T
T$
Guest
[h=1]Thân phận người tỵ nạn Rohingya[/h] Rohmatin Bonasir BBC Indonesia
Ước tính có 2,5 triệu người Rohingya, một sắc dân thiểu số chủ yếu sống tại tiểu bang Rakhine của Miến Điện, đang tỵ nạn khắp nơi trên trên giới sau hàng chục năm xảy ra va chạm giữa các nhóm Phật giáo theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và người Rohingya Hồi giáo.
Người Rohingya Hồi giáo không được coi là công dân của Miến Điện, mà bị cho là người nhập cư tới từ Bangladesh. Hàng trăm ngàn người tị nạn nay sống tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan với hy vọng sẽ được định cư ở một nước thứ ba. Dưới đây là một số câu chuyện của họ kể cho phóng viên Rohmatin Bonasir của Ban BBC Indonesia.
[h=2]Abu Ahmad[/h]Tôi là một người Rohingya Hồi giáo ở Myanmar.
Tên tôi là Abu Ahmad. Tôi rời Myanmar vào năm 1988, theo cha tới Thái Lan, nhưng tôi không biết gì về những chuyện đã xảy ra tại Myanmar, bởi khi đó tôi mới 5 tuổi.
Cha tôi sau đó đem tôi tới Malaysia để được an toàn hơn. Khi tôi 10 tuổi, cha tôi trở về Myanmar thăm gia đình, chị và mẹ tôi vẫn còn ở đó.
Tôi sống một mình tại Malaysia (nhờ vào sự giúp đỡ của những người khác) và muốn trở thành công dân của bất kỳ nước nào cũng được. Nhưng tôi chưa bao giờ được tới trường. Tôi đã học đọc như những đứa trẻ. Tôi chỉ được dạy A-B-C.
Abu Ahmad nói chi phí đám cưới của anh là do cha mẹ vợ lo cho. Là người tỵ nạn không có quốc tịch, anh đã không thể đăng ký kết hôn theo luật Indonesia Sau khi biết đọc, tôi đã tới Cao ủy Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc để đăng ký làm người tỵ nạn hồi 1998.
Tôi đã chờ đợi rất lâu để được tái định cư nhưng điều đó vẫn chưa thành sự thực. Tôi được bảo là có thể trả tiền để người ta đưa tôi sang Úc. Cho nên tôi đã rời Malaysia để đi Úc.
Có cả những người tỵ nạn khác nữa trên thuyền. Tôi bị bắt tại Bandar Lampung (Indonesia) hồi 2010. Họ bảo tôi sẽ được thả sau sáu tháng, nhưng hóa ra tôi bị đưa vào nhà tù ở Pontianak trên đảo Kalimantan và rồi bị đưa tới Medan.
Nay tôi 31 tuổi. Nhưng tôi vẫn hy vọng. Sau khi tới Medan, tôi tìm kiếm niềm hy vọng mới. Tôi đã cưới vợ, một phụ nữ Indonesia. Ơn Trời, đó là điều thật tốt đẹ. Tuy nhiên, tôi hy vọng là sẽ không có ai phải trải qua những gì mà tôi đã từng gặp, với những ước mơ đều bị vùi dập.
Hầu hết những người tỵ nạn Rohingya khác tại Indonesia phải sống trong các trại tập trung hoặc các khu nhà cộng đồng, nhưng Abu Ahmad thì sống với vợ trong một căn nhà riêng, cùng chỗ với cộng đồng dân địa phương [h=2]Husna binti Hussain, 23 tuổi[/h]Tôi sinh ra ở đây (Malaysia) nhưng tôi là người Rohingya, bởi cha mẹ tôi là người Rohingya. Người Rohingya bị đàn áp ở chính quốc gia của mình, họ không thể sống tại đó và không làm được gì cả.
Husna binti Hussain chỉ biết có Malaysia như đất nước của mình, nhưng cô lại không phải là công dân Malaysia bởi nước này không thừa nhận người tỵ nạn Tôi hài lòng được sống ở đây. Tôi được đi học bởi có một người hàng xóm giúp cho. Nếu không ai giúp thì trẻ em Rohingya không thể đi học được bởi chúng là dân tỵ nạn. Tôi đã tốt nghiệp trung học cao đẳng.
Nếu có thể, tôi muốn được học đại học, ngành y tá, nhưng lúc này thì tôi không vay tiền để đi học được.
Hiện tôi dạy tiếng Malaysia cho trẻ em Rohingya. Đây là trường học không chính thức bởi các em không thể tới các trường chính phủ được. Sau này các em sẽ rất khó mà xin việc.
[h=2]Shahed Deen, tốt nghiệp ngành hóa[/h]Tôi 31 tuổi nhưng mọi người cứ nghĩ là tôi trông trẻ hơn thế. Có lẽ bởi tôi vóc người nhỏ nhắn.
Tôi tốt nghiệp ngành hóa từ Đại học Sitwe (ở tiểu bang Rakhine của Myanmar). Tại đó, tôi đã làm việc cho ba tổ chức NGO quốc tế là ACF, MSF và Malteser International.
Shahed Deen nói anh đã học tiếng Anh trong khi làm việc cho các tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Myanmar Bởi tôi nêu thông tin về những gì đã diễn ra, nên tôi không còn được an toàn nữa, tôi bị giới chức truy đuổi. Họ muốn bắt tôi hồi 2012. Cho nên tôi đã chạy sang Bangladesh.
