Thử thách và cơ hội cho Trung Quốc

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) - Tin tức trên truyền thông Trung Quốc cho hay đã hoàn thành việc sơ tán công dân Trung Quốc ra khỏi Libya.

Thông tin cho biết đây là hành động di tản công dân quy mô nhất từ khi lập quốc (1949) đến giờ. Tổng cộng số công dân sơ tán lên đến 36,500 người.

Trước khi hoạt động sơ tán bắt đầu, các đài truyền hình đã phái ký giả tới tận nơi để tường trình chi tiết về "nỗ lực cứu dân lớn nhất đất nước", với hình ảnh các quan chức ngoại giao bận rộn tổ chức máy bay thuyền bè để vận hành, điều hợp, các tàu quân sự hộ tống...

Những bài tường trình trên nhằm mục tiêu tuyên dương sức mạnh của nhà nước Trung Quốc và để đề cao lý luận Lấy dân làm Gốc (Dĩ Nhân Vi Bản).

Trung Quốc hình như đang phòng thủ trước nguy cơ của một cuộc “Cách mạng Hoa nhài”.

Cách mạng Hoa nhài tuy chưa phải thách thức lớn, nhưng đã cho Trung Quốc một cơ hội hiếm có.

'Rồng ngẩng đầu'


Cuộc Cách mạng Hoa nhài, bắt nguồn từ bất bình của người dân, đã dẫn đến việc tổng thống Tunisia và Ai Cập mất chức và hiện đang đe dọa chính quyền Gaddafi của Libya.

Có người cho rằng Cách mạng Hoa nhài không chỉ lan rộng tại Trung Đông và Bắc Phi mà còn vượt qua phạm vi khu vực tiến vào Trung Quốc.

Hai tuần trước đây, trên mạng lưới internet xuất hiện lời kêu gọi xuống đường làm Cách mạng Hoa nhài vào mỗi Chủ Nhật trên 10 thành phố ở Trung Quốc. Thông tin trên mạng này đã khiến cho nhà cầm quyền Trung Quốc hết sức cảnh giác.

Tại Đại học Bắc Kinh, các giáo sư đã được thông báo yêu cầu gia tăng quản lý sinh viên, bảo đảm học sinh tránh xa khỏi các địa điểm và thời gian đã nhắc tới trong những thông tin nhạy cảm về Cách mạng Hoa nhài.

Sáng nay, một người từ Thuận Nghĩa kể lại cho tôi rằng, ngay cả ở làng thôn cũng đã được cấp trên truyền đạt rằng phải đề cao cảnh giác.

Theo cách lý giải của người này thì Hoa Nhài nhất định là giống như là một tổ chức một đảng Hoa Mai nào đó.

Mùng 2 tháng 2 Âm lịch, phong tục của dân tộc Hán có cách nói là “Nhị Nguyệt Nhị” - Rồng ngẩng đầu, có ý là khí trời bắt đầu ấm áp, côn trùng rạo rực sau cơn ngủ đông.

Tôi đến tiệm sách Tân Hoa ở Vương Phủ Tỉnh đọc sách. Bên cạnh tiệm McDonald's mọi giao dịch vẫn bận rộn như thường lệ, đầu đường du khách đi lại như nêm.

Nhưng khắp nơi, đều có cảnh sát và cảnh sát mặc thường phục.

Khoảng 2 giờ chiều, ở trong nhà hàng McDonalds lại xuất hiện công an, cũng có vài người Tây Phương tay cầm lon Coke như đang chờ đợi điều gì đó.

Tới 3 giờ chiều, tôi đi khỏi Vương Phủ Tỉnh, nhưng không thấy cảnh phỏng vấn hay tình huống lạ thường nào.

Kiểm soát tin tức


Chủ Nhật tuần trước, phóng viên phương Tây khi tới McDonald's ở Vương Phủ Tỉnh chụp hình đã bị cảnh sát ngăn chặn.

Ký giả ngoại quốc cũng bị nhà đương cục cảnh báo không được tự tiện một mình đi đến Vương Phủ Tỉnh, không được gây nguy hại cho trật tự công cộng.

Muốn tới đây làm tin, họ phải xin giấy phép đặc biệt.

Hai tuần trước, có thông tin về biểu tình Cách mạng Hoa nhài. Thực ra, chỉ có vài người hưởng ứng hô hào tại McDonald's Vương Phủ Tỉnh và đã bị cảnh sát giải đi.

110308063520_shanghai226b_reuters.jpg
Cảnh sát bắt người ở Thượng Hải hôm 27/02 sau khi có kêu gọi Cách mạng Hoa nhài


Theo lời các nhân chứng, vào chiều Chủ Nhật khi đó, phần lớn số người tụ tập là các phóng viên.

Họ tới quá đông làm quần chúng qua lại tò mò, càng lúc càng nhiều người khiến cảnh sát phải giải tán đám đông.

Một người phóng viên làm việc lâu năm cho truyền thông nước ngoài nói với tôi, bất luận có hoặc không có chuyện người biểu tình tại hiện trường, bất luận Cách mạng Hoa nhài có thành hiện thực hay không, thì việc ký giả đem máy chụp hình ra chụp cũng có thể tạo nên một thứ thông tin.

Thiếu chút nữa thì ông ta nói rằng đây là một âm mưu của truyền thông Tây Phương hợp nhau để “yêu ma” hóa Trung Quốc.

Vị này cũng nói với tôi là tại thủ đô Bắc Kinh, truyền thông nước ngoài không nói nhiều về 'Lưỡng hội' (hai cuộc họp quan trọng của Bấm Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra), mà lại quan tâm nhiều về những gì đột phát theo kêu gọi ở bên ngoài.

Một quan chức cao cấp của Trung Quốc, ông Diệp Tiểu Văn, nhận xét rằng lời kêu gọi biểu tình của cư dân mạng cho về Cách mạng Hoa nhài chẳng khác gì câu hô hoán "Chó sói tới kìa” trong truyện ngụ ngôn (nói nhiều rồi chẳng ai tin).

Chỉ có điều, nếu như câu kêu gọi biểu tình của cư dân mạng thật sự là “Chó sói tới kìa” mang đầy tính khuếch đại, thì sao Vương Phủ Tỉnh lại triển khai một lực lượng to lớn cảnh sát và thường phục để phòng ngừa chuẩn bị như vậy?

Phóng viên Temtsel Hao là người vùng Nội Mông, Trung Quốc và hiện làm việc cho BBC Tiếng Trung ở Bắc Kinh. Quý vị có thể đọc thêm phóng sự của anh sau Bấm chuyến thăm Việt Nam vừa qua.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top