“Rừng nào cọp nấy”. Muốn tồn tại ở chợ cá, Tuấn và đám bạn có lúc phải trả giá bằng máu và những trận mang mã tấu giáp lá cà của những nhóm “típ cá” khác.
Hít “keo chó”, “keo voi”
Không ai nghĩ cậu bé có khuôn mặt dễ thương, nụ cười có duyên kia lại là một tay “típ cá” có hạng và càng không ngờ nó lại là “đại ca” của mười mấy đứa nhóc mưu sinh ở chợ đầu mối thuỷ sản Bình Điền.Tuấn kể, trước đây chợ Bình Điền có một nhóm anh lớn làm sếp sòng với những cái tên khá kêu như Minh “tàng”, Quang, Cha” già”, Trắng… Chúng là những tay anh chị có thâm niên kiếm sống tại chợ cá nhưng khi lớn hơn một chút thì chuyển sang “hốt” hàng của người đi chợ.
Những đứa trẻ và "chiến lợi phẩm" trong tay.
Với suy nghĩ, “lớn thì phải làm ăn lớn”, thay vì đi mót cá, đám Minh “tàng” lại quanh quẩn các xe chở hàng, chờ thương lái sơ suất, chôm cá bỏ vào bao. Những loại cá mà chúng trộm thường có giá bán trên 50.000/kg vì vậy có nhiều hôm, tiền bán cá mà bọn chúng thu được lên đến tiền triệu. Đám anh lớn còn dạy bọn đàn em dùng lưỡi lam rạch bọc hàng lúc các tiểu thương chất đồ lên xe ra về, hay giả vờ đụng phải tiểu thương làm đồ rơi ra đường để đồng bọn tiện tay “đá hàng”.
Để thêm tiền ăn chơi, đám anh lớn sẵn sàng chực chờ ngoài bãi, đợi tụi nhóc đưa hàng ra đi mang tiêu thụ nơi khác vì cá, tôm trong chợ bán lại cho chủ vựa, chỉ bằng nửa tiền so với việc bán cho các chủ ở chợ bên ngoài. Không chỉ vậy, liều lĩnh hơn, nhóm anh lớn còn sẵn sàng “bê” hàng của khách đi chợ khi chủ hàng đang loay hoay kiếm xe chở hàng về.
Để có hứng thú làm việc, đám anh lớn thường hít “keo chó”, loại keo chuyên dùng dán giầy dép. Thứ khói có màu trắng đục, thơm hít vào đầu óc lâng lâng như người chơi hàng “đá”. Nếu hít thứ “keo chó, keo voi” đó vào, sau này bộ não sẽ “khô” và mất dần lý trí. Có lẽ do nghiện hút keo chó mà nhóm của Minh “tàn” từng đứa một vô khám bóc lịch. Tuấn cho biết, cách đây 2 tháng, nhóm Minh” tàn” sau khi hít “keo”, bèn bày mưu lấy đồ của tiểu thương đem bán nhưng không may bị phát hiện. Sau vụ trộm hàng bất thành đó, nhóm “đại ca” chợ cá này bị bắt đưa đi trại cải tạo.
Cuộc chiến giữa băng “cá biển” và “cá đồng”
Sau khi mấy “anh lớn” bị bắt đưa đi cải tạo, đám em út mất người cẩm đầu liền mở cuộc “lấy số”, tranh giành lãnh địa, phân chia địa bàn.Chợ Bình Điền có hai khu vực làm ăn khấm khá nhất là khu buôn bán hàng đông lạnh (chuyên bán đồ biển) và khu hàng tươi sống( bán cá đồng), trong đó nhóm của Tuấn quản lý khu “cá đồng”.Nhưng để làm “anh đại” khu chợ cá này, nhóm của Tuấn cũng phải trả giá bằng máu sau những lần tranh chấp lãnh địa. Thằng nhóc 15 tuổi này hào hứng kể với người viết về lần nó và thằng bạn tên Phúc sau đêm “típ” cá thành công đang trên đường về nhà thì bị bọn nhóc bên khu “cá biển” chặn đường đánh dằn mặt. Hai đứa thay vì bỏ chạy lại rút dây nịt ra giáp lá cà với đối phương.
Sau lần đánh đó, Tuấn “lên số” và được đám nhóc mót cá biết đến như một “thủ lĩnh” mới ở khu chợ “cá đồng”. Nhưng có lẽ đáng nhớ nhất, vẫn là lần Tuấn và đám nhóc khu “cá đồng” kéo sang khu “cá biển” để tính sổ với đám nhóc mót hàng.