Tôi không phải là công dân Bangladesh. Tôi là một người Rohingya Hồi giáo từ Myanmar. Để có được hộ chiếu Bangladesh và visa, tôi đã phải hối lộ 5 ngàn đôla cho các quan chức ở đó.
Sau đó, tôi đã mua vé tới Indonesia qua ngả Singapore, và đích đến cuối cùng mà tôi định là Australia. Cùng với rất nhiều người khác, gồm cả phụ nữ và trẻ em, chúng tôi ra khơi trên một con tàu.
Chúng tôi đã tới được vùng lãnh hải của Australia, nhưng tàu chúng tôi không hoạt động cho nên chúng tôi quay trở lại và lên Rote (Tây Timor, Indonesia) và tôi bị bắt tại Kupang. Nay tôi đã đăng ký là người tỵ nạn với UNHCR.
Shahed Deen đã ba lần viết thỉnh nguyện thư gửi văn phòng Cao ủy Tị nạn LHQ tại Jakarta để yêu cầu cho anh và những người tỵ nạn Rohingya khác được tái định cư tại một quốc gia thứ ba
Theo BBC Vietnamese
- 5 tháng 5 2015
Người Rohingya Hồi giáo không được coi là công dân của Miến Điện, mà bị cho là người nhập cư tới từ Bangladesh. Hàng trăm ngàn người tị nạn nay sống tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan với hy vọng sẽ được định cư ở một nước thứ ba. Dưới đây là một số câu chuyện của họ kể cho phóng viên Rohmatin Bonasir của Ban BBC Indonesia.
[h=2]Abu Ahmad[/h]Tôi là một người Rohingya Hồi giáo ở Myanmar.
Tên tôi là Abu Ahmad. Tôi rời Myanmar vào năm 1988, theo cha tới Thái Lan, nhưng tôi không biết gì về những chuyện đã xảy ra tại Myanmar, bởi khi đó tôi mới 5 tuổi.
Cha tôi sau đó đem tôi tới Malaysia để được an toàn hơn. Khi tôi 10 tuổi, cha tôi trở về Myanmar thăm gia đình, chị và mẹ tôi vẫn còn ở đó.
Tôi sống một mình tại Malaysia (nhờ vào sự giúp đỡ của những người khác) và muốn trở thành công dân của bất kỳ nước nào cũng được. Nhưng tôi chưa bao giờ được tới trường. Tôi đã học đọc như những đứa trẻ. Tôi chỉ được dạy A-B-C.
Tôi đã chờ đợi rất lâu để được tái định cư nhưng điều đó vẫn chưa thành sự thực. Tôi được bảo là có thể trả tiền để người ta đưa tôi sang Úc. Cho nên tôi đã rời Malaysia để đi Úc.
Có cả những người tỵ nạn khác nữa trên thuyền. Tôi bị bắt tại Bandar Lampung (Indonesia) hồi 2010. Họ bảo tôi sẽ được thả sau sáu tháng, nhưng hóa ra tôi bị đưa vào nhà tù ở Pontianak trên đảo Kalimantan và rồi bị đưa tới Medan.
Nay tôi 31 tuổi. Nhưng tôi vẫn hy vọng. Sau khi tới Medan, tôi tìm kiếm niềm hy vọng mới. Tôi đã cưới vợ, một phụ nữ Indonesia. Ơn Trời, đó là điều thật tốt đẹ. Tuy nhiên, tôi hy vọng là sẽ không có ai phải trải qua những gì mà tôi đã từng gặp, với những ước mơ đều bị vùi dập.
Nếu có thể, tôi muốn được học đại học, ngành y tá, nhưng lúc này thì tôi không vay tiền để đi học được.
Hiện tôi dạy tiếng Malaysia cho trẻ em Rohingya. Đây là trường học không chính thức bởi các em không thể tới các trường chính phủ được. Sau này các em sẽ rất khó mà xin việc.
[h=2]Shahed Deen, tốt nghiệp ngành hóa[/h]Tôi 31 tuổi nhưng mọi người cứ nghĩ là tôi trông trẻ hơn thế. Có lẽ bởi tôi vóc người nhỏ nhắn.
Tôi tốt nghiệp ngành hóa từ Đại học Sitwe (ở tiểu bang Rakhine của Myanmar). Tại đó, tôi đã làm việc cho ba tổ chức NGO quốc tế là ACF, MSF và Malteser International.
Tôi không phải là công dân Bangladesh. Tôi là một người Rohingya Hồi giáo từ Myanmar. Để có được hộ chiếu Bangladesh và visa, tôi đã phải hối lộ 5 ngàn đôla cho các quan chức ở đó.
Sau đó, tôi đã mua vé tới Indonesia qua ngả Singapore, và đích đến cuối cùng mà tôi định là Australia. Cùng với rất nhiều người khác, gồm cả phụ nữ và trẻ em, chúng tôi ra khơi trên một con tàu.
Chúng tôi đã tới được vùng lãnh hải của Australia, nhưng tàu chúng tôi không hoạt động cho nên chúng tôi quay trở lại và lên Rote (Tây Timor, Indonesia) và tôi bị bắt tại Kupang. Nay tôi đã đăng ký là người tỵ nạn với UNHCR.
Theo BBC Vietnamese