Thảm sát Mỹ Lai - vết nhơ trong lịch sử quân sự Mỹ

T

T$

Guest
Vết nhơ và sự che đậy
zing_thamsat31_1.png
Một người dân thôn Mỹ Lai ngồi giữa khung cảnh tan hoang khi lính Mỹ xả súng trong sáng 16/3/1968. Ảnh: National Archives
16/3/2015 đánh dấu kỷ niệm 47 năm ngày quân đội Mỹ thực hiện vụ thảm sát tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. 504 người Việt Nam đã chết dưới họng súng của lính Mỹ trong một buổi sáng.
CBS News đánh giá, vụ thảm sát là một chương đáng xấu hổ trong lịch sử quân sự Mỹ.
Các tài liệu tại thư viện Tổng thống Nixon cho thấy thái độ của chính quyền Nixon khi tin tức về vụ thảm sát bị lộ.
Sau khi nghiên cứu tài liệu từ cuộc họp của tổng thống với Chánh văn phòng Nhà Trắng khi đó là H.R. Haldeman, nhiều sử gia kết luận, Nixon chính là kẻ đứng sau nỗ lực phá hoại các phiên tòa xét xử vụ thảm sát tại Mỹ Lai.
Văn bản do Haldeman viết vội vàng vào ngày 1/12/1969 cho thấy, cuộc họp giữa ông ta với tổng thống được ghi lại với tiêu đề Lực lượng đặc nhiệm – Mỹ Lai. Haldeman đã viết những từ như “thủ đoạn bẩn thỉu”, “hạ uy tín của nhân chứng”.
“Những bút tích của Haldeman là bằng chứng cho thấy Nixon đã can thiệp vào quá trình truy tố tội ác chiến tranh”, Ken Hughes, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Miller của Đại học Virginia (Mỹ), nhận định.
Những anh hùng
zing_thompson1.jpg
Hugh Thompson - phi công cứu người dân Việt Nam năm 1968. Ảnh: AP
Một câu hỏi đặt ra: Ai là người đã kết thúc “những thủ đoạn bẩn thỉu” trong kế hoạch hành động của Haldeman?
Theo Trent Angers, tác giả cuốn sách*Anh hùng bị lãng quên trong vụ thảm sát Mỹ Lai, mục tiêu của Nixon là những nhân chứng trong vụ án, gồm phi công Hugh Thompson và trung úy Larry Colburn. Thompson và Colburn là hai thành viên của đội trực thăng thuộc quân đội Mỹ nhận nhiệm vụ trinh sát qua khu vực Mỹ Lai ngày 16/3/1968.
Do không thể chứng kiến cảnh đồng đội sát hại những người dân vô tội,*phi công Thompson, Trung úy Larry Colburn và Tiểu đội trưởng Glenn Andreotta ra lệnh cho binh sĩ chĩa súng máy hạng nặng trên trực thăng vào những kẻ đang thảm sát dân thường. Bất chấp tính mạng, họ
Nỗi ám ảnh Mỹ Lai đeo bám Thompson nhiều năm sau khi giải ngũ. Nó khiến ông buộc phải đấu tranh để phơi bày sự thật đẫm máu. “Tôi nhận được nhiều cuộc gọi dọa giết. Chúng ném xác động vật vào nhà tôi. Những con vật chết không toàn thây nằm trên cửa nhà vào mỗi buổi sáng”, Thompson nói với chương trình*60 Phút*của Đài*CBS*trong năm 2004.

đã cứu hơn 10 người Việt Nam vô tội.
Phi công Thompson, trung úy Colburn cùng nhà báo Mike Wallace đã kể câu chuyện về phi hành đoàn cứu nhiều người dân Việt Nam hôm ấy trong video mang tên Trở lại Mỹ Lai với thời lượng 60 phút. Video được phát sóng lần đầu vào năm 1998. Cũng trong năm đó, quân đội Mỹ chính thức vinh danh Thompson, Colburn và tiểu đội trưởng Andreotta.
Tháng 3/1970, một ủy ban điều tra chính thức của quân đội Mỹ buộc tội 14 sĩ quan, gồm Trung úy William Calley và Đại úy Ernest Medina vì giết người hàng loạt năm 1968.
Sử gia Ken Hughes gọi chiến dịch xả súng hàng loạt này là “mối đe dọa chính trị đối với Nixon”. Theo Hughes, tỷ lệ ủng hộ của dư luận đối với Nixon đã giảm 10 điểm sau khi trung úy Calley nhận án chung thân vì giết thường dân tại Mỹ Lai.
Tuy nhiên, Nixon đã can thiệp vào vụ án và Calley chỉ phải nhận 3 năm rưỡi quản thúc tại gia.
Video
Những hình ảnh ghê rợn ở Mỹ Lai, Việt Nam, khiến nhiều người Mỹ bị ám ảnh suốt cuộc đời, thôi thúc họ trở lại vùng đất từng nhuốm máu người dân vô tội ngày 16/3/1968.

"Không hối tiếc"
Colburn và Thompson vẫn là những người bạn trong nhiều năm. Họ thường xuyên nói chuyện điện thoại và cùng nhau trở lại Mỹ Lai vào năm 2001. Trong chuyến đi đó, Colburn nói rằng, ông đã gặp đứa trẻ mà họ cứu sống từ con mương chứa nhiều xác người.
Thompson qua đời vào năm 2006. Colburn đã ở bên cạnh đồng đội trong khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời ông ấy. Sau khi Thompson qua đời, Colburn cảm thấy nhiệm vụ của ông là phải tiếp tục công khai những chuyện đã xảy ra ở Mỹ Lai hôm đó.
"Có những lúc bạn nghĩ rằng, tại sao nhiều người chống lại những gì chúng tôi đã làm? Đó là những hành động đúng với đạo đức. Vậy tại sao họ không hiểu?”, Colburn băn khoăn, nhưng khẳng định rõ, ông không hối tiếc về những việc đã làm tại Mỹ Lai.
Phi công người Mỹ trong chiến dịch thảm sát năm 1968 từng bị dọa giết và ném xác động vật vào nhà vì đấu tranh phơi bày sự thật tại Mỹ Lai, Việt Nam.

Ngày 16/3/1968, theo lệnh cấp trên, tốp lính Mỹ xả súng bừa bãi tại thôn Mỹ Lai thuộc tỉnh Quảng Ngãi, khiến hơn 500 người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, thiệt mạng.


Giấy, điện thoại cố định, rạp chiếu phim... là những ngành được các thành viên Hội đồng doanh nhân trẻ (YEC) nhận định sẽ không còn tồn tại vào năm 2020.
Malaysia là đối thủ chính của thầy trò HLV Toshiya Miura tại vòng loại U23 châu Á. Họ đã chuẩn bị thế nào trước trận khai mạc gặp U23 Việt Nam trên đất Mã?
Một công ty trong nước đang bán ra thị trường chiếc điện thoại "cục gạch" sở hữu những tính năng cơ bản nhưng thiết kế giống iPhone 5S, có giá chưa tới 400.000 đồng.
p-89EKCgBk8MZdE.gif
 
Back
Top