Thỏa thuận hạt nhân Iran 'tốt vào lúc này'?

T

T$

Guest

150714123158_obama_iran_nuclear_statement_640x360_reuters_nocredit.jpg

Tổng thống Barack Obama nói với thỏa thuận mới, "mọi ngả đường dẫn tới vũ khí hạt nhân đều bị chặn" đối với Iran

Thỏa thuận này có thể là lịch sử. Nó chắc chắn gây tranh cãi. Phe phản đối thỏa thuận này trong giới lập pháp Hoa Kỳ, ở Iran, Israel và vùng Vịnh sẽ tiếp tục chiến dịch chống lại thỏa thuận. Nhưng đây là bằng chứng thực tế một lần nữa rằng ngoại giao thực sự là nghệ thuật của điều có thể.
Một chuyên gia hàng đầu, Mark Fitzpatrick thuộc Viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược (IISS) ở London, cho rằng "Đó không phải là một thỏa thuận tốt, nhưng nó là một thỏa thuận chấp nhận được."
Tất nhiên hiện vẫn còn nhiều câu hỏi về việc thực hiện thỏa thuận. Bên nào đã nhượng bộ nhiều hơn? Thỏa thuận này có hoàn toàn khả thi về dài hạn?
Nhưng hãy bình tĩnh và suy nghĩ về những gì xảy ra trước đây.
Trước khi quá trình đàm phán này bắt đầu một cách nghiêm túc - một quá trình dẫn đến thỏa thuận tạm thời vào năm 2013, theo đó đặt nền móng cho các cuộc đàm phán đã vừa kết thúc - Iran lúc đó đang xúc tiến chương trình hạt nhân của mình một cách đều đặn.
Mặc dù tuyên bố rằng họ đã không tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân, Tehran mỗi ngày nhích gần hơn tới khả năng và năng lực để chế tạo một quả bom.
Thật vậy, khoảng thời gian gấp rút cần phải xúc tiến nhanh cho một quả bom trước khi cộng đồng quốc tế có thể phản ứng càng ngày càng ngắn lại.
Thanh trừng gây ra hệ lụy, nhưng không ngưng được quá trình phát triển hạt nhân.
Israel, nhưng quan trọng hơn là Hoa Kỳ, cả hai đều nói về khả năng có hành động quân sự nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran; một bước đầy bất ổn về quân sự đe dọa gây hỗn loạn hơn nữa trong khu vực.
Vì vậy, nếu thỏa thuận này được thực hiện thành công, xung đột sẽ được đẩy lùi và tiến độ phát triển hạt nhân của Iran được khống chế đáng kể.
[h=2]Cùng nhượng bộ[/h]Người Mỹ và các đồng minh của họ không thể không nhượng bộ.
Ban đầu họ muốn Iran giảm toàn diện chương trình hạt nhân của và ngưng tất cả các chương trình làm giàu uranium. Đó thực sự là những gì Israel vẫn muốn.
Nhưng điều này đơn giản là không thực tế nếu muốn đạt được một thỏa thuận.


Thỏa thuận cho phép giám sát viên vào các cơ sở hạt nhân của Iran.

