Từ khi còn bé, nhiều teen đã ấp ủ giấc mộng có thể tự kinh doanh và tự kiếm tiền. Với nhiều bạn trẻ năng động ngày nay thì việc doanh nhỏ lẻ không còn là quá xa vời với sự hỗ trợ của mạng Internet.
Những công việc kinh doanh của teen thường là mở cửa hàng quần áo, bán hoa, hay mở một quán nước, quán trà sữa… Bước theo nhịp sống hiện đại, bây giờ nhiều bạn trẻ mở cửa hàng trực tuyến.
Một cửa hàng trực tuyến của teen.
Vân Anh có một người bạn đang du học Trung Quốc, cô bạn này thủ thỉ rằng “quần áo bên này rẻ lắm”. Dựa trên mối quan hệ này, Vân Anh vay bố mẹ 15 triệu đồng để bắt đầu kinh doanh quần áo. Người bạn bên kia giữ vai trò cấp hàng còn Vân Anh bên này chịu trách nhiệm quảng bá hàng trên mạng thông qua cửa hàng trực tuyến. Từ những ngày đầu kinh doanh nhỏ lẻ, tự bản thân nhận đặt hàng và giao hàng, giờ đây, Vân Anh cùng người bạn của mình đã tạo dựng được “thương hiệu” khá bền vững và có những mối buôn ngoại tỉnh, khách hàng cũng khá đông.
Hay như Ngọc Bích (sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội) có chị gái là nhân viên của một công ty may mặc chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đi các nước. Vốn yêu thích kinh doanh nên Bích đã nhờ chị cung cấp hàng còn phần mình lo phân phối sản phẩm. Hiện tại, Bích có một cửa hàng nho nhỏ và có 2 nhân viên chuyên bán hàng qua mạng cho mình.
Không cần là những "dân buôn thứ thiệt", chỉ cần có nguồn hàng cung ứng chất lượng đảm bảo và kiểu cách phù hợp với xu hướng của các bạn trẻ, một chiếc máy ảnh và thành thục thao tác tải ảnh lên mạng là bạn trẻ có thể trở thành “dân buôn” trên mạng. “Nhiệm vụ” của những “dân buôn” này là ngồi chờ khách yêu cầu hàng để cung ứng kịp thời, giao hàng đến tận nơi người mua hàng yêu cầu.
Vân Anh đang kiểm tra hàng trên mạng.
Theo một topic trên mạng, chúng tôi đến với “nhà kinh doanh” A. "Kho" chứa các sản phẩm mà A. rao trên mạng là một căn phòng tập thể chật chội ở Khương Thượng. Trong căn phòng, hàng hoá được chất cao lên đến tận trần nhà. Như một dân buôn chuyên nghiệp, A. quảng bá các sản phẩm của mình một cách thuần thục từ nguồn gốc sản phẩm, chất liệu rồi kiêm luôn vai trò tư vấn cho người mặc. A. hào hứng cho biết: “Mình bắt đầu công việc kinh doanh này được gần bốn năm rồi. Khi còn là cậu sinh viên năm thứ nhất Đại học Thương mại, thấy nhu cầu mua sắm quần áo và các phụ kiện đi kèm như: hoa tai, thắt lưng, giày dép... của các bạn cùng trang lứa ngày một nhiều, mình đã chủ động cùng bạn bè hùn vốn và có được “cơ ngơi” như thế này”.
Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp bán hàng trên mạng, hầu hết các bạn trẻ phải tự mình gồng gánh, kiêm nhiệm hết các vai trò từ nhập hàng, nhận hàng đến việc như quảng bá sản phẩm, nhận đặt hàng, đi giao hàng…
Vân Anh chia sẻ: “Những ngày đầu phải kiêm quá nhiều vai trò nên mình mệt và nhiều khi muốn bỏ dỏ. Công việc giao hàng như thể làm dâu trăm họ,
người khen, kẻ chê... Cộng thêm cảm giác mình từ sinh viên đang lo học hành phải gồng thêm cái mác “dân buôn” mà bạn bè gọi, đôi khi mình thấy ê chề thế nào. Nhưng rồi ham và tiếc nên cố gắng và được như bây giờ đấy!”.
Nhiều bạn trẻ hiện là chủ các cửa hàng trực tuyến chuyên nghiệp đã thừa nhận, họ đã bắt đầu từ việc kinh doanh những món nhỏ lẻ với mục đích cho vui. Thậm chí có bạn tiết lộ là đã đi mua một vài sản phẩm từ các cửa hàng online khác rồi về tự mình là người mẫu cho các sản phẩm đó chỉ để được đăng hình mình lên mạng. Sau đó được “dân tình” ủng hộ nên họ đã “dấn thân” vào công việc kinh doanh và sau đó trở thành “dân buôn online” thứ thiệt.
