T
T$
Guest
Các tướng Thái làm đảo chính hơn một năm trước
Phát ngôn viên Quân đội Thái Lan bác tin đồn về một vụ 'phản đảo chính' nhằm lật đổ chính quyền hiện hành vốn lên cầm quyền nhờ đảo chính hơn một năm trước.
Tin đồn đoán từ cuối tuần qua lan ra sau khi cảnh sát xác nhận có một doanh trại bị mất 75 khẩu súng M16.
Đại tá Winthai Suwaree nay cho rằng các tin trên mạng xã hội về một âm mưu chuẩn bị 'phản đảo chính' là hoàn toàn vô căn cứ.
Ông cũng bác bỏ chuyện rằng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha dùng quyền đặc biệt theo Điều khoản 44 trong hiến pháp tạm thời để sa thải lãnh đạo quân đội, Tướng Udomdej Sitabutr.
Ông Winthai nói quân đội 'đang rất đoàn kết' và mọi đơn vị đều ủng hộ chính phủ.
Tin tức lan ra tại Thái Lan sau khi cảnh sát phát hiện một đơn vị tình nguyện quân ở Nakhon Ratchasima bị mất 75 khẩu tiểu liên M16 trong kho từ một thời gian trước.
Hiện cảnh sát đang điều tra vụ này và chính quyền cho hay các quy định quản lý vũ khí được tăng cường.
Hồi đầu tháng 6, Tướng Prayuth Chan-o-cha, hiện mang sắc phục dân sự ở vị trí thủ tướng nói với báo chí ông có thể cần tại vị thêm hai năm để 'đảm bảo cho cải cách trước tổng tuyển cử'.
Một doanh trại của quân đội Thái Lan - hình minh họa
Hơn một năm trước, ngày 22/5 năm 2014, chính ông Prayuth Chan-ocha ở vị trí Tổng tư lệnh lục quân Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã giành quyền kiểm soát Chính phủ sau hai ngày thiết quân luật.
Kể từ đó, chính phủ do quân đội kiểm soát luôn nói họ chuẩn bị cho một hiến pháp mới nhằm cải tổ nền chính trị nước này, và sau đó sẽ đem dân chủ trở lại bằng cuộc bầu cử.
Nhưng các ý kiến phê phán cho rằng các tướng lĩnh Thái Lan chỉ trì hoãn quá trình này để cầm quyền.
Cũng có các tin đồn đoán về sự chia rẽ trong quân đội Thái Lan về các thủ tục chính trị liên quan đến việc hình thành tân Hiến pháp.
Sức khoẻ giảm sút của vị vua Thái Lan (sinh năm 1927) cũng khiến một phần dư luận lo ngại về bất ổn chính trị.
Hồ̉i cuối tháng 5 vừa qua, nhà vua Bhumibol Adulyadej (lên ngôi từ năm 1946) lại quay trở lại bệnh viện.
Theo BBC Vietnamese