Thực ra các thoả thuận với Iran đã mặc nhiên nhấn mạnh những gì Iran luôn khẳng định, đó là họ có quyền hợp pháp cho một chương trình làm giàu uranium.
Các yêu cầu cần thiết khác cho một thỏa thuận sẽ đạt được là sự cần thiết có một điều khoản khống chế về thời gian theo đó chương trình hạt nhân và nghiên cứu của Iran sẽ được dỡ bỏ sau một thời gian nhất định.
Một lần nữa, một số người bảo thủ ở phương Tây có vẻ rất muốn những hạn chế này sẽ kéo dài vĩnh viễn – và đó chính là sự cản trở lớn nhất để đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
Nhưng với một thỏa thuận có thời hạn - kể cả khi kéo dài từ 10 đến 15 năm – người ta sẽ thấy có các câu hỏi về những gì xảy ra sau đó.
Iran sẽ có thể tiếp tục nghiên cứu hạt nhân của mình với một nền kinh tế mạnh mẽ hơn để hỗ trợ chương trình này. Các nhà phê bình sẽ xem điều này như hồi chuông báo động.
Nhưng những người ủng hộ thỏa thuận này sẽ lập luận rằng qui chế giám sát và kiểm tra là đủ hà khắc để tạo sự tin tưởng về những gì Tehran đang làm. Và lúc đó - có lẽ - mối quan hệ rộng lớn hơn giữa Iran và các nước láng giềng và với phương Tây sẽ được cải thiện.
Iran cũng đã nhượng bộ. Họ chấp nhận một mức độ kiểm tra lớn hơn đối với bất kỳ nước nào, trừ những nước chiến bại. Đó là chấp nhận những điều khoản hạn chế về thời gian đối với các hoạt động hạt nhân của mình và việc nghiên cứu trong một giai đoạn đáng kể.
[h=2]Khó khăn phía trước[/h]Điều quan trọng sẽ là thực hiện thỏa thuận này, một khi Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Iran đã có tiếng nói của mình. Đây là một quá trình chứ không phải là một hành động đơn lẻ.
Có rất nhiều khía cạnh của thỏa thuận phức tạp này có thể gây ra vấn đề.
Iran phải thực hiện các bước khác nhau để củng cố và mở rộng các hạn chế mà họ chấp nhận đối với chương trình hạt nhân của mình vốn là điều kiện chính của việc giảm nhẹ các biện pháp trừng.


Thỏa thuận được đón nhận tại Iran như một thắng lợi.

Quá trình này sẽ chạy trơn tru? Iran rõ ràng không có lợi gì nếu đánh trống bỏ dùi ở giai đoạn này.
Việc kiểm tra và xác minh trên thực tế sẽ được thực hiện ra sao? Chẳng hạn cái gọi là "toàn quyền giám sát" của các thanh tra quốc tế đến các địa điểm quân sự như vậy là đủ không?
Nhưng giả sử mọi chuyện không diễn ra theo thỏa thuận và có những hoạt động của Iran làm tăng sự nghi ngờ. Làm thế nào nó có thể dễ dàng tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nào đó?
Và những gì có thể tác động đến khía cạnh này của thỏa thuận trong bối cảnh có rạn nứt ngày càng tăng giữa Nga và phương Tây?
Cộng đồng quốc tế cũng cần phải hiểu nhiều hơn về các hoạt động hạt nhân trong quá khứ của Iran, đặc biệt là hoạt động "có định hướng quân sự". Cơ Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA), đã ký kết cái gọi là lộ trình để làm rõ hồ sơ dày này vào cuối năm 2015.
Giới chỉ trích sẽ nói rằng Iran đã từng có những cam kết tương tự trong quá khứ chỉ để rồi không tôn trọng lời hứa.
[h=2]Trì hoãn khủng hoảng?[/h]Những người ủng hộ thỏa thuận này sẽ lập luận rằng trong khi dữ kiện quá khứ là quan trọng thì những gì sẽ xảy ra trong tương lai là quan trọng nhất.
Các chuyên gia kiểm soát vũ khí cho rằng trong thỏa thuận này là đủ hữu ích để thực hiện. Giới chỉ trích có thể nói rằng thỏa thuận này chỉ đơn giản là "mua thời gian" khiến chương trình hạt nhân của Iran trở nên bất an và trì hoãn bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cho khoảng từ 10 tới15 năm.
Xét về tình trạng hiện nay ở Trung Đông, việc trì hoãn có vẻ là tốt vào lúc này.
Thỏa thuận này đã nhắm sát đến chương trình hạt nhân của Iran. Nhưng chế độ Iran sẽ không thay đổi một sớm một chiều.
Mớ bùng nhùng về chính sách đối ngoại của họ ở Syria, Iraq, Lebanon và Gaza - nhiều việc trong số đó bị phương Tây xem là bất lợi - sẽ tiếp tục.
Nhiều người tự hỏi việc có thỏa thuận này có nghĩa là người ta có cần phải có các cuộc đàm phán thêm về các vấn đề an ninh rộng hơn của khu vực hay không trong bối cảnh Iran nay là một trong các nước lớn trong bàn đàm phán.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top