Chờ chủ hàng sơ hở.
Tuấn kể sự việc sẽ chẳng có gì nếu tụi nhóc trên không ăn trộm cá để rồi nhóm của Tuấn bị bắt oan lên phòng bảo vệ …uống nước trà. Tuấn rùng mình nhớ lại cuộc huyết chiến: “Hai bên với gậy gộc, ống tuýt, mã tấu lao vào nhau”. Và rồi lần đó, Tuấn mang trên người hơn chục vết xẹo, còn đầu thì vá lỗ chỗ. Tuấn phỏng đoán, có lẽ vì lợi nhuận kiếm được sau một đêm “típ cá” lên đến gần 200.000 đồng nên mới có màn “gắp lửa bỏ tay người” nhằm xóa sổ nhóm Tuấn của đám nhóc bên khu cá biển. “Từ sau vụ đánh nhau, chỉ có những đứa con gái là được phép qua lại giữa hai khu chợ để mót cá, chứ con trai qua là tụi tui chém liền”- Tuấn nói.
Cá rớt xuống đất sẽ được bọn trẻ đá cho đồng bọn.
Để có thể sống sót nơi chợ cá, những đứa trẻ luôn trong tư thế sẵn sàng đánh đuổi những kẻ tranh chấp “miếng cơm” của chúng. Có lẽ vì vậy mà trên người Tuấn ngoài những vết sẹo, nó còn có một hình xăm lớn nơi bả vai. Đó là dấu hiệu bước vào đời của riêng Tuấn và cũng để tỏ rõ thứ bậc trước đám nhóc nơi phố chợ. Khi kể về “thành tích” của mình, Phúc, một “công dân” của chợ đêm Bình Điền cũng không quên “khoe” mấy vết sẹo trên mặt sau những trận đánh nhau. Đa phần bọn trẻ ở đây đã từng bị bảo vệ bắt, thậm chí phải đi cải tạo vì tội ăn cắp cá hay đánh nhau. Nhưng chúng coi đó là chuyện bình thường. Cuộc sống nơi xô bồ, phức tạp làm chúng trở nên chai lì hơn, bạo gan hơn. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn ấy vẫn còn những mơ ước về một cuộc sống đầy đủ, được vui chơi và học hành…
Theo VNN
Hít “keo chó”, “keo voi”
Không ai nghĩ cậu bé có khuôn mặt dễ thương, nụ cười có duyên kia lại là một tay “típ cá” có hạng và càng không ngờ nó lại là “đại ca” của mười mấy đứa nhóc mưu sinh ở chợ đầu mối thuỷ sản Bình Điền.Tuấn kể, trước đây chợ Bình Điền có một nhóm anh lớn làm sếp sòng với những cái tên khá kêu như Minh “tàng”, Quang, Cha” già”, Trắng… Chúng là những tay anh chị có thâm niên kiếm sống tại chợ cá nhưng khi lớn hơn một chút thì chuyển sang “hốt” hàng của người đi chợ.
Với suy nghĩ, “lớn thì phải làm ăn lớn”, thay vì đi mót cá, đám Minh “tàng” lại quanh quẩn các xe chở hàng, chờ thương lái sơ suất, chôm cá bỏ vào bao. Những loại cá mà chúng trộm thường có giá bán trên 50.000/kg vì vậy có nhiều hôm, tiền bán cá mà bọn chúng thu được lên đến tiền triệu. Đám anh lớn còn dạy bọn đàn em dùng lưỡi lam rạch bọc hàng lúc các tiểu thương chất đồ lên xe ra về, hay giả vờ đụng phải tiểu thương làm đồ rơi ra đường để đồng bọn tiện tay “đá hàng”.
Để thêm tiền ăn chơi, đám anh lớn sẵn sàng chực chờ ngoài bãi, đợi tụi nhóc đưa hàng ra đi mang tiêu thụ nơi khác vì cá, tôm trong chợ bán lại cho chủ vựa, chỉ bằng nửa tiền so với việc bán cho các chủ ở chợ bên ngoài. Không chỉ vậy, liều lĩnh hơn, nhóm anh lớn còn sẵn sàng “bê” hàng của khách đi chợ khi chủ hàng đang loay hoay kiếm xe chở hàng về.
