Tổng thống Obama lên án bạo động tại Libya

T

T$

Guest
Các nhận định của Tổng thống Obama được đưa ra vào cuối một ngày trong đó Hoa Kỳ đẩy mạnh các cuộc hội ý với những chính phủ khác để gây thêm áp lực đòi chính phủ Libya phải chấm dứt bạo lực chống lại người biểu tình, và hợp tác để bảo đảm các công dân Mỹ rời khỏi Libya một cách an toàn.

Không đề cập đến đích danh ông Gadhafi, ông Obama nói chính phủ Libya sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi bạo lực chống lại người biểu tình ôn hòa. Và ông lên án bạo động được chính phủ cho phép.

Ông Obama nói: “Nhân dân Mỹ gửi lời chia buồn sâu xa nhất tới các gia đình và những người thân của tất cả những ai đã bị thiệt mạng hay bị thương. Sự đau khổ và đổ máu thực là khủng khiếp và không thể chấp nhận được. Những lời đe dọa và các mệnh lệnh cho phép bắn người biểu tình ôn hòa và trừng phạt thêm nhân dân Libya cũng thế.”

Tuyên bố rằng chính phủ Libya có trách nhiệm tự chế không sử dụng bạo lực, cho phép trợ giúp nhân đạo đến với những người có nhu cầu, và tôn trọng quyền của người dân trong nước, ông Obama nói “chính phủ Libya còn phải chịu trách nhiệm về việc đã không thực thi các nghĩa vụ đó và phải đối mặt với thiệt hại do những hành động vi phạm nhân quyền liên tục”.

Xuất hiện bên cạnh Tổng thống là Ngoại trưởng Hillary Clinton, người đã lên tiếng trước đó tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tổng thống loan báo bà Clinton sẽ đi Geneva vào tuần tới để dự một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thảo luận về tình hình rối ren trong khu vực.

Tổng thống Hoa Kỳ cũng loan báo Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề chính trị, ông William Burns cũng sẽ dừng chân ở nhiều chặng trong khu vực và ở châu Âu trong khuôn khổ các cuộc hội ý quốc tế.

Trước đó, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney đã nhận các câu hỏi của báo giới về ảnh hưởng của các diễn biến ở Libya đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và các biện pháp mà Washington có thể tiến hành.

Ông Carney giải thích: “Biện pháp hữu hiệu nhất ở đây sẽ được thực hiện một cách thống nhất bởi Hoa Kỳ, và các đối tác quốc tế. Hy vọng là biện pháp đó sẽ có tác động đáng kể nhất đối với cách hành xử của chính phủ Libya.”

Ông Carney cho biết Hoa Kỳ đang cứu xét “các biện pháp đa phương cũng như song phương,” nhưng ông từ chối không bàn luận về các giải pháp đã được gợi ý như thiết lập một vùng cấm bay trên không phận Libya hay việc NATO có thể can thiệp.

Trong các nhận định hôm thứ ba, Tổng thống Obama đã nhắc lại rằng bất ổn trong khu vực đang bị thúc đẩy bởi ý muốn thay đổi của dân chúng.

Ông Obama nói: “Tôi muốn xác định rõ ràng. Sự thay đổi đang diễn ra khắp khu vực được thúc đẩy bởi nhân dân trong khu vực. Sự thay đổi này không đại diện cho hành động của Hoa Kỳ hay bất cứ sức mạnh nào bên ngoài. Nó đại diện cho nguyện vọng của những người đang mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Ngay trong khi chính quyền của ông cứu xét “một loạt các giải pháp” để đáp ứng với cuộc khủng hoảng ở Libya, Tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ tiếp tục đối phó với các diễn biến ở những nơi khác, kể cả việc làm thế nào để “hỗ trợ một cách hữu hiệu nhất cho công cuộc chuyển đổi êm thắm qua một thể chế dân chủ ở cả Tunisia lẫn Ai Cập.”

Xem Video biểu tình từ đường phố Libya
 
Back
Top