T
T$
Guest
Getty
Image caption
Một nhóm phi công Kamikaze đeo băng tay cảm tử trước khi xuất kích
Hồi đến thăm bảo tàng chiến tranh Nhật Bản ngay phía sau khuôn viên Đền Yasukuni, Tokyo năm 2007, tôi ngạc nhiên thấy tượng một phi công Thần Phong đứng trong sân.
Có phải nhiều năm sau Thế chiến mà các đội phi công cảm tử khét tiếng của Đế quốc Nhật thời đó không bị lên án, lại còn được tôn thờ.
Nhưng khi vào bảo tàng thì thấy không hẳn như vậy.
Người Nhật để cả hình các chiến hạm bị quân Đồng minh đánh chìm ở trận Midway trên Thái Bình Dương cũng như nhiều cờ quạt, mũ lính hải quân, pháo binh của thời kỳ Thế chiến mà họ đã thất bại.
Bạn thử nghĩ xem liệu Trung Quốc hay Việt Nam có dám để các kỷ vật 'chiến bại' hay con số quân sỹ 'phe ta' chứ không phải 'phe địch' bị giết trong các bảo tàng quân sự của mình hay không.
Chắc là không.
Nhưng dịp kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến 2 ở châu Á cũng là lúc nhắc lại câu chuyện về đội phi công cảm tử khét tiếng của Đế quốc Nhật thời đó để xem ngoài ý nghĩa tuyên truyền, cách lao đầu vào tàu chiến địch có thực sự hiệu quả về quân sự.
Theo các tài liệu phương Tây, các phi cơ Thần Phong là máy bay hoặc tàu lượn có người điều khiển, thường được phóng ra, hoặc bay lượn từ độ cao 7.500 mét cách mục tiêu chừng 80 km.
Khi đến gần chừng 5 km thì mới bắt đầu dùng thêm ba động cơ tăng tốc lên trên 900 km/giờ để phóng thật nhanh vào tàu địch để tránh không bị pháo phòng không trên chiến hạm Hoa Kỳ bắn hạ trước khi tới đích.
Một phi cơ Kamikaze mà quân Đồng minh gọi là 'Baka' có thể mang chừng 1 tấn thuốc nổ và nếu bay trúng mục tiêu thì sức công phá khá lớn.
Nhưng theo trang Britannica, tất cả các chuyến xuất kích cảm tử trong suốt Thế Chiến 2 cũng chỉ đánh đắm được 34 tàu chiến của quân Đồng Minh ở Thái Bình Dương tuy có làm hư hại hàng trăm chiếc.
Image copyright
BBC Chinese
Image caption
Ảnh trưng bày tại Đài Loan ghi dòng chữ 'Thần Phong Đặc Công Đội'
Con số binh sỹ Đồng minh bị thiệt mạng vì các phi vụ Thần Phong là không đáng kể so với các hình thức tấn công khác của quân Nhật.
Chẳng hạn, trong trận Okinawa ác liệt kinh khủng, các đơn vị cảm tử Thần Phong chỉ giết được chừng 5000 quân Mỹ.
Thực ra, con số thiệt hại lớn hơn cả về nhân mạng của phe Đồng minh là tù binh bị quân Nhật hành hình, tra tấn, bắt lao động khổ sai hoặc bỏ đói đến chết hoặc chết vì bệnh tật không được cứu chữa.
Các báo Anh dịp 70 năm Thế chiến 2 còn đăng lại hình một tay kiếm Nhật chặt đầu quân nhân Úc, ông Leonard George Siffleet (1916 – 1943) để nói lên sự tàn bạo đó.
Con số sống sót của hơn 200 nghìn tù binh Anh, Mỹ, Canada, Úc, Hà Lan bị Nhật bắt là chừng 30%.
Số phận của tù binh người châu Á, như Trung Hoa Dân Quốc, thuộc phe Đồng minh kháng Nhật, thì còn tệ hơn: đa số bị hành hình tại chỗ.
Người Triều Tiên, Philippines, Ấn Độ, Miến Điện, Việt Nam chống lại Nhật cũng thường bị chặt đầu hoặc xử bắn ngay lập tức.
Tuy nổi tiếng, nhìn từ phía Nhật khi đó thì các phi vụ Thần Phong là biểu hiện của lòng cảm tử hy sinh.
Nhưng nhìn từ các quốc gia khác, đây chỉ là là sự cuồng tín, với hiệu quả quân sự không đáng kể.
[h=2]Gió Thần từ đâu đến?[/h]
Image copyright
Getty Images
Image caption
Lính Nhật bị quân Anh bắt ở Hong Kong sau khi Nhật đầu hàng 26/09/1945
Dù vậy, khi đến đền Yasukuni, vốn thờ mọi tử sỹ Nhật, gồm cả các tội phạm chiến tranh, người ta vẫn có thể thấy các bài thơ, và các bài vị, mảnh giấy ghi lời cầu nguyện cho họ.
Vì phi đội Thần Phong được cho là 'ưu tú' nhất trong thanh niên Nhật thời đó, dám coi cuộc đời 'nhẹ như cánh hoa anh đào' và hy sinh vì Hoàng đế và Tổ quốc.
Nhưng dù chưa được chính thức xác nhận, có ít nhất một người Trung Hoa là phi công Kamikaze trong không quân Nhật.
Theo Victor Chan của BBC Tiếng Trung, người vừa có loạt bài về Thế Chiến 2 ở Đài Loan thì đã có một phi công Thần Phong gốc Hoa nhưng học trường Nhật thời kỳ chiếm đóng và xung phong vào đội Kamikaze ở hòn đảo này.
Vẫn theo phóng viên này, gia đình của người đó cho đến nay không thừa nhận chuyện đó vì xấu hổ.
Từ các sử liệu đến nay thì chúng ta có thể xác định là các phi công đội Kamikaze của Nhật cũng xuất kích từ Đài Loan tấn công tàu chiến Mỹ.
Lấy ý từ trận Gió Thần mà Nhật Bản tin là Thượng Đế cho thổi lên làm đắm tàu quân Nguyên xâm lăng Nhật năm 1281, đội Thần Phong cũng chẳng bảo vệ được Nhật khỏi cuộc tấn công vũ bão từ phía Mỹ.
Nhưng cũng có thuyết nói trong khi xem xét kế hoạch đổ bộ, giới chức Hoa Kỳ cũng lo ngại cả nước Nhật sẵn sàng cảm tử từng góc phố, từng ngôi nhà theo tinh thần Kamikaze thì Đồng minh sẽ phải mất cả trăm nghìn quân mới chiến thắng.
Image copyright
Hiroshima Peace Memorial Museum AP
Image caption
Bom nguyên tử tại Hiroshima
Và đó có thể là một lý do khiến Hoa Kỳ quyết định ném bom nguyên tử để phủ đầu và bẻ gẫ̉y ý chí chiến đấu của tập đoàn quân phiệt Nhật Bản.
Hai trái bom nguyên tử làm hàng trăm nghìn thường dân Hiroshima và Nagasaki thiệt mạng mới thực sự là thứ Gió Trời khủng khiếp loài người trải nghiệm đau đớn.
Sau Thế chiến, Nhật Hoàng cũng tuyên bố không còn thần tính (divinity) và Tokyo bỏ mộng chinh phục châu Á bằng quân sự để chọn con đường chung sống hòa bình với các nước châu Á, theo tinh thần 'Đại Hòa' của họ, nhưng vẫn có Mỹ canh chừng cho đến nay.
Mời các bạn xem thêm:Chuyên đề về Thế Chiến 2 và Việt Nam 1945
Theo BBC Vietnamese