Để có hứng thú làm việc, đám anh lớn thường hít “keo chó”, loại keo chuyên dùng dán giầy dép. Thứ khói có màu trắng đục, thơm hít vào đầu óc lâng lâng như người chơi hàng “đá”. Nếu hít thứ “keo chó, keo voi” đó vào, sau này bộ não sẽ “khô” và mất dần lý trí. Có lẽ do nghiện hút keo chó mà nhóm của Minh “tàn” từng đứa một vô khám bóc lịch. Tuấn cho biết, cách đây 2 tháng, nhóm Minh” tàn” sau khi hít “keo”, bèn bày mưu lấy đồ của tiểu thương đem bán nhưng không may bị phát hiện. Sau vụ trộm hàng bất thành đó, nhóm “đại ca” chợ cá này bị bắt đưa đi trại cải tạo.
Cuộc chiến giữa băng “cá biển” và “cá đồng”
Sau khi mấy “anh lớn” bị bắt đưa đi cải tạo, đám em út mất người cẩm đầu liền mở cuộc “lấy số”, tranh giành lãnh địa, phân chia địa bàn.Chợ Bình Điền có hai khu vực làm ăn khấm khá nhất là khu buôn bán hàng đông lạnh (chuyên bán đồ biển) và khu hàng tươi sống( bán cá đồng), trong đó nhóm của Tuấn quản lý khu “cá đồng”.Nhưng để làm “anh đại” khu chợ cá này, nhóm của Tuấn cũng phải trả giá bằng máu sau những lần tranh chấp lãnh địa. Thằng nhóc 15 tuổi này hào hứng kể với người viết về lần nó và thằng bạn tên Phúc sau đêm “típ” cá thành công đang trên đường về nhà thì bị bọn nhóc bên khu “cá biển” chặn đường đánh dằn mặt. Hai đứa thay vì bỏ chạy lại rút dây nịt ra giáp lá cà với đối phương.
Sau lần đánh đó, Tuấn “lên số” và được đám nhóc mót cá biết đến như một “thủ lĩnh” mới ở khu chợ “cá đồng”. Nhưng có lẽ đáng nhớ nhất, vẫn là lần Tuấn và đám nhóc khu “cá đồng” kéo sang khu “cá biển” để tính sổ với đám nhóc mót hàng.
Tuấn kể sự việc sẽ chẳng có gì nếu tụi nhóc trên không ăn trộm cá để rồi nhóm của Tuấn bị bắt oan lên phòng bảo vệ …uống nước trà. Tuấn rùng mình nhớ lại cuộc huyết chiến: “Hai bên với gậy gộc, ống tuýt, mã tấu lao vào nhau”. Và rồi lần đó, Tuấn mang trên người hơn chục vết xẹo, còn đầu thì vá lỗ chỗ. Tuấn phỏng đoán, có lẽ vì lợi nhuận kiếm được sau một đêm “típ cá” lên đến gần 200.000 đồng nên mới có màn “gắp lửa bỏ tay người” nhằm xóa sổ nhóm Tuấn của đám nhóc bên khu cá biển. “Từ sau vụ đánh nhau, chỉ có những đứa con gái là được phép qua lại giữa hai khu chợ để mót cá, chứ con trai qua là tụi tui chém liền”- Tuấn nói.
Để có thể sống sót nơi chợ cá, những đứa trẻ luôn trong tư thế sẵn sàng đánh đuổi những kẻ tranh chấp “miếng cơm” của chúng. Có lẽ vì vậy mà trên người Tuấn ngoài những vết sẹo, nó còn có một hình xăm lớn nơi bả vai. Đó là dấu hiệu bước vào đời của riêng Tuấn và cũng để tỏ rõ thứ bậc trước đám nhóc nơi phố chợ. Khi kể về “thành tích” của mình, Phúc, một “công dân” của chợ đêm Bình Điền cũng không quên “khoe” mấy vết sẹo trên mặt sau những trận đánh nhau. Đa phần bọn trẻ ở đây đã từng bị bảo vệ bắt, thậm chí phải đi cải tạo vì tội ăn cắp cá hay đánh nhau. Nhưng chúng coi đó là chuyện bình thường. Cuộc sống nơi xô bồ, phức tạp làm chúng trở nên chai lì hơn, bạo gan hơn. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn ấy vẫn còn những mơ ước về một cuộc sống đầy đủ, được vui chơi và học hành…
Theo VNN