T
T$
Guest
BBC Trending
Những người làm trong ngành kinh doanh tình dục là ai? Ở Úc, hàng trăm người như thế đang tự giới thiệu về mình cho cả thế giới biết, qua mạng xã hội.
“Học sinh trung học. Luật sư đầy tham vọng. Nhà vận động. Con gái, chị em gái, gái mại dâm. Tôi không cần được giải cứu”.
Đây là những chia sẻ mà hàng trăm người làm nghề mại dâm ở Úc đang tự viết về mình với xu hướng mạng xã hội #facesofprostitution.
Xu hướng này được bắt đầu hôm chủ Nhật 29/03 trên Instagram bởi Tilly Lawless. Cô làm nghề mại dâm và là sinh viên tốt nghiệp ngành sử học.
Cô lúc đó đáp lại trang blog được đăng vào tuần trước trên tạp chí khá quen thuộc cho phụ nữ Úc, Mamamia.
Bài blog được viết dịp kỷ niệm 25 năm bộ phim Người đàn bà đẹp (Pretty Woman) về một cô gái điếm gặp được chàng hoàng tử của đời mình, và cho rằng, đời thực của các cô xấu hơn nhiều so với trong phim.
Tilly Lawless nổi giận trước việc tác giả bài viết “đổ đồng những người làm nghề mại dâm” và “miêu tả tất cả mọi người làm nghề mại dâm là có hại”.
Bản thân cô cũng là gái bán dâm đã được hai năm, nhưng chỉ chính thức dùng tên thật từ cách đây hai tháng ở Sydney, nơi nghề mại dâm được coi là hợp pháp.
Cô quyết định đăng bức ảnh của mình lên Instagram để cho thấy một bộ mặt khác của nghề – khuôn mặt một phụ nữ trẻ đã chủ động lựa chọn công việc này – nhằm bày tỏ phản đối blog trên.
Không lâu sau đó, Tilly được Scarlet Alliance liên hệ - Hiệp hội của Những người làm nghề Mại dâm Úc – và hỏi liệu cô có muốn đưa lên mạng Twitter. Và mọi việc bắt đầu từ đó: Hàng trăm người, chủ yếu là người Úc và là phụ nữ bán dâm, đăng ảnh chụp khuôn mặt của họ cho toàn thế giới biết, trong đó với rất nhiều người, đây là lần đầu tiên chính thức công khai công việc của mình.
“Tôi thật sự ngạc nhiên và vui,” Lawless nói với BBC Trending, bởi vì những người làm nghề mại dâm “hiếm khi được nhìn nhận là con người, người ta thường bàn tán về thân thể chúng tôi nhưng đưa mặt mình lên mạng xã hội là việc thật mạnh mẽ”.
Rất nhiều người trong số tham gia xu hướng này chia sẻ bất bình của cô đối với bài blog. Holly, cũng làm nghề bán dâm, nói vấn đề chính của cô là cách dùng ảnh – một tấm ảnh đau thương của một cô gái Đông Âu bị lừa sang bán dâm.
"Đây không phải là bộ mặt của chúng tôi,” cô nói với BBC Trending, “không phải những gì chúng tôi trải nghiệm trong cuộc sống”.
“Bài báo này thật xúc phạm,” gái mại dâm và diễn viên người Úc, Madison Messina nói với chúng tôi, bởi vì họ “lấy cớ những người bị lừa đi bán dâm để bịt miệng chúng tôi và cả những nạn nhân bị lừa lao động tình dục.”
Bài blog về phim Người đàn bà đẹp lần đầu tiên xuất hiện trên trang web của nhóm người theo đạo Công giáo ở Missouri, Exodus Cry, nói cam kết sẽ “xóa bỏ nạn nô lệ tình dục”. Tác giả bài báo, Laila Mickelwait tuyên bố rằng bộ phim này dụ phụ nữ trẻ đi vào nghề mại dâm và khiến họ phải chịu cuộc đời đầy đau khổ.
Cô nói với BBC Trending rằng cô bảo lưu những gì đã viết dù có chiến dịch của các cô gái mại dâm, và việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ tạo ra môi trường có thể dễ xảy ra nạn buôn bán gái mại dâm.
“Chỉ vì một vài người đăng ảnh lên Twitter và nói đây là công việc đáng làm không có nghĩa điều này đúng với toàn bộ ngành công nghiệp này,” cô nói.
“Họ có tiếng nói nhưng tiếng nói của họ chỉ là thiểu số của những người may mắn lên được Twitter và đăng được mấy tấm ảnh kiểu đó”.
