ở dưới nhìn thấy thế hoảng quá bỏ chạy hết. Khi đó, tiếng ong vo vo nhức cả óc, nhưng chúng chỉ bay quanh người. Dễ đến hàng vạn con. Chúng bay quanh người em một lúc, thì một con đốt trúng đùi. Lúc ấy đau buốt óc, nhưng em vẫn cố bám chặt cành cây. Một lúc sau, đàn ong bay về tổ, chui hết vào bọng cây, em mới lò dò mò xuống lết về nhà”.

DSC08998.jpg


Nhớ lại lần bị ong đốt, Khương vẫn còn bàng hoàng sợ hãi. Ảnh: Nguyệt Diễm.


Theo lời Khương, ngay khi bị ong đốt, người choáng váng, khó thở, y như trúng độc nặng. Khương sốt li bì mấy ngày liền. Điều đáng sợ là cứ đến ngày trái gió trở trời, toàn thân lại đau nhức, lên cơn sốt. Tính ra, từ ngày bị ong đốt đến nay đã 6 năm, song di chứng vẫn còn rõ rệt. Quả thực, nhìn Khương không ai nghĩ cậu đã 25 tuổi, bởi cậu gầy còm, quắt queo. Khương bảo, cơ thể cứ còi cọc mãi thế này có thể là do nọc độc của ong. Từ bấy, cứ đến ngày rằm, ngày lễ, gia đình Khương lại làm lễ tạ tội với… tổ ong!

Dù sao, so với cậu bạn cùng xóm là Nguyễn Văn Thể, thì Khương vẫn còn may chán. Mặc dù Khương bị ong đốt gây di chứng nặng nề như vậy, song Thể vẫn không sợ, liều mạng trèo lên cây lách bắt chim. Đàn ong cũng nhao ra, nhưng có đúng một con đốt trúng mặt Thể. Điều tai hại là sau khi bị ong đốt, đôi môi Thể to như hai quả chuối, nhìn phát khiếp. Đấy là mới chỉ bị một con ong đốt, chứ nếu bị vài con châm, thì không biết tính mạng Thể sẽ như thế nào.

DSC08980.jpg


Bà Mức là người ngăn không cho du khách lại gần tổ ong và thường xuyên cầu cúng cho hai thanh niên bị ong đốt từ nhiều năm nay. Ảnh: Nguyệt Diễm.


Gia đình đã đưa đi viện, tìm gặp đủ các loại thầy lang, song đôi môi ấy chỉ xẹp đi tạm thời. Cứ đến ngày trở giời trái gió, đôi môi lại sưng tướng, thâm xì và đau nhức, cực kỳ khó chịu. Bao nhiêu năm nay gia đình đã cúng vái tại miếu tôn và tổ ong ở gốc cây lách, song chưa ăn thua gì. Đến ngày trái gió, Thể không dám đi đâu vì đôi môi rất quái dị, chỉ nằm ở nhà chịu đau đớn, hoặc nhờ bà Mức dẫn đến gốc cây lách cúng khấn. Chúng tôi được bà Mức dẫn vào nhà Thể, song rất tiếc là cậu ta đi học lái xe ở xa.



Quả thực, tổ ong ở gốc cây lách là một loài ong khá đặc biệt và nọc độc của nó quả là kinh hoàng. Bà Mức, ông Trung hy vọng một ngày nào đó, có một nhà khoa học đến tìm hiểu, giải đáp cho dân làng biết đây là loài ong gì, nọc độc của nó kinh khủng ra sao, để biết cách bảo tồn, phòng tránh.

vtc
 
Back
Top