T
T$
Guest
Tổng thống Yemen đã loan báo kế hoạch của ông trong một bài diễn văn được truyền hình toàn quốc từ thủ đô Sana'a.
Ông cho biết sẽ cho thành lập một ủy ban để thảo bản hiến pháp mới, theo ông, sẽ đặt căn bản trên nguyên tắc phân quyền.
Tổng thống Yemen cho biết sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào trước cuối năm 2011 về bản hiến pháp mới.
Đây là một nhượng bộ mới nhất trong một loạt các nhượng bộ do ông Saleh đưa ra trong cố gắng dập tắt những cuộc biểu tình phản đối trong nước.
Yemen là một nước cộng hòa theo tổng thống chế và ông Saleh, vẫn cầm quyền từ năm 1978 sau một vụ đảo chính của quân đội, nắm được nhiều quyền lực.
Nhưng quốc gia này đầy thống khổ: các giếng nước khô cạn dần, trữ lượng dầu hỏa ngày càng ít, nạn thất nghiệp tăng cao và dân số tăng mạnh, gần nửa dân số nước này trong lứa tuổi dưới 15.
Kể từ khi cuộc nổi dậy tại Ai Cập đã buộc nhà lãnh đạo Hosni Mubarak từ chức trong tháng trước, nhân dân Yemen đã xuống đường với hy vọng lật đổ ông Saleh bằng phương cách giống như vậy.
Sau bài diễn văn của nhà lãnh đạo này hôm thứ Năm, một phát ngôn viên của phe đối lập nói rằng lời cam kết của tổng thống cho thảo hiến pháp mới là quá ít và quá muộn.
Tại London, một phát ngôn viên cho tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch, ông Tom Porteus, nói rằng nếu quả thực lời hứa hẹn mà ông Saleh đưa ra là thành thật thì đây là một bước đi tích cực. Nhưng ông nói những sự kiện diễn ra tại chỗ đã làm hỏng những lời cam kết cải tổ chính trị của tổng thống. Ông lên tiếng: "Vấn đề tại Yemen là đồng thời với những lời hứa cải tổ chính trị, nằm trong số những đòi hỏi mà người biểu tình đưa ra, chính phủ tiếp tục thẳng tay đàn áp những người phản đối, gây thương vong, và đây không phải là đường lối hữu ích để nói đến cải tổ."
Theo tin do tổ chức Ân Xá Quốc Tế thu thập được, chừng hơn 30 người đã thiệt mạng kể từ khi các vụ biểu tình bùng nổ.
Hôm thứ Năm, Human Rights Watch cho biết 2 người đã thiệt mạng trong các vụ biểu tình ở bắc Yemen trong tháng này.
Căn cứ trên những cuộc phỏng vấn với các nhân chứng và các nhân viên y tế, tổ chức này cho hay binh sỹ chính phủ đã bắn vào người biểu tình ôn hòa trong thị trấn Harf Sufyan vào ngày 4 tháng Ba.
Những vụ đụng độ đã xảy ra liên tiếp tại miền bắc nước này trong những năm gần đây giữa các lực lượng an ninh và phong trào nổi dậy của Hồi giáo Shia. Bộ Quốc phòng Yemen qui lỗi cho phe nổi dậy đã gây ra biến cố hôm 4 tháng Ba. Bộ Quốc phòng nói là do quân nổi dậy tấn công một đồn binh.
Ông Porteous nói rằng lực lượng an ninh vẫn đang đàn áp người biểu tình trên khắp Yemen: "Chúng tôi vẫn ghi nhận được những hành vi bạo động do lực lượng an ninh sử dụng tại Sana'a, là nơi vẫn xảy ra những vụ biểu tình; cũng ở miền nam, nơi vẫn xảy ra những vụ biểu tình có liên quan một phần đến phong trào ly khai nhưng nay đã trở thành một phần của các cuộc phản đối toàn quốc chống tổng thống và giờ đây là vụ xảy ra ở miền bắc."
