T
T$
Guest
Cặp bài trùng đang cai trị nước Nga giống như biểu tượng của đất nước: đại bàng có hai đầu. Tổng thống Medvedev hướng về phía Tây. Người dìu dắt của ông, Thủ tướng Putin, hướng về phía Đông.
Từ 3 năm qua, hai ông cố giấu đi những khác biệt để cùng nhau lãnh đạo đất nước.Nhưng bây giờ thì căng thẳng bắt đầu lộ ra công khai, về vấn đề Libya.
Hôm thứ Hai Thủ tướng Putin tố giác nghị quyết Liên Hiệp Quốc cho lập vùng cấm bay ở Libya là “cuộc thập tự chinh thời Trung cổ.”
Các máy bay thực thi nghị quyết Liên Hiệp Quốc thuộc các nước Anh, Pháp, và Ý.
Dưới thời Trung cổ, các hiệp sĩ của Anh, Pháp và Ý tổ chức một thập tự chinh Ky-tô giáo chống lại các nước Hồi giáo ở miền Đông Địa Trung Hải.
Để trả lời, Tổng thống Medvedev khoác một áo da của phi công oanh tạc, chủ trì một cuộc họp báo để phản biện lời lẽ của thủ tướng.
Ông nói: “Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể chấp nhận được khi đưa ra những phát biểu có thể dẫn đến xung đột giữa các nền văn minh, chẳng hạn như thập tự chinh.”
Ông bênh vực quyết định của Nga khi bỏ phiếu trắng cho nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Ông cho rằng nghị quyết này chỉ có sơ hở phần nào nhưng nghĩ cho cùng, ông nói ông “không tin nghị quyết này là sai trái.”
Trước đó, ông Putin gọi nghị quyết này là “hỏng và sai sót.” Ông còn nói rằng “bây giờ thì người ta lại dùng chiêu bài bảo vệ thường dân ở Libya, vậy thì logic và lương tâm ở đâu?”
Ông Fyodor Lyukanov, biên tập viên của tờ báo Nga Global Affairs nhận định: “Có vẻ như ông Putin không bằng lòng khi thấy đại diện của Nga không dùng quyền phủ quyết đối với nghị quyết.”
Trở lại với cuộc họp báo của Tổng thống Medvedev, ông này nói rằng hành động quân sự của phương Tây tại Libya là “kết quả của thái độ ghê tởm đối với lãnh đạo Libya vì họ đã phạm tội với chính nhân dân nước họ.”
Một năm nữa, nước Nga sẽ bầu tổng thống. Các chuyên viên theo dõi tình hình đang xem sự rạn nứt của cặp bài trùng này để dự đoán xem ứng cử viên chính thức của cuộc bầu cử sẽ là ai.
Phía chính phủ Mỹ hiện nay không giấu giếm họ thích ông Medvedev hơn.
Cách đây hai tuần, khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Moscow ông ca ngợi Tổng thống Medvedev đến 7 lần trong một bài diễn văn quan trọng tại đây.
Vào ngày mai, thứ Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang đi thăm Moscow theo lịch sẽ gặp Tổng thống Medvedev và các giới chức cao cấp khác. Lịch của ông Gates không ghi gặp Thủ tướng Putin.
Từ 3 năm qua, hai ông cố giấu đi những khác biệt để cùng nhau lãnh đạo đất nước.Nhưng bây giờ thì căng thẳng bắt đầu lộ ra công khai, về vấn đề Libya.
Hôm thứ Hai Thủ tướng Putin tố giác nghị quyết Liên Hiệp Quốc cho lập vùng cấm bay ở Libya là “cuộc thập tự chinh thời Trung cổ.”
Các máy bay thực thi nghị quyết Liên Hiệp Quốc thuộc các nước Anh, Pháp, và Ý.
Dưới thời Trung cổ, các hiệp sĩ của Anh, Pháp và Ý tổ chức một thập tự chinh Ky-tô giáo chống lại các nước Hồi giáo ở miền Đông Địa Trung Hải.
Để trả lời, Tổng thống Medvedev khoác một áo da của phi công oanh tạc, chủ trì một cuộc họp báo để phản biện lời lẽ của thủ tướng.
Ông nói: “Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể chấp nhận được khi đưa ra những phát biểu có thể dẫn đến xung đột giữa các nền văn minh, chẳng hạn như thập tự chinh.”
Ông bênh vực quyết định của Nga khi bỏ phiếu trắng cho nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Ông cho rằng nghị quyết này chỉ có sơ hở phần nào nhưng nghĩ cho cùng, ông nói ông “không tin nghị quyết này là sai trái.”
Trước đó, ông Putin gọi nghị quyết này là “hỏng và sai sót.” Ông còn nói rằng “bây giờ thì người ta lại dùng chiêu bài bảo vệ thường dân ở Libya, vậy thì logic và lương tâm ở đâu?”
Ông Fyodor Lyukanov, biên tập viên của tờ báo Nga Global Affairs nhận định: “Có vẻ như ông Putin không bằng lòng khi thấy đại diện của Nga không dùng quyền phủ quyết đối với nghị quyết.”
Trở lại với cuộc họp báo của Tổng thống Medvedev, ông này nói rằng hành động quân sự của phương Tây tại Libya là “kết quả của thái độ ghê tởm đối với lãnh đạo Libya vì họ đã phạm tội với chính nhân dân nước họ.”
Một năm nữa, nước Nga sẽ bầu tổng thống. Các chuyên viên theo dõi tình hình đang xem sự rạn nứt của cặp bài trùng này để dự đoán xem ứng cử viên chính thức của cuộc bầu cử sẽ là ai.
Phía chính phủ Mỹ hiện nay không giấu giếm họ thích ông Medvedev hơn.
Cách đây hai tuần, khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Moscow ông ca ngợi Tổng thống Medvedev đến 7 lần trong một bài diễn văn quan trọng tại đây.
Vào ngày mai, thứ Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang đi thăm Moscow theo lịch sẽ gặp Tổng thống Medvedev và các giới chức cao cấp khác. Lịch của ông Gates không ghi gặp Thủ tướng Putin.