T
T$
Guest
Tổng thống đã tiến nhanh qua hàng rào các phóng viên báo chí mà không đưa ra lời bình nào, và đi thẳng vào Văn phòng Bầu dục, là nơi trong mấy ngày vừa qua của cuộc khủng hoảng Ai Cập, ông đã họp với các cố vấn và đã hai lần điện đàm với Tổng thống Hosni Mubarak.
Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Christiane Amanpour của đài ABC, ông Mubarak đã đề cập đến hai cuộc điện đàm đó và theo các trích đoạn, ông Mubarak đã nói rằng tuy là “một người rất tốt”, ông Obama không hiểu được văn hóa của Ai Cập.
Cũng trong cuộc phỏng vấn đó, ông Mubarak tuyên bố ông rất “không hài lòng” về tình hình bạo động tại Ai Cập, mà ông quy trách cho đảng Huynh Đệ Hồi giáo, nhưng ông nói ông không thể từ nhiệm vì nguy cơ hỗn loạn mà ông cho là sẽ xảy ra sau khi ông rời chức.
Nhận định công khai duy nhất của Tổng thống Obama về Ai Cập được đưa ra sớm hơn nhiều trước đó trong ngày, trong một bài phát biểu tại bữa điểm tâm cầu nguyện cho quốc thái dân an.
Ông nói: “Chúng tôi cũng quan tâm đến tình hình bạo động mà chúng tôi đang thấy ở Trung Đông và cầu nguyện rằng bạo lực tại Ai Cập sẽ chấm dứt và các quyền lợi cùng nguyện vọng của nhân dân Ai Cập sẽ trở thành hiện thực và một ngày tốt đẹp hơn sẽ ló dạng ở Ai Cập và trên toàn thế giới.”
Không có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Obama sẽ đưa thêm các nhận định về Ai Cập, vào lúc Hoa Kỳ tăng sức ép đối với chính phủ ở Cairo để ngăn ngừa xảy ra thêm bạo động.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói rằng Phó tổng thống Joe Biden đã nói chuyện qua điện thoại với Phó tổng thống Ai Cập Omar Suleiman để lập lại lời lên án của Tổng thống Obama về những vụ bạo động vừa qua. Ông Biden cũng kêu gọi tất cả các bên tự chế và hối thúc khởi sự ngay tức khắc các cuộc thượng nghị khả tín và có sự tham dự của tất cả các bên để chuyển qua một chính phủ dân chủ.
Trước đó, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Robert Gibbs đã công bố lời lên án gay gắt tình trạng bạo động tại Ai Cập, và gọi việc nhắm mục tiêu tấn công có hệ thống vào các ký giả là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Nhà ngoại giao kỳ cựu của Hoa Kỳ, đại sứ hồi hưu Frank Wisner, đã trở lại Washington hồi sớm hôm qua từ Cairo, nơi ông đã chuyển các thông điệp quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ cho Tổng thống Mubarak và các giới chức khác.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay ông Wisner đã tường trình với Ngoại trưởng Hillary Clinton, nhưng chưa rõ liệu ông có tường trình với cả tổng thống nữa hay không.
Tòa Bạch Ốc đã cung cấp các chi tiết hồi khuya hôm qua về một cuộc đối thoại mà Tổng thống Obama đã có với Tổng thống Abdullah Saleh của Yemen, là nơi các cuộc biểu tình chủ yếu là ôn hòa đã diễn ra giữa những phe phái thân và chống chính phủ.
Theo thông cáo, ông Obama hoan nghênh “các biện pháp cải cách đáng kể” và nhấn mạnh đến sự cần thiết Tổng thống Saleh phải “tiếp tục thực thi lời cam kết bằng những hành động cụ thể.” Ông Obama cũng nói lực lượng an ninh của Yemen phải tỏ ra tự chế không được dùng bạo lực chống người biểu tình.
Tổng thống Obama cũng nhân lời kêu gọi này nói với Tổng thống Saleh rằng điều “cấp thiết” là Yemen phải có biện pháp mạnh mẽ chống lại nhóm al Qaida trên bán đảo Ả Rập. Ông Obama cũng bầy tỏ sự quan ngại về việc phóng thích Abd-Ilah al-Shai, người đã bị kết án 5 năm tù vì có liên hệ với nhóm này.
Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Christiane Amanpour của đài ABC, ông Mubarak đã đề cập đến hai cuộc điện đàm đó và theo các trích đoạn, ông Mubarak đã nói rằng tuy là “một người rất tốt”, ông Obama không hiểu được văn hóa của Ai Cập.
Cũng trong cuộc phỏng vấn đó, ông Mubarak tuyên bố ông rất “không hài lòng” về tình hình bạo động tại Ai Cập, mà ông quy trách cho đảng Huynh Đệ Hồi giáo, nhưng ông nói ông không thể từ nhiệm vì nguy cơ hỗn loạn mà ông cho là sẽ xảy ra sau khi ông rời chức.
Nhận định công khai duy nhất của Tổng thống Obama về Ai Cập được đưa ra sớm hơn nhiều trước đó trong ngày, trong một bài phát biểu tại bữa điểm tâm cầu nguyện cho quốc thái dân an.
Ông nói: “Chúng tôi cũng quan tâm đến tình hình bạo động mà chúng tôi đang thấy ở Trung Đông và cầu nguyện rằng bạo lực tại Ai Cập sẽ chấm dứt và các quyền lợi cùng nguyện vọng của nhân dân Ai Cập sẽ trở thành hiện thực và một ngày tốt đẹp hơn sẽ ló dạng ở Ai Cập và trên toàn thế giới.”
Không có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Obama sẽ đưa thêm các nhận định về Ai Cập, vào lúc Hoa Kỳ tăng sức ép đối với chính phủ ở Cairo để ngăn ngừa xảy ra thêm bạo động.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói rằng Phó tổng thống Joe Biden đã nói chuyện qua điện thoại với Phó tổng thống Ai Cập Omar Suleiman để lập lại lời lên án của Tổng thống Obama về những vụ bạo động vừa qua. Ông Biden cũng kêu gọi tất cả các bên tự chế và hối thúc khởi sự ngay tức khắc các cuộc thượng nghị khả tín và có sự tham dự của tất cả các bên để chuyển qua một chính phủ dân chủ.
Trước đó, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Robert Gibbs đã công bố lời lên án gay gắt tình trạng bạo động tại Ai Cập, và gọi việc nhắm mục tiêu tấn công có hệ thống vào các ký giả là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Nhà ngoại giao kỳ cựu của Hoa Kỳ, đại sứ hồi hưu Frank Wisner, đã trở lại Washington hồi sớm hôm qua từ Cairo, nơi ông đã chuyển các thông điệp quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ cho Tổng thống Mubarak và các giới chức khác.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay ông Wisner đã tường trình với Ngoại trưởng Hillary Clinton, nhưng chưa rõ liệu ông có tường trình với cả tổng thống nữa hay không.
Tòa Bạch Ốc đã cung cấp các chi tiết hồi khuya hôm qua về một cuộc đối thoại mà Tổng thống Obama đã có với Tổng thống Abdullah Saleh của Yemen, là nơi các cuộc biểu tình chủ yếu là ôn hòa đã diễn ra giữa những phe phái thân và chống chính phủ.
Theo thông cáo, ông Obama hoan nghênh “các biện pháp cải cách đáng kể” và nhấn mạnh đến sự cần thiết Tổng thống Saleh phải “tiếp tục thực thi lời cam kết bằng những hành động cụ thể.” Ông Obama cũng nói lực lượng an ninh của Yemen phải tỏ ra tự chế không được dùng bạo lực chống người biểu tình.
Tổng thống Obama cũng nhân lời kêu gọi này nói với Tổng thống Saleh rằng điều “cấp thiết” là Yemen phải có biện pháp mạnh mẽ chống lại nhóm al Qaida trên bán đảo Ả Rập. Ông Obama cũng bầy tỏ sự quan ngại về việc phóng thích Abd-Ilah al-Shai, người đã bị kết án 5 năm tù vì có liên hệ với nhóm này.