Tilly Lawless nói với chúng tôi rằng cô vẫn rất giận về kiểu tranh luận “cho thấy chúng tôi bị o ép bằng những cách cũng giống như các phụ nữ bị buôn bán, làm ảnh hưởng tới sự độc lập, tự chủ và tước đi quyền lợi của chúng tôi”.
Thực hiện bởi Gemma Newby
Theo BBC Vietnamese
- 3 tháng 4 2015
“Học sinh trung học. Luật sư đầy tham vọng. Nhà vận động. Con gái, chị em gái, gái mại dâm. Tôi không cần được giải cứu”.
Đây là những chia sẻ mà hàng trăm người làm nghề mại dâm ở Úc đang tự viết về mình với xu hướng mạng xã hội #facesofprostitution.
Xu hướng này được bắt đầu hôm chủ Nhật 29/03 trên Instagram bởi Tilly Lawless. Cô làm nghề mại dâm và là sinh viên tốt nghiệp ngành sử học.
Cô lúc đó đáp lại trang blog được đăng vào tuần trước trên tạp chí khá quen thuộc cho phụ nữ Úc, Mamamia.
Bài blog được viết dịp kỷ niệm 25 năm bộ phim Người đàn bà đẹp (Pretty Woman) về một cô gái điếm gặp được chàng hoàng tử của đời mình, và cho rằng, đời thực của các cô xấu hơn nhiều so với trong phim.
Tilly Lawless nổi giận trước việc tác giả bài viết “đổ đồng những người làm nghề mại dâm” và “miêu tả tất cả mọi người làm nghề mại dâm là có hại”.
Bản thân cô cũng là gái bán dâm đã được hai năm, nhưng chỉ chính thức dùng tên thật từ cách đây hai tháng ở Sydney, nơi nghề mại dâm được coi là hợp pháp.
Cô quyết định đăng bức ảnh của mình lên Instagram để cho thấy một bộ mặt khác của nghề – khuôn mặt một phụ nữ trẻ đã chủ động lựa chọn công việc này – nhằm bày tỏ phản đối blog trên.
Không lâu sau đó, Tilly được Scarlet Alliance liên hệ - Hiệp hội của Những người làm nghề Mại dâm Úc – và hỏi liệu cô có muốn đưa lên mạng Twitter. Và mọi việc bắt đầu từ đó: Hàng trăm người, chủ yếu là người Úc và là phụ nữ bán dâm, đăng ảnh chụp khuôn mặt của họ cho toàn thế giới biết, trong đó với rất nhiều người, đây là lần đầu tiên chính thức công khai công việc của mình.
“Tôi thật sự ngạc nhiên và vui,” Lawless nói với BBC Trending, bởi vì những người làm nghề mại dâm “hiếm khi được nhìn nhận là con người, người ta thường bàn tán về thân thể chúng tôi nhưng đưa mặt mình lên mạng xã hội là việc thật mạnh mẽ”.
"Đây không phải là bộ mặt của chúng tôi,” cô nói với BBC Trending, “không phải những gì chúng tôi trải nghiệm trong cuộc sống”.
“Bài báo này thật xúc phạm,” gái mại dâm và diễn viên người Úc, Madison Messina nói với chúng tôi, bởi vì họ “lấy cớ những người bị lừa đi bán dâm để bịt miệng chúng tôi và cả những nạn nhân bị lừa lao động tình dục.”
Cô nói với BBC Trending rằng cô bảo lưu những gì đã viết dù có chiến dịch của các cô gái mại dâm, và việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ tạo ra môi trường có thể dễ xảy ra nạn buôn bán gái mại dâm.
“Chỉ vì một vài người đăng ảnh lên Twitter và nói đây là công việc đáng làm không có nghĩa điều này đúng với toàn bộ ngành công nghiệp này,” cô nói.
“Họ có tiếng nói nhưng tiếng nói của họ chỉ là thiểu số của những người may mắn lên được Twitter và đăng được mấy tấm ảnh kiểu đó”.
Tilly Lawless nói với chúng tôi rằng cô vẫn rất giận về kiểu tranh luận “cho thấy chúng tôi bị o ép bằng những cách cũng giống như các phụ nữ bị buôn bán, làm ảnh hưởng tới sự độc lập, tự chủ và tước đi quyền lợi của chúng tôi”.
Thực hiện bởi Gemma Newby
Theo BBC Vietnamese