NLD
Những công việc kinh doanh của teen thường là mở cửa hàng quần áo, bán hoa, hay mở một quán nước, quán trà sữa… Bước theo nhịp sống hiện đại, bây giờ nhiều bạn trẻ mở cửa hàng trực tuyến.
Một cửa hàng trực tuyến của teen.
Vân Anh có một người bạn đang du học Trung Quốc, cô bạn này thủ thỉ rằng “quần áo bên này rẻ lắm”. Dựa trên mối quan hệ này, Vân Anh vay bố mẹ 15 triệu đồng để bắt đầu kinh doanh quần áo. Người bạn bên kia giữ vai trò cấp hàng còn Vân Anh bên này chịu trách nhiệm quảng bá hàng trên mạng thông qua cửa hàng trực tuyến. Từ những ngày đầu kinh doanh nhỏ lẻ, tự bản thân nhận đặt hàng và giao hàng, giờ đây, Vân Anh cùng người bạn của mình đã tạo dựng được “thương hiệu” khá bền vững và có những mối buôn ngoại tỉnh, khách hàng cũng khá đông.
Hay như Ngọc Bích (sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội) có chị gái là nhân viên của một công ty may mặc chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đi các nước. Vốn yêu thích kinh doanh nên Bích đã nhờ chị cung cấp hàng còn phần mình lo phân phối sản phẩm. Hiện tại, Bích có một cửa hàng nho nhỏ và có 2 nhân viên chuyên bán hàng qua mạng cho mình.
Không cần là những "dân buôn thứ thiệt", chỉ cần có nguồn hàng cung ứng chất lượng đảm bảo và kiểu cách phù hợp với xu hướng của các bạn trẻ, một chiếc máy ảnh và thành thục thao tác tải ảnh lên mạng là bạn trẻ có thể trở thành “dân buôn” trên mạng. “Nhiệm vụ” của những “dân buôn” này là ngồi chờ khách yêu cầu hàng để cung ứng kịp thời, giao hàng đến tận nơi người mua hàng yêu cầu.
Vân Anh đang kiểm tra hàng trên mạng.
Theo một topic trên mạng, chúng tôi đến với “nhà kinh doanh” A. "Kho" chứa các sản phẩm mà A. rao trên mạng là một căn phòng tập thể chật chội ở Khương Thượng. Trong căn phòng, hàng hoá được chất cao lên đến tận trần nhà. Như một dân buôn chuyên nghiệp, A. quảng bá các sản phẩm của mình một cách thuần thục từ nguồn gốc sản phẩm, chất liệu rồi kiêm luôn vai trò tư vấn cho người mặc. A. hào hứng cho biết: “Mình bắt đầu công việc kinh doanh này được gần bốn năm rồi. Khi còn là cậu sinh viên năm thứ nhất Đại học Thương mại, thấy nhu cầu mua sắm quần áo và các phụ kiện đi kèm như: hoa tai, thắt lưng, giày dép... của các bạn cùng trang lứa ngày một nhiều, mình đã chủ động cùng bạn bè hùn vốn và có được “cơ ngơi” như thế này”.
Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp bán hàng trên mạng, hầu hết các bạn trẻ phải tự mình gồng gánh, kiêm nhiệm hết các vai trò từ nhập hàng, nhận hàng đến việc như quảng bá sản phẩm, nhận đặt hàng, đi giao hàng…
Vân Anh chia sẻ: “Những ngày đầu phải kiêm quá nhiều vai trò nên mình mệt và nhiều khi muốn bỏ dỏ. Công việc giao hàng như thể làm dâu trăm họ,
người khen, kẻ chê... Cộng thêm cảm giác mình từ sinh viên đang lo học hành phải gồng thêm cái mác “dân buôn” mà bạn bè gọi, đôi khi mình thấy ê chề thế nào. Nhưng rồi ham và tiếc nên cố gắng và được như bây giờ đấy!”.
Nhiều bạn trẻ hiện là chủ các cửa hàng trực tuyến chuyên nghiệp đã thừa nhận, họ đã bắt đầu từ việc kinh doanh những món nhỏ lẻ với mục đích cho vui. Thậm chí có bạn tiết lộ là đã đi mua một vài sản phẩm từ các cửa hàng online khác rồi về tự mình là người mẫu cho các sản phẩm đó chỉ để được đăng hình mình lên mạng. Sau đó được “dân tình” ủng hộ nên họ đã “dấn thân” vào công việc kinh doanh và sau đó trở thành “dân buôn online” thứ thiệt.
NLD