Tổng thống Saleh là đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ. Ông cho biết sẽ không rời bỏ chức vụ cho đến khi hết nhiệm kỳ vào năm 2013.
Ông cho biết sẽ cho thành lập một ủy ban để thảo bản hiến pháp mới, theo ông, sẽ đặt căn bản trên nguyên tắc phân quyền.
Tổng thống Yemen cho biết sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào trước cuối năm 2011 về bản hiến pháp mới.
Đây là một nhượng bộ mới nhất trong một loạt các nhượng bộ do ông Saleh đưa ra trong cố gắng dập tắt những cuộc biểu tình phản đối trong nước.
Yemen là một nước cộng hòa theo tổng thống chế và ông Saleh, vẫn cầm quyền từ năm 1978 sau một vụ đảo chính của quân đội, nắm được nhiều quyền lực.
Nhưng quốc gia này đầy thống khổ: các giếng nước khô cạn dần, trữ lượng dầu hỏa ngày càng ít, nạn thất nghiệp tăng cao và dân số tăng mạnh, gần nửa dân số nước này trong lứa tuổi dưới 15.
Kể từ khi cuộc nổi dậy tại Ai Cập đã buộc nhà lãnh đạo Hosni Mubarak từ chức trong tháng trước, nhân dân Yemen đã xuống đường với hy vọng lật đổ ông Saleh bằng phương cách giống như vậy.
Sau bài diễn văn của nhà lãnh đạo này hôm thứ Năm, một phát ngôn viên của phe đối lập nói rằng lời cam kết của tổng thống cho thảo hiến pháp mới là quá ít và quá muộn.
Tại London, một phát ngôn viên cho tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch, ông Tom Porteus, nói rằng nếu quả thực lời hứa hẹn mà ông Saleh đưa ra là thành thật thì đây là một bước đi tích cực. Nhưng ông nói những sự kiện diễn ra tại chỗ đã làm hỏng những lời cam kết cải tổ chính trị của tổng thống. Ông lên tiếng: "Vấn đề tại Yemen là đồng thời với những lời hứa cải tổ chính trị, nằm trong số những đòi hỏi mà người biểu tình đưa ra, chính phủ tiếp tục thẳng tay đàn áp những người phản đối, gây thương vong, và đây không phải là đường lối hữu ích để nói đến cải tổ."
Theo tin do tổ chức Ân Xá Quốc Tế thu thập được, chừng hơn 30 người đã thiệt mạng kể từ khi các vụ biểu tình bùng nổ.
Hôm thứ Năm, Human Rights Watch cho biết 2 người đã thiệt mạng trong các vụ biểu tình ở bắc Yemen trong tháng này.
Căn cứ trên những cuộc phỏng vấn với các nhân chứng và các nhân viên y tế, tổ chức này cho hay binh sỹ chính phủ đã bắn vào người biểu tình ôn hòa trong thị trấn Harf Sufyan vào ngày 4 tháng Ba.
Những vụ đụng độ đã xảy ra liên tiếp tại miền bắc nước này trong những năm gần đây giữa các lực lượng an ninh và phong trào nổi dậy của Hồi giáo Shia. Bộ Quốc phòng Yemen qui lỗi cho phe nổi dậy đã gây ra biến cố hôm 4 tháng Ba. Bộ Quốc phòng nói là do quân nổi dậy tấn công một đồn binh.
Ông Porteous nói rằng lực lượng an ninh vẫn đang đàn áp người biểu tình trên khắp Yemen: "Chúng tôi vẫn ghi nhận được những hành vi bạo động do lực lượng an ninh sử dụng tại Sana'a, là nơi vẫn xảy ra những vụ biểu tình; cũng ở miền nam, nơi vẫn xảy ra những vụ biểu tình có liên quan một phần đến phong trào ly khai nhưng nay đã trở thành một phần của các cuộc phản đối toàn quốc chống tổng thống và giờ đây là vụ xảy ra ở miền bắc."
Tổng thống Saleh là đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ. Ông cho biết sẽ không rời bỏ chức vụ cho đến khi hết nhiệm kỳ vào năm 2013.