Thách thức của ASEAN trong cuộc tranh chấp Thái Lan, Kampuchea

T

T$

Guest
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Marty Natalegawa, đến Phnom Penh hôm thứ Hai. Indonesia là chủ tịch của ASEAN, tổ chức đang thuyết phục Bangkok và Phnom Penh ngưng bắn và thương thuyết để chấm dứt giao tranh từ thứ Sáu tuần qua.

Tin cho biết trong ngày thứ Hai cũng có tiếng súng gần ngôi đền Preah Vihear nằm dọc theo biên giới hai nước.

Tiếng súng làm những thành viên ASEAN khác lo lắng và thách thức một trong những mục tiêu của tổ chức là gìn giữ sự ổn định và hòa bình trong vùng.

Một số các chuyên gia an ninh tại đây nói nguyên tắc căn bản của ASEAN - không can thiệp vào những vấn đề nội bộ của những thành viên - đã giới hạn hiệu quả của tổ chức.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia, lo ngại về sự thiếu kềm chế của hai bên.

Ông nói để xảy ra chiến tranh là chuyện trầm trọng nhất giữa hai thành viên ASEAN kể từ khi thành lập vào những năm 1960:

“Tôi lo ngại nếu thiếu chỉ huy và kiểm soát tốt, và cũng lo ngại nếu vụ này bị chính trị hóa. Nói cách khác, đây không phải là cách hai quốc gia ASEAN đối xử với nhau. Và nếu đây là một kiểu ăn miếng trả miếng thì quả là điều đáng buồn đối với lực lượng chuyên nghiệp của hai bên.”

Ông Thayer nói giải quyết cuộc khủng hoảng này là một cuộc trắc nghiệm đối với Indonesia trong tư cách là chủ tịch ASEAN.

Vì Indonesia là một thành phần trung lập và được kính nể, giáo sư Thayer nói Ngoại trưởng Natalegawa có thể thành công trong việc thuyết phục hai bên rút lực lượng trước khi toàn vùng bị ảnh hưởng:

“Nếu chuyện này không giải quyết được, những nước láng giềng cũng bị ảnh hưởng. Nó cũng ảnh hưởng đến toàn bộ nhận thức của vùng này và khả năng đưa đến trật tự trong nước. Rút cục, những quốc gia được lãnh đạo tốt hơn và có đạo lý hơn coi như bị trừng phạt chỉ vì đòi hỏi quá đáng của Thái Lan hay Kampuchea xuất phát từ chủ nghĩa dân tộc.”

Giáo sư Thayer nói Ngoại trưởng Natalegawa sẽ đề nghị một số biện pháp để ổn định tình hình, như rút quân khỏi khu vực và cho phép quan sát viên nước ngoài đánh giá tình hình.

Nếu việc trung gian hòa giải thất bại, giáo sư Thayer nói ASEAN có thể áp đặt chế tài kinh tế nhưng trong quá khứ ASEAN chưa bao giờ áp dụng những biện pháp cưỡng chế đối với thành viên.
 